Luật thuế GTGT sau những năm ban hành đã đạt được những thành tựu nhất định. Nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn thu lợi nhuận với các mức thuế suất khác nhau, linh hoạt, tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần tạo nguồn thu khơng nhỏ và ổn định cho ngân sách nhà nước. Với những quy định về mức thuế suất (đặc biệt mức thuế suất 0%), khấu trừ thuế GTGT đầu vào, hoàn thuế GTGT đã làm giảm giá cả HHDV trên thị trường nâng cao sức cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh. Theo kinh nghiệm cải cách hệ thống thuế của các nước có nền kinh tế đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi đã khẳng định thuế GTGT là nguồn thu quan trọng nhất trong các nguồn thu từ thuế với diện chịu thuế rộng, cơ chế khấu trừ và hoàn thuế minh bạch, đơn giản.
Việt Nam hiện đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên chính sách thuế GTGT đã từng bước đơn giản, rõ ràng, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế. Công tác thuế được chuyển đổi sang cơ chế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế GTGT. Người nộp thuế căn cứ vào các quy định của luật thuế GTGT để xác định nghĩa vụ nộp thuế của mình và tự nộp thuế GTGT theo tờ khai thuế vào ngân sách nhà nước. Lúc này, Nhà Nước đóng vai trị là người quan sát những người nộp thuế, họ phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc kê khai số thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Hằng năm, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát việc kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp, nếu phát hiện có vi phạm tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là phương pháp quản lý thuế hiện đại được hầu hết các nước áp dụng, nó loại bỏ tình trạng thỏa thuận, thương lượng giữa cơ quan thuế với người nộp thuế. Từ đó tạo được niềm tin, tính tự chủ, ý thức tự nguyện của người nộp thuế. Đặc biệt, phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp chiếm ưu thế nhất khi tính thuế GTGT. Đây là phương pháp vừa đảm bảo công bằng, vừa dễ thực hiện và là phương pháp được nhà nước khuyến khích áp dụng. Theo thống kê về “tình hình người nộp thuế còn hoạt động đến ngày 11/6/2009” của cục thuế TP.HCM, thì trên địa bàn thành phố hầu như các doanh nghiệp đều nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Có tổng cộng 98.007 doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tính đến ngày 11/6/2009. Trong đó, thành phần kinh tế thuộc về nhà nước có 1.053 doanh nghiệp; đầu tư nước ngồi có
1.688 doanh nghiệp; cơng ty trách nhiệm hữu hạn có 64.043 doanh nghiệp; cơng ty cổ phần có 11.946 doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân có 11.591 doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT (nguồn từ Cục thuế TP.HCM). Theo như thống kê này, thì đa số các doanh nghiệp đều nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để được khấu trừ và hoàn thuế. Và việc khấu trừ và hoàn thuế GTGT được các cơ quan thuế kiểm tra rất nghiêm ngặt, chúng được tiến hành theo trình tự luật định. Chúng ta có thể rút ra được những nguyên tắc khi nhà nước tiến hành khấu trừ thuế cho doanh nghiệp. Luật thuế GTGT quy định chỉ có thuế GTGT của HHDV mua vào dùng để sản xuất HHDV chịu thuế GTGT mới được khấu trừ và hoàn thuế đồng thời phải đáp ứng các điều kiện khấu trừ mà pháp luật quy định (có hóa đơn GTGT, theo quy định luật thuế GTGT năm 2008 phải có thêm điều kiện thanh toán qua ngân hàng). Vì vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh bán mặt hàng khơng chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp, cơ sở kinh doanh kinh doanh cả 2 loại HHDV chịu thuế và khơng chịu thuế thì việc tính thuế sẽ thực hiện như sau:
Nếu xác định rõ HHDV nào dùng cho sản xuất HHDV không chịu thuế GTGT
thì doanh nghiệp khơng được khấu trừ và chỉ tính khấu trừ thuế đối với HHDV chịu thuế GTGT;
Nếu không phân biệt được HHDV mua vào dùng cho loại nào thì căn cứ trên
tổng số thuế GTGT mua vào và tỷ lệ doanh số bán ra của hàng hóa chịu thuế và khơng chịu thuế. Việc phân bổ này được doanh nghiệp tự tạm tính và kê khai hàng tháng, cuối năm sẽ tự tính lại và phân bổ lại.
Qua hai cách tính như trên thì cách tính thứ nhất có vẻ rất rõ ràng nhưng cơ quan thuế khó kiểm sốt được, vì chỉ có doanh nghiệp mới biết rõ cái nào dùng cho HHDV chịu thuế GTGT, cái nào dùng cho HHDV không chịu thuế. Như vậy, doanh nghiệp dễ dàng hạch toán để được khấu trừ có lợi cho mình để giảm bớt số thuế phải nộp. Đây cũng là hình thức trốn thuế. Chính vì vậy, cần phải hạn chế tối đa những mặt hàng không chịu thuế GTGT, mở rộng diện chịu thuế, nó sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (được hoàn trả lại số thuế GTGT đầu vào khi mua HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh thông qua cơ chế khấu trừ thuế) và cơ quan quản lý thuế.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của Cục thuế TP.HCM thì năm 2008 Cục thuế đã hoàn thuế cho các doanh nghiệp với số tiền trên 3.000 tỷ đồng. Qua kiểm tra phát hiện số hoàn thuế không hợp lệ và đã thu hồi 8 tỷ đồng, một tỷ lệ rất nhỏ so với số được hoàn. Đặc biệt, trong thời gian qua tình trạng gian lận thuế nhằm chiếm đoạt
tiền hoàn thuế đã giảm. Chẳng hạn như trường hợp giả mạo hồ sơ xuất khẩu để xin hoàn thuế, do cơ quan thuế kiểm tra chặt chẽ việc thanh toán qua ngân hàng (chứng từ thanh toán tiền hàng của bên mua ở nước ngồi thanh tốn cho bên bán trong nước qua ngân hàng) đã giảm hẳn. Và các trường hợp gian lận tiền hoàn thuế hầu như giảm đi rất nhiều do công tác kiểm tra đối chiếu chặt chẽ của cơ quan thuế (đối chiếu chặt chẽ hóa đơn giữa bên mua và bên bán). Mặt khác, các vụ gian lận chiếm đoạt tiền hoàn thuế đã bị pháp luật trừng trị nghiêm minh (thường là án tù) nên kẻ gian cũng không dám làm liều như trước nữa. Điển hình, ngày 19 và ngày 20/8/2008, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án “lưu hành các giấy tờ có giá giả khác; sữa chữa, sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức; đưa hối lộ và nhận hối lộ” với 13 bị cáo. Bị cáo Nguyễn Khánh Sơn đã lập 11 công ty TNHH chỉ để mua, bán hơn 2.600 tờ hóa đơn GTGT khống với tổng giá trị ghi khống hơn 287 tỉ đồng. Trong vụ án này có bị cáo Nguyễn Thị M, 33 tuổi, làm nghề nấu ăn. Để được nhận nấu ăn cho cơng ty P thì phải cung cấp được hóa đơn bán hàng hợp lệ, nên bị cáo M đã nhờ một người quen mua giúp hóa đơn GTGT (hóa đơn thật) với thỏa thuận là trả cho người bán hóa đơn số tiền bằng đúng tiền thuế GTGT, tức bằng 10% trị giá các suất ăn. Từ tháng 11-2004 đến tháng 6-2005, bị cáo M đã mua tất cả 18 tờ hóa đơn ghi sẵn nội dung, có nguồn gốc từ 4 trong số 11 công ty do Nguyễn Khánh Sơn lập ra. Theo hồ sơ, sau khi được cơng ty P thanh tốn, bị cáo M chỉ giữ lại số tiền bằng trị giá các suất ăn đã nấu, cịn phần tiền thuế GTGT thì trả lại người đã cung cấp hóa đơn, khơng kiếm lợi đồng nào. Mặc dù vậy, bị cáo M vẫn bị VKSND TP.HCM truy tố theo khoản 3 điều 181 BLHS, với khung hình phạt là 10-20 năm tù giam. Nhưng nhờ có nhiều tình tiết giảm nhẹ tòa chỉ tuyên phạt 2 năm tù, được hưởng án treo22.
Vừa qua, liên tiếp 3 ngày 2, 3, 4/8/2008 Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt, khám xét nơi ở và làm việc của 11 đối tượng có hành vi chiếm đoạt tiền thuế GTGT, trong đó có 2 giám đốc thuộc công ty cổ phần cung ứng tàu tàu biển Quảng Ninh. Theo kết quả điều tra, từ năm 2005, 2006 và 2007, hai đơn vị cung ứng tàu biển Cửa Ơng và Hịn Gai thuộc Cơng ty cổ phần cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã mua bán hóa đơn GTGT để hợp thức hóa nguồn than đầu vào, tiền vận chuyển và xuất khẩu than sang Trung Quốc để chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT. Cơ quan điều tra xác định 8 đơn vị liên quan đến 400 hóa đơn GTGT để bán than khống sang Trung Quốc với số lượng khoảng 300.000 tấn than trị giá hơn 78 tỷ đồng trong đó có 75 tỷ đồng tiền hàng cịn 3,7 tỷ đồng là tiền hồn thuế GTGT. Ngoài 8 đơn vị liên quan đến 2 đơn vị
22
thuộc Công ty cổ phần cung ứng tàu biển Quảng Ninh cịn có 4 cơng ty hợp đồng vận chuyển 400 tấn than với 30 hóa đơn GTGT trị giá khoảng 18 tỷ đồng trong đó 17 tỷ đồng tiền hàng và 862 triệu tiền thuế GTGT23.
Như vậy, trong thời gian vừa qua các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT nhờ vào công tác kiểm tra, thanh tra chặt chẽ cùng với sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Đầu năm 2009, Luật thuế GTGT năm 2008 có quy định muốn được khấu trừ và hồn thuế GTGT thì phải có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng cũng ngăn chặn được nhiều gian lận, vì có quy định này thì cơ quan thuế dễ dàng kiểm tra được hầu hết các giao dịch kinh tế của các thành phần kinh tế.
Về các hình thức trốn thuế GTGT, hiện nay tồn tại phổ biến tình trạng người bán HHDV khơng xuất hóa đơn (khơng có thuế đầu ra để kê khai, nhưng thuế đầu vào thì khấu trừ đủ). Đây là hành vi thông đồng với người mua để trốn thuế, phổ biến nhất là những doanh nghiệp nhỏ, khơng có thương hiệu, những HHDV bán cho người trực tiếp tiêu dùng khơng cần hóa đơn. Cơ quan thuế hiện chưa có biện pháp nào hữu hiệu, chưa được pháp luật xử lý nghiêm. Đặc biệt là các hoạt động môi giới như môi giới kinh doanh bất động sản (đất đai, nhà cửa…), tư vấn pháp luật, nhà hàng ăn uống….mà khách hàng có chi trả tiền nhưng khơng cần lấy hóa đơn. Các hoạt động kinh doanh các mặt hàng cân, đong, đo, đếm (vật liệu xây dựng, sắt thép…) việc trốn thuế là rất phổ biến. Vừa qua, dư luận đang xôn xao vụ trốn thuế thơng qua việc lập 2 báo cáo quyết tốn chiếm đoạt 16 tỷ đồng của nhà nước. Theo tin tức đưa tin, lúc 9 giờ sáng ngày 2/6/2009, lực lượng Cảnh sát điều tra về tội phạm kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Nam đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Thạnh (1961), trú khối 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam là Giám đốc Công ty Nông dược Điện Bàn về hành vi trốn thuế. Theo hồ sơ điều tra ban đầu, hơn 10 năm qua với cương vị Giám đốc, ông Thạnh đã chỉ đạo bộ phận kế toán lập 2 hệ thống báo cáo quyết toán riêng lẻ nhằm thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền hơn 16 tỷ đồng. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Thạnh cịn có một số hành vi vi phạm pháp luật khác đang được cơ quan điều tra làm rõ, trong đó có tội cố ý làm trái và tham ô24.
23 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bat-11-doi-tuong-chiem-doat-tien-hoan-thue- GTGT/30244746/218/ 24 http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/850946/
Như vậy, phương pháp khấu trừ thuế GTGT là phương pháp chủ yếu khi các doanh nghiệp thực hiện thuế GTGT. Phương pháp này, có hóa đơn GTGT là quan trọng nhất, là chứng cứ chứng minh thuế đầu ra và thuế đầu vào, là cơ sở để Nhà nước khấu trừ và hồn thuế. Vì vậy, việc lợi dụng hóa đơn để thực hiện các hành vi gian lận thuế, trốn thuế vẫn ln xảy ra. Chính vì vậy, ngành thuế là ngành ln có nhiều hành vi sai phạm chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nuớc. Ngày 10/2/2009 Thanh tra Chính phủ vừa ban hành 3 kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế tại Tổng cục Thuế, Cục thuế TP Hà Nội, Cục thuế TP.HCM, qua đó phát hiện tổng sai phạm về tài chính lên đến 11.000 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.120 tỉ đồng, đề nghị xuất toán, loại ra khỏi giá trị quyết toán gần 327,7 tỉ đồng, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý trên 7.028 tỉ đồng. Về thuế GTGT, cơ quan thanh tra phát hiện sai phạm trên 88,3 tỉ đồng chủ yếu do doanh nghiệp kê khai sai thuế suất, kê khai thuế đầu vào không đủ điều kiện được khấu trừ, lập hồ sơ hồn thuế khơng đảm bảo đầy đủ quy định, tính tốn sai dẫn đến hồn thuế sai25. Như vậy, 88,3 tỷ sai phạm về thuế GTGT là tỷ lệ nhỏ so với tổng số 11.000 tỷ sai phạm về tài chính.
Hiện nay, các cơ quan chức năng luôn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngăn chăn kịp thời việc lợi dụng hóa đơn GTGT thực hiện các hành vi vi phạm. Và đó là lý do, cơ quan thuế luôn cảnh báo cho các doanh nghiệp khi làm ăn với các đối tác phải chú ý đến hóa đơn của cơng ty mà mình giao dịch, để đề phịng hóa đơn giả, doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hóa đơn. Năm 2007 có 555 doanh nghịêp bỏ trốn mang theo 17.629 hóa đơn, năm 2008 có 954 doanh nghiệp bỏ trốn mang theo 29.755 hóa đơn, 6 tháng đầu năm 2009 (từ ngày 01/01/2009 đến ngày 17/06/2009) đã có 220 doanh nghiệp bỏ trốn mang theo 7.112 hóa đơn (nguồn từ Cục thuế TP.HCM). Các báo cáo này có phản ánh đầy đủ tên những doanh nghiệp đang bỏ trốn, số seri hóa đơn (từ số…đến số), để các doanh nghiệp biết mà cảnh giác khơng giao dịch với những doanh nghiệp này, vì các doanh nghiệp được thống kê trong danh sách này thường là các doanh nghiệp thành lập khơng nhằm mục đích kinh doanh mà chủ yếu để mua, bán hóa đơn GTGT.
Vậy, qua thực trạng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT, ta thấy đây là phương pháp dễ thực hiện, được đa số các doanh nghiệp áp dụng khi nộp thuế GTGT. Và đây cũng là phương pháp dễ bị các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tiền nhà nước. Các cơ quan chức năng đã phát hiện được những sai phạm, tiến hành xử lý cũng như có những biện pháp phịng ngừa. Nhưng chúng ta không phủ nhận, phuơng pháp khấu trừ là phương pháp có nhiều ưu điểm song nó cũng có những bất cập khi áp dụng trong thực tiễn. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những bất cập đó, từ đó tìm ra hướng hoàn thiện
25
cho những bất cập này, cũng như hướng hoàn thiện cho phương pháp khầu trừ thuế GTGT, để nó trở thành phương pháp tối ưu khi tính thuế GTGT.