II. HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO PHÁP LUẬT
2.2. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị nghiêm cấm
2.2.1. Hành vi lạm dụng nhằm củng cố, duy trì quyền lực
Đây là nhóm hành vi tác động đến người tiêu dùng một cách gián tiếp thông qua các phương thức loại bỏ đối thủ cạnh tranh; ngược lại, hành vi lạm dụng khai thác quyền lực độc quyền tác động đến khách hàng trực tiếp bằng nhiều cơ chế như giá cả, sản lượng và các điều kiện giao dịch.63 Trong pháp luật Việt Nam, nhóm hành vi lạm dụng nhằm củng cố, duy trì quyền lực độc quyền bao gồm hai hành vi: (i) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; và (ii) Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
2.2.1.1. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dƣới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh (định giá hủy diệt)
Có thể nói, giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Ngồi việc khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp ln khơng ngừng tìm kiếm phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu của mình. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cuộc ganh đua về chất lượng, giá cả, thị phần và hiệu quả kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp độc quyền thực hiện hành vi định giá hủy diệt, “doanh nghiệp đã tạo ra một môi trường cạnh tranh về khả năng chịu lỗ”64. Điều này đi ngược lại với các quy luật kinh tế và mục tiêu tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh mà Nhà nước đã đề ra.
60 Một vài ví dụ như Luật Cạnh tranh Canada với Điều 78 liệt kê 11 loại hành vi lạm dụng bị cấm; Điều 3-2 Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc và Điều 6 Luật Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ cũng quy định 5 dạng hành vi lạm dụng các doanh nghiệp không được phép thực hiện,…
61
Xem thêm tại mục 2.1.1. 62 Xem thêm tại mục 1.2.2.
63 Pinar Akman (2008), “Exploitative Abuse in Article 82EC: Back to Basics?”, Centre for Competition Policy Working Paper 09-1, University of East Anglia, tr.3-4.
29
Từ định nghĩa tại khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh, có thể thấy, muốn chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện hành vi này, ta phải xác định được hai căn cứ.
Thứ nhất, doanh nghiệp bán hàng hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành tồn bộ. Ở
đây, có hai loại giá cần phải định rõ là giá bán và giá thành toàn bộ. Giá bán, mặc dù pháp luật khơng quy định, có thể hiểu là mức giá mà doanh nghiệp đã sử dụng khi trực tiếp thiết lập các giao dịch, hợp đồng với khách hàng trên thực tế chứ không phải là giá thị trường hay giá giả định.65 Về giá thành toàn bộ, quy định tại Điều 23 Nghị định 116 đã nêu rõ, việc xác định giá thành toàn bộ dựa trên việc tổng hợp các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm (chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung)66 với chi phí lưu thơng hàng hóa, dịch vụ67. Tuy nhiên, việc tính tốn và tổng hợp các chi phí này là khơng hề dễ dàng, thường gặp một số khó khăn về:
+ Điều tra, thu thập và thống kê các số liệu tài chính kế tốn phức tạp, khơng có hiệu quả cao do hoạt động kế tốn doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết về sự minh bạch và tính trung thực.
+ Hầu hết các thơng số về chi phí đều do doanh nghiệp cung cấp, vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu giám sát được tính chính xác của các số liệu này.
+ Việc xác định các chi phí cho dịch vụ là rất khó khăn do tính chất “vơ hình” của loại hình sản phẩm này.
Khi đã xác định dược giá bán và giá thành tồn bộ, ta sẽ áp dụng cơng thức lấy giá thành toàn bộ trừ cho giá bán. Nếu hiệu số này là dương (tức giá thành toàn bộ cao hơn giá bán thực tế) thì có thể kết luận doanh nghiệp có hành vi vi phạm và ngược lại.
Thứ hai, mục đích của hành vi là nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Không phải
tất cả các trường hợp giá bán thấp hơn giá thành thực tế, doanh nghiệp đều bị xem là đã thực hiện hành vi định giá hủy diệt. Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116 đã liệt kê các trường hợp doanh nghiệp được miễn trừ như hạ giá bán hàng tươi sống, hàng tồn kho, theo chương trình khuyến mại, chính sách bình ổn giá của Nhà nước,… Sở dĩ pháp luật quy định như vậy, là vì các trường hợp trên, hành vi bán sản phẩm với mức giá thấp không nhằm loại trừ, tiêu diệt các đối thủ mà vì mục đích tối thiểu hóa các thiệt hại; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại hoặc chính sách nhà nước; hay để xử lý nợ, thu hồi vốn khi doanh nghiệp giải thể, phá sản. Tuy nhiên, sự quy định theo cách liệt kê này của Việt Nam có thể bỏ qua nhiều trường hợp miễn trừ khác và không nêu rõ phương hướng, tiêu chí xác định mục đích loại trừ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Pháp luật Hoa Kỳ và Canada quy định, ngoài việc
65 Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Hành vi định giá hủy diệt và việc ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (135), tr.29.
66
Điều 24 Nghị định 116. 67 Điều 25 Nghị định 116.
30
chứng minh mức giá bán thấp hơn một cách bất hợp lý, để xác định được mục đích loại bỏ đối thủ của việc bán hàng hóa, dịch vụ dưới chi phí tồn bộ, cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ liệu có tồn tại những điều kiện thị trường đủ để cho phép doanh nghiệp bị điều tra có thể thu hồi lại những tổn thất từ việc định giá thấy hay không.68 Thiết nghĩ, các nhà lập pháp Việt Nam nên học hỏi quy định này của Canada và Hoa Kỳ để cải thiện cách xác định chỉ dựa vào một dấu hiệu duy nhất – định giá thấp hơn giá thành toàn bộ một cách bất hợp lý – đối với hành vi tại khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh hiện nay.
2.2.1.2. Ngăn cản việc tham gia thị trƣờng của những đối thủ cạnh tranh
Đây là hành vi nhằm tạo ra các rào cản về giá, nguồn nguyên liệu hoặc nguồn tiêu thụ đối với các đối thủ tiềm năng trên thị trường liên quan. Các đối thủ cạnh tranh trong quy định này, tuy khơng có một định nghĩa rõ ràng, có thể được hiểu là những doanh nghiệp tiềm năng – mới thành lập hoặc đang hoạt động ở những lĩnh vực khác – muốn gia nhập vào thị trường độc quyền của doanh nghiệp.
Biểu hiện của hành vi này có thể dưới nhiều hình thức: (i) u cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới; (ii) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới; và (iii) Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường.69 Trong ba phương thức trên, phương thức (i) và (ii) dễ dàng xác định hơn khi dấu hiệu và mục đích của hành vi được thể hiện rõ qua cách doanh nghiệp tác động đến khách hàng, đối tác của mình. Hai hành vi này nhằm ngăn chặn doanh nghiệp mới tiếp cận, hình thành mạng lưới tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, khiến các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong kinh doanh, và từ đó, phải rút lui khỏi thị trường. Riêng phương thức (iii), bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới khơng thể gia nhập thị trường, thì khó xác định và chứng minh hơn hẳn. Trước hết, cần phân biệt phương thức này với hành vi bán hàng hóa dưới giá thành tồn bộ được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh. Cả hai hành vi đều thể hiện bằng việc doanh nghiệp bán hàng hóa ở mức giá thấp nhằm gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với hành vi theo khoản 1 Điều 13, giá bán hàng hóa bắt buộc phải thấp hơn giá thành toàn bộ của sản phẩm; trong khi đó, mức giá này tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 116 chỉ cần đủ thấp để tạo rào cản đối với doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. Vấn đề ở đây là tiêu chí để xác định “đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường”70 chưa được quy định rõ trong hệ thống pháp luật cạnh tranh. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc xác định hành vi và xử lý các sai phạm của doanh nghiệp. Theo ý kiến của tác giả, các nhà làm luật, ngoài việc làm
68 Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), tlđd, tr.79-80. 69
Điều 31 Nghị định 116.
31
rõ sự khác biệt giữa hai hành vi bán giá thấp tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 116 và khoản 1 Điểu 13 Luật Cạnh tranh, nên quy định thêm các căn cứ cụ thể để chứng minh được ý chí của doanh nghiệp nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường.
Từ việc phân tích các hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh và ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới, có thể thấy, trong nhóm hành vi lạm dụng nhằm củng cố, duy trì quyền lực, doanh nghiệp độc quyền chủ yếu tác động đến đối thủ của mình thơng qua các chiến lược về giá cả. Xét về lợi ích trước mắt, việc bán giá thấp của doanh nghiệp đem lại nhiều sự thu hút và lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, về lâu dài, khi giữ vững được vị trí độc quyền của mình, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tăng giá bán, thực hiện các hành vi khai thác quyền lực và gây ra nhiều thiệt hại cho khách hàng. Có thể nói, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi thực hiện hành vi loại bỏ đối thủ cạnh tranh vẫn là giữ vững vị thế độc quyền, từ đó triệt để khai thác người tiêu dùng và tối đa hóa nguồn lợi nhuận.