2.2 Những vướng mắc về phương pháp khấu trừ thuế GTGT
2.2.2 Những vướng mắc về khấu trừ thuế GTGT và hướng hoàn thiện
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT là phương pháp tối ưu khi khi tính thuế GTGT, nó có cách tính tương đối chính xác, dễ hiểu và rõ ràng. Nhưng luật thuế GTGT hiện hành có quy định hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và tính trực tiếp trên thuế GTGT. Điều này đã, đang và sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các cơ sở kinh doanh khi cùng tham gia thị trường nhưng lại có cách tính thuế và hưởng chế độ khấu trừ khác nhau. Thêm vào đó, phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khơng phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thuế. Đây chỉ là thể hiện cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện. Phần lớn các cơ sở kinh doanh đang áp dụng phương pháp tính trực tiếp này đều khơng thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Do vậy, trong thực tiễn các cơ quan thuế thường xác định GTGT thông qua việc ấn định tỷ lệ GTGT hoặc ấn định doanh thu. Có trường hợp do xác định GTGT khá cao, dẫn đến mức nộp thuế GTGT trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, nên các cơ sở kinh doanh có xu hướng kê khai doanh thu thấp hơn thực tế rất nhiều để trốn thuế. Mà hiện nay vẫn còn số lượng lớn người nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT do đặc điểm đặc thù của Việt Nam còn nhiều các chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ, nên khơng thể thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ. Chính vì vậy, mà những người nộp thuế theo phương pháp này sẽ khơng được khấu trừ và hồn thuế vì khơng có hóa đơn GTGT. Đây là điều bất hợp lý, vì xét về bản chất nộp thuế theo phương pháp nào thì cũng đều thơng qua hoạt động mua bán hàng hóa, cũng tạm nộp thuế GTGT đầu vào, mà chỉ có trường hợp có hóa đơn GTGT mới được khấu trừ và hồn thuế. Đây là quy định hồn tồn khơng hợp lý, khơng đảm bảo được lợi ích chính đáng của các thành phần kinh tế.
Trong luật thuế GTGT có quy định thuế GTGT đầu vào của HHDV sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và khơng chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp khơng hạch tốn riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của
HHDV28. Nhưng việc xác định tỷ lệ phân bổ thuế GTGT như vậy vẫn chưa hợp lý, chỉ
đảm bảo phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng HHDV đồng thời cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Trên thực tế thì khả năng doanh nghiệp chỉ tiêu thụ HHDV chịu thuế GTGT hoặc HHDV khơng chịu thuế GTGT vẫn có thể xảy ra, lúc đó việc phân bổ theo tỷ lệ % như vậy sẽ không đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp. Nếu trong kỳ tính thuế GTGT, doanh nghiệp tiêu thụ được HHDV thuộc diện chịu thuế GTGT thì về ngun tắc tồn bộ số thuế GTGT đầu vào sẽ được doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế GTGT phải nộp. Điều này không hợp lý, vì nguyên vật tư mua về không chỉ dùng sản xuất hàng chịu thuế GTGT mà được sử dụng cho cả hàng không chịu thuế GTGT. Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp chỉ tiêu thụ được HHDV khơng chịu thuế GTGT, thì tồn bộ số thuế GTGT đầu vào không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT mà sẽ hạch tốn vào chi phí sản xuất. Đây cũng là điều bất hợp lý, vì tồn bộ ngun vật liệu mua về dùng cho cả 2 sản phẩm, trong khi đó đối với hàng hóa chịu thuế GTGT pháp luật quy định việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào không phân biệt đã xuất dùng hay cịn ở trong kho, khơng phụ thuộc vào sự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Tại điểm 2.1, Mục II, Phần C, Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007, hướng dẫn: "Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT vừa HHDV không chịu thuế GTGT nhưng khơng hạch tốn riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số bán ra của HHDV chịu thuế GTGT và tổng doanh số bán HHDV trong kỳ". Như vậy, nếu áp dụng theo quy định này, vấn đề đặt ra là việc khấu trừ thuế GTGT đối với tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thực hiện như thế nào cho thống nhất: có được khấu trừ hay phân bổ; trong trường hợp tài sản cố định này chỉ tham gia vào sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa khơng chịu thuế thì sẽ tiến hành khấu trừ như thế nào. Tại điểm 1b, điều 12, luật thuế GTGT năm 2008, có quy định “trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và khơng chịu thuế GTGT thì được khấu trừ tồn
28
Xem tiết c.2, điểm 1.2 khoản 1, mục III, phần B TT 129/2008/TT- BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành NĐ 123/200/NĐ- CP ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT
bộ.” Như vậy, quy định luật thuế GTGT lần này đã một phần tháo gỡ được vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc khấu trừ thuế GTGT đối với tài sản cố định. Nhưng đây là những quy định cần được giải quyết một cách thấu đáo, chặt chẽ hơn nữa. Cần phải giải quyết nội dung liên quan đến tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và khơng chịu thuế GTGT. Nó bao gồm các vấn đề như: căn cứ xác định tài sản cố định loại này (chỉ cần tài sản cố định liên quan đến nhóm hàng hóa, dịch vụ cung cấp hay chỉ xác định theo tỷ trọng doanh thu giữa 2 loại chịu thuế và không chịu thuế, tỷ trọng này là bao nhiêu…); nên hay không nên quy định khấu trừ toàn bộ, khấu trừ ngay sau khi doanh nghiệp nhận được tài sản cố định hay chia ra nhiều kỳ. bởi vì tài sản cố định vốn dĩ có đặc trưng là tham gia nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh, số thuế GTGT đầu vào lớn. Đây là những vấn đề rất có ý nghĩa đối với việc quản lý tài sản cố định trong việc chuyển mục đích sử dụng hay nhượng bán
sau này29. Vì vậy, cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề, hướng
dẫn doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc khấu trừ đối với tài sản cố định.
Theo quy định luật thuế GTGT năm 2003, để được khấu trừ và hồn thuế GTGT thì người nộp thuế phải có hóa đơn GTGT khi mua HHDV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu. Nay theo quy định luật thuế GTGT năm 2008, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào ngồi điều kiện trên thì phải có thêm chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Quy định này một mặt giúp ngăn ngừa các gian lận về thuế GTGT, một mặt góp phần thúc đẩy thanh tốn qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế, giúp nhà nước kiểm soát tốt hơn các hoạt động kinh tế. Xét trên góc độ kỹ thuật lập pháp, quy định thanh toán qua ngân hàng trở thành điều kiện để khấu trừ, hồn thuế có tác động làm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp, nhưng lợi ích to lớn hơn là việc giảm thiểu rủi ro bắt nguồn từ tờ hóa đơn đỏ. Vì thực tế vừa qua đã xảy ra tình trạng hóa đơn “thật” mà nội dung “giả”, nhiều doanh nghiệp làm ăn đứng đắn bị oan khi có các hóa đơn qua xác minh phát hiện là của các doanh nghiệp bỏ trốn. Chính vì vậy, quy định điều kiện thanh tốn qua ngân hàng sẽ làm giảm thiểu tình trạng này. Song quy định này đã có những ý kiến khác nhau từ ủy ban Tài Chính - Ngân sách, cũng có phát sinh nhiều vướng mắc cần có biện pháp khắc phục. Đa số tán thành nhưng có ý kiến e ngại quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi các dịch vụ ngân hàng không tốt. Thực tế cho thấy, những dịch vụ thanh toán khơng dùng tiền mặt cịn nhiều bất cập, mới chỉ chuyện chi trả lương qua ATM đã rắc rối, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy, vấn đề đáng lo ngại ở đây là tính khả thi, khi kinh tế tiền mặt cịn khá phổ biến. Người dân thường có thói quen mua,
29
Nguyễn Bá Phú, Cục thuế Thanh Hóa (2008), “Luật thuế GTGT 2008: Một số lưu ý trong hướng dẫn thi hành”,
bán và thanh tốn bằng tiền mặt, đơi khi hai việc này không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời, có trường hợp trả tiền ngay, hoặc gối đầu hoặc trả tiền trước nhận hàng sau hoặc ngược lại. Có thể một lần trả cho nhiều chuyến hàng, có thể một chuyến hàng trả bằng nhiều lần. Với thực tiễn mua, bán và thanh toán đan chéo như thế thì việc tiến hành thanh toán qua ngân hàng cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta chỉ có 41 tổ chức ngân hàng, đa số thuộc loại trung bình và nhỏ trong khu vực, công nghệ và mạng lưới chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng được hưởng ưu đãi về thuế. Vì vậy, quy định này cần phải được hướng dẫn một cách thấu đáo, dự báo trước được và có hướng xử lý khi có những tình huống xảy ra mà luật khơng quy định hết. Nhưng phải nói rằng, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đã và đang ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, hợp tác kinh doanh với các tổ chức kinh tế thế giới thì phải nhanh chóng hịa nhập với thế giới mà thanh tốn qua ngân hàng ở nước ngồi là điều tất yếu. Nên việc quy định điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải thanh tốn qua ngân hàng là phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì thế mà có rất nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được thực hiện thanh tốn qua ngân hàng, có thể giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí. Nếu quy định này có lộ trình thực hiện tốt sẽ giáo dục cho toàn thể nhân dân biết phương pháp hạch toán và sử dụng qua ngân hàng để tránh sử dụng tiền mặt quá nhiều trong xã hội. Song, quy định này cũng có những điểm bất cập và có sự phản ánh gay gắt của các doanh nghiệp. Từ khi có quy định này đã có ít hất hai bài báo ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gịn Giải phóng 6-5-2009 và Người lao động 8-5-2009) phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp do phải áp dụng thêm điều kiện thanh toán qua ngân hàng trong việc khấu trừ và hoàn thuế GTGT đối với những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng. Đây là một quyết định hành chính mang tính áp
đặt và khiên cưỡng30. Lý do vì sao mà những doanh nghiệp này phản ánh một cách gay
gắt như vậy. Vì rất nhiều lý do:
Họ cho rằng quy định này là không phù hợp với BLDS năm 2005. Tại điều 6
BLDS 2005 có quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào”. Theo những nhà doanh nghiệp này, họ cho rằng trong quan hệ mua, bán các bên có thể thỏa thuận việc mua, bán với tinh thần thiện chí trung thực, hợp tác lẫn nhau cùng có lợi, có thể thỏa thuận với nhau vế tất cả các vấn đề mà hai bên cùng hướng tới. Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Theo luật thuế GTGT hiện hành, cơ chế
30
quản lý thuế được xây dựng trên cơ sở chế độ phát hành và sử dụng hóa đơn
GTGT rất chặt chẽ. Hóa đơn GTGT được coi là chứng từ pháp lý xác định việc mua bán HHDV cũng là chứng từ xác định thuế đầu ra mà bên bán phải nộp, cũng như thuế đầu vào mà bên mua được khấu trừ. Cơ quan thuế quản lý việc phát hành và sử dụng hóa đơn GTGT thơng qua: thủ tục bán hóa đơn cho doanh nghiệp; chế độ lập và gửi tới cơ quan thuế các bản kê khai thuế hàng tháng, trong đó có các bản kê khai hàng bán, hàng mua với những thơng tin chi tiết từng hóa đơn, từ ký hiệu và số hiệu tờ hóa đơn đến tên, địa chỉ, mã số thuế bên bán, bên mua, từ số lượng, đơn giá đến thuế suất và số thuế GTGT của lơ hàng. Cuối mỗi tờ khai đều có cam kết kê khai đúng sự thật và chịu trách nhiệm nếu có gian dối. Chỉ cần qua hai biện pháp trên, thì cơ quan thuế đã có đủ dữ liệu để theo dõi hóa đơn GTGT từ khi hóa đơn trắng được xuất ra khỏi cơ quan thuế đến khi từng tờ được bên bán phát hành cho bên mua và được báo cáo kịp thời với cơ quan thuế, cả từ phía người bán và phía người mua. Nên khi có gì nghi ngờ về hóa đơn này, chỉ cần trao đổi thông tin nội bộ giữa các cơ quan thuế, qua mạng internet hoặc bằng văn bản, mọi nghi ngờ sẽ được xác minh, mọi gian lận, nghi ngờ nếu có sẽ bị phát hiện. Mà theo quy định luật thuế GTGT năm 2008 muốn được khấu trừ thì buộc doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ thanh tốn qua ngân hàng để chứng minh về tính trung thực của tất cả các hóa đơn đã kê khai. Áp dụng quy định này, các doanh nghiệp cho rằng cơ quan thuế không tin tưởng vào các bản kê khai thuế của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, gian lận trong khấu trừ và hồn thuế GTGT là có thật, song nó cịn rất nhỏ so với khỏang 350.000 doanh nghiệp như hiện nay. Cho nên, nếu áp đặt các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định mới này, họ cho rằng là trái với tinh thần của nguyên tắc “thiện chí trung thực” của BLDS, trái với ngun tắc “suy đốn vơ tội” được áp dụng rộng rãi trong tư pháp quốc tế. Nó cũng trái với tinh thần của chế độ doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp thuế, trong đó cơ quan thuế chỉ kiểm tra, xác minh việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, nếu có phát hiện vi phạm thì tiến hành xử lý. Như vậy, các doanh nghiệp từ lâu đã quen với việc thực hiện thuế GTGT như nói ở trên, hóa đơn GTGT là bằng chứng xác thật nhất để chứng minh thuế GTGT đầu vào và đầu ra làm cơ sở cho việc khấu trừ và hồn thuế GTGT. Nên, có quy định mới về việc phải có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng làm họ gặp khó khăn và nhất thời khơng thích ứng ngay được. Vì vậy, để quy định này được thực thi thiết nghĩ cần phải có thời gian để những người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ biết và thực thi. Đồng thời, phải tổ chức những buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật, phổ biến những văn bản có liên quan đến quy định này đến các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp nắm bắt được mà thực hiện cho đúng.
Quy định thêm về điều kiện khấu trừ thuế GTGT lần này vi phạm quyền tự chủ
của doanh nghiệp. Lý do đặt thêm điều kiện thanh toán qua ngân hàng được giải thích là