Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 60 - 67)

Rau Sắng:

Rau Sắng là cây ra hoa kết quả tƣơng đối đều, hầu nhƣ năm nào cũng cho quả. Năm sai quả phụ thuộc vào thời tiết và chu kỳ sai quả. Rau Sắng còn là cây bản địa đa tác dụng có hoa đơn tính khác gốc. Quả rau Sắng sau khi quả chín hạt tự rơi xuống đất, bởi vậy tái sinh của rau Sắng rất thuận lợi về nguồn hạt giống, khi hạt rơi xuống nảy mầm ngay sau 1 thời gian ngắn, hoặc phát tán đi xa do các loài chim thú hoặc phát tán nhờ độ dốc nhƣng quả rau Sắng có màu đỏ, vị chua hấp dẫn một số loài chim, thú ăn hại. Những nơi có cây mẹ rau Sắng nảy mầm với mật độ rất cao xung quanh gốc cây mẹ. Số lƣợng đo đếm đƣợc:

+ Phía dƣới gốc theo mái dông núi: Cao từ 20cm – 1.2m (tuổi 2- 6) - Cách gốc cây mẹ 2 m: 7 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 8 m: 25 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 14 m: 5 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 20 m: 2 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ > 20 m không thấy có cây con mới tái sinh + Phía Trên gốc theo mái dông núi:

- Cách gốc cây mẹ 2 m: 1 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 8 m: 2 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 14 m: không thấy có cây con tái sinh + Ngang với gốc cây về 2 phía:

- Cách gốc cây mẹ 2 m: 4 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 8 m: 1 cây/m2

- Cách gốc cây mẹ 14 m: 2 cây/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy ta có thể nhận xét Rau Sắng có khả năng tái sinh hạt tại nơi có cây mẹ là rất tốt. Độ dốc có ảnh hƣởng lớn tới mật độ tái sinh của loài rau Sắng dƣới gốc cây mẹ trong tán rừng. Ngoài tái sinh hạt, khả năng tái sinh chồi cũng rất mạnh, những cây ra chồi và lá non sau khi hái ngọn tái sinh rất mạnh vào mùa sinh trƣởng. Hầu hết các cây mọc tự nhiên đều đã qua khai thác (theo kinh nghiệm của ngƣời dân nếu hái chồi đều đặn thì cây sẽ ra nhiều chồi khác liên tục, còn không hái ngọn cây chỉ ra 2 - 4 lần trong 1 năm).

(Ảnh: Rau Sắng tái sinh tại vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn) Vật hậu học:

Rau Sắng thƣờng ra hoa vào tháng 2 - 4, nhƣng ở Võ Nhai - Thái Nguyên chúng tôi gặp Rau Sắng ra hoa và quả vào tháng 11. Rau Sắng rất sai hoa, thƣờng chín vào tháng 6 - 7. Khi quả chín sẽ phát tán do động vật, hoặc rụng tại chỗ. Các ô điều tra cây tái sinh ở Bắc Kạn, Thái Nguyên cho thấy: Rau Sắng con tái sinh tập trung nhiều quanh Rau Sắng mẹ, bán kính 15 - 20m. Điều đó chứng tỏ Rau Sắng không thể phát tán gieo giống đi quá xa vùng phân bố của chúng. Chúng tôi tiến hành cân trọng lƣợng 1.000 hạt khô là 4,17kg/ 1.000 hạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Rau Sắng thƣờng mọc tự nhiên trong các khu rừng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, hỗn loài với các loài cây Trám trắng. Trúc sào. Ô rô, thị đá... và một số các loài rau khác, chúng tôi lập các ô tiêu chuẩn để đo đếm các loài cây xung quanh nhƣ sau:

Bảng 4.1: Phân bố rau Sắng với các các loài rau tại khu vực nghiên cứu

ÔTC Loài rau 1 2 3 4 5 6 7 8 Rau Sắng x x x x x x Giảo Cổ Lam x x x x Ngót leo x x x x Rau Dớn x x Tre Mai rừng x x Nứa x x x x Trúc Sào x Củ mài x x Sấu x Trám Ba cạnh Trám Trắng x Vầu đắng Rau gai x x x x

Trong các ô tiêu chuẩn đã lập đều thấy sự xuất hiện của rau Sắng và một số loài rau mà ngƣời dân thƣờng sử dụng. Sự xuất hiện rau Sắng và các loài khác trong ô có sự khác nhau. Qua điều tra thực địa có thể nhận xét: Tại khu vực nghiên cứu rau Sắng là loài có sự xuất hiện nhiều nhất trong các loài rau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

mọc trong khu vực. Chúng xuất hiện gần nhƣ trong tất cả các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu.

Chúng tôi tiến hành điều tra trong các trạng thái rừng khác nhau thấy đƣợc hầu hết trong các trạng thái rừng đều có rau Sắng xuất hiện. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.2: Điều tra rau Sắng ở các trạng thái, cấu trúc rừng

Trạng

thái Cấu trúc Tổ thành loài cây chính (tầng cao)

các loài cây (cây bụi, thảm tƣơi)

Ic

Cây bụi

Đao, Cỏ Lào,Cúc Dại, Bọt ếch, Tame, Bòn bọt, Đơn nem, Rất lá nhỏ, Lấu, Trọng đũa, rau Gai, Ké đầu ngựa, Bỏng nổ, Bò Khai, Nứa, Sói rừng, Bồ cu vẽ, Ké hoa đào, Kim sƣơng, Quýt rừng, Mai rừng.

Thảm tƣơi Dƣơng xỉ, cỏ Rác, Sa nhân, Quyển bá, Giảo cổ lam, Ngót leo, củ Mài, Ráy, Càng cua, Dớn, lá Lốt, Quai ba lô, Bòng bong, Cháy rừng, dây Mài, Mã tiền.

IIa

Cây bụi Cỏ Lào, Ta me, Kim sƣơng, Bòn bọt, Đao, Bồ co vẽ, Bòn bọt, rau Gai, Bọt ếch, Bò Khai, Lấu, Ngót leo. Thảm tƣơi

Dƣơng xỉ, Sa nhân, Quyển bá, Ráy, Nƣa, dây Hƣơng, Giảo cổ lam, Ngót leo, củ Mài, lá Lốt, Ngót leo, dây Mài, Càng cua, cỏ Rác, Thài lài.

IIb

Tầng cao

2.4SE + 0.8RS + 0.8SA + 0.8VN + 0.5KH + 0.5MU + 0.5NG + 0.5SU + 0.5TB + 0.5TL + 0.5TV - 0.3LH - 0.3MR - 0.3ML - 0.3NN - 0.3VT.

Sếu, Rau Sắng, Sảng, Vông Nem, Kháo, Muồng, Nghiến, Sụ, Thích bắc bộ, Trai lý, Trƣơng vân, Lát hoa, Me rừng, Mò lá tròn, Nhớt nháo, Vối thuốc.

Cây bụi Đao, Cỏ lào, Lấu, Bòn bọt, Cúc áo, Trúc sào, Bò Khai.

Thảm tƣơi Quai ba lô, Sa nhân, Bòng bong, Cỏ rác, Càng cua, Mã tiền, Dƣơng xỉ thƣờng, Sa nhân, Ngót leo.

IIIa1và IIIa2 (OTC 2)

Tầng cao

1.1KL 1.1NG + 0.8LM +0.8TL + 0.5DR + 0.5MO + 0.5SA + 0.5SE + 0.5SU + 0.5TN + 0.5TD - 0.3DD - 0.3DN - 0.3SA - 0.3SU - 0.3TB - 0.3TM - 0.3TV+ 0.6LK.

Kháo lá nhẵn, Nghiến, Lòng mang cụt, Trai lý, Dâu rừng, Mọ, Sấu, Sếu, Sung, Thành ngạnh, Thị đá, Dâu da xoan, Đỏ ngọn, Sảng, Sui, Thôi ba, Thổ mật, Trƣơng vân, loài khác.

Cây bụi Đao, Cỏ lào, Bồ cu vẽ, Tame, Bòn bọt, Cúc áo. Thảm tƣơi Nƣa, Cỏ rác, Quyển bá, Sa nhân, Dƣơng xỉ, Ráy. IIIa3

(OTC5) Tầng cao

1.6TL 1.4LM 1.4NG 1TD + 0.6OR + 0.6NL + 0.6SU -0.4LA - 0.4SA - 0.4VN - 0.2LH - 0.2QT - 0.2SD - 0.2TB - 0.2TM - 0.2VT - 0.2XT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trạng

thái Cấu trúc Tổ thành loài cây chính (tầng cao) các loài cây (cây bụi, thảm tƣơi)

Trai lý, Lòng mang cụt, Nghiến, Thị đỏ, Ô rô, Nhọc lá nhỏ, Sụ, Lai, Sảng, Vông nem, Lát hoa, Quyếch tía, Sến đất, Thôi ba, Thổ mật, Vối thuốc, Xoan ta.

Cây bụi Đao, Cỏ lào, Cúc áo, Bọt ếch, Tame, Bòn bọt, Bò Khai, rau gai, Nứa, Tre mai rừng.

Thảm tƣơi Ráy, Dƣơng xỉ, Càng cua, Cỏ rác, Cỏ tre, Quyển bá.

- Thảm tƣơi: Rau Dớn, Dƣơng xỉ thƣờng, Ráy, Môn dại, Móng ngựa, các loài Quyển bá.

- Các loài cây tầng cao ở trạng thái IIb: Trƣơng Vân, Lòng Mang cụt, Vông Nem, Trám Trắng, rau Sắng, …

- Các loài cây tầng cao ở trạng thái IIIa1,2,3: Kháo, Sảng, Lòng Mang cụt, Thị đá, Nghiến.

Những loài cây bụi thƣờng gặp trong các trạng thái rừng có rau Sắng phân bố gồm một số loài mọc phổ biến: Cỏ lào, Bòn bọt, Lấu, Kim Sƣơng, Mật sạ.

Loài thảm tƣơi có số lƣợng lớn hay gặp: Quyển bá, Dƣơng xỉ thƣờng, cỏ Rác, Sa nhân, Ráy, Khoai nƣa,...

Các loài cây thân thuộc mọc cùng các rau Sắng là những cây đặc trƣng phân bố nhiều ở vùng núi đá vôi, mà điển hình là các loài: Lòng Mang cụt, Nghiến, Trám Trắng, Ô rô, Thị đá ...

Bò Khai:

Dây Bò khai mọc rất nhanh, hầu nhƣ ra chồi, mọc lá mới quanh năm, chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ quá thấp. Hoa mọc trên các chồi cũ hoặc trên thân già. Tháng tƣ, bắt đầu mùa mƣa, cụm hoa xuất hiện ở phía đầu cành với các hoa nhỏ; tháng 7-9 là mùa quả, nhƣng quả có thể tồn tại trên cây đến tận mùa hoa năm sau. Khi chín quả mọng, trông giống quả xoan ta, nhƣng hơi nhỏ hơn và màu vàng tƣơi hay đỏ. Cây ra chồi rất mạnh. Để có nhiều ngọn non,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tháng 2-3 cần phát các cành già. Sau khi bị phát đốt, đến mùa sinh trƣởng, rau Bò Khai thƣờng ra rất nhiều chồi non, gặp điều kiện thuận lợi nhƣ mƣa nhiều chồi lớn rất nhanh dƣới tán rừng nên tại một số chợ quanh VQGBB đƣợc ngƣời dân bán rất nhiều, chất lƣợng rau khá tốt.

Do Bò khai là loại dây leo trong rừng nên chúng tôi đã tiến hành đo độ tàn che dƣới tán rừng để xác định mức độ phát triển của Bò khai:

Bảng 4.3: Đo độ tàn che dƣới tán rƣ̀ng

Stt

OTC Địa điểm đo điểm (%) Ghi chú

Ba Bể Võ Nhai

1 8 60

2 0 40 OTC 2 ở Ba Bể không có tầng cây cao

3 41 26 4 75 28 5 60 60 6 60 30 7 92 10 8 12 46 9 12 40 10 70 75 11 76 70 12 22,4 54 13 21 63 14 40 51 15 55 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

16 64 0 OTC 16 ở Võ Nhai không có tầng cây cao

17 45 47

BQ 44,32 44,59

Qua bảng đo đếm chúng tôi nhận thấy rằng Bò Khai là loại dây leo phát triển ở dƣới tán rừng có độ tàn che từ 30 đến 70%. Nhƣng ở những nơi đất trống hoặc những nơi cây đổ chúng tôi vẫn gặp Bò khai phát triển bình thƣờng. Vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra những cây sống xung quanh, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.4: Các loài cây sống quanh Bò Khai

STT. ÔTC

Độ cao (m)

Trạng

thái Các loài cây

Ghi chú

3,4 400,450 Ic

Rau Sắng, Bò Khai, Rau Gai, Ngót Leo, Tre Mai Rừng, Giảo Cổ Lam, Nứa, Dớn, Rau Gai, Mài

1,6,7 305,320,320 IIa

Trám Trắng, Bò Khai, Ngót Leo, Giảo Cổ Lam, Sấu, Rau Sắng, Rau Gai, Mài, Nứa

8 242 IIb Rau Sắng, Bò Khai, Trúc Sào, Ngót

Leo

2,5 400,440 IIIa1 Rau Sắng, Bò Khai, Rau Gai, Nứa,

Tre Mai Rừng

440 IIIa2,3 Rau Sắng, Bò Khai, Rau Gai, Tre

Mai Rừng

- Ở trạng thái Ic, IIa, IIb và các loài rau thƣờng gặp gồm các loài ở dạng dây leo là chính.

- Các trạng thái IIIa1,2,3 mọc lác đác các loài ở dạng sống dây leo cùng các loài cây thân gỗ cho các sản phẩm làm rau nhƣ: Lá, hoa, quả là loài: Rau Sắng, Trám, Mai rừng, Trúc sào,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ở các độ cao khác nhau từ 165m tới 500m so với mặt nƣớc biển và trong tất cả các trạng thái rừng trong khu vực tiến hành nghiên cứu đều xuất hiện Bò Khai.

Rau Dớn:

Cây rau Dớn chịu đất ẩm, chịu ánh sáng, mọc tập trung ở bờ khe suối, ở cửa rừng. Rau dớn chịu độ cao có thể trên 2.000m rau dớn vẫn sinh trƣởng phát triển bình thƣờng. Nếu cứ để phát triển bình thƣờng mỗi khóm nhỏ chỉ mọc lên 1 - 3 lá mới mỗi năm, nhƣng khi lá non bị hái, lại mọc lên lá non mới thay thế ngay. Trong khoảng 1 tuần lá non (tua cuốn) có thể dài ra đƣợc 20 cm, trung bình mỗi ngày dài thêm 2 đến 3 cm. Lá non phát triển mạnh nhất vào khoảng từ tháng 3 - 7. Rau dớn sinh sản bằng bào tử, phát tán nhờ gió và nẩy mầm ở môi trƣờng nƣớc. Nhƣng nếu ta tách thân mầm ra trồng thì cây rau dớn vẫn phát triển bình thƣờng.

Rau dớn sinh trƣởng ở nhiều trạng thái rừng, chúng tôi tiến hành điều tra ở nhiều trạng thái rừng đều thấy xuất hiện rau dớn. Đặc biệt là những nơi bãi soi ven sông suối, rau dớn mọc thành những đám lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)