Hành vi lạm dụng nhằm khai thác quyền lực

Một phần của tài liệu Pháp luật về hạn chế hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp nhà nước tại việt nam (Trang 35 - 40)

II. HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO PHÁP LUẬT

2.2. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị nghiêm cấm

2.2.2. Hành vi lạm dụng nhằm khai thác quyền lực

Như đã đề cập ở trên, đối với nhóm hành vi này, doanh nghiệp lợi dụng quyền lực độc quyền của mình để tác động trực tiếp và tước đoạt các lợi ích của khách hàng. Tuy mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp khi thực hiện hành vi này có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp, nhưng chủ thể chịu tác động đầu tiên bởi các hành vi lạm dụng nhằm khai thác quyền lực luôn là khách hàng, người trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp. Dạng hành vi này trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam bao gồm năm phân nhóm cụ thể.

2.2.2.1. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

Theo lý thuyết kinh tế học, độc quyền thuần túy thể hiện dưới hai hình thức: độc quyền mua và độc quyền bán. Trong phân nhóm này, duy nhất hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý được thực hiện bởi doanh nghiệp nắm vị trí độc quyền mua trong thị trường. Hai hành vi còn lại – áp đặt giá bán bất hợp lý và ấn định giá bán lại tối thiểu – đều có thể được lựa chọn áp dụng bởi các chủ thể độc quyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Điểm chung của ba hành vi này là tính chất cưỡng ép khi doanh nghiệp “áp đặt”, “ấn định” các mức giá mua, giá bán lên đối tác hoặc khách hàng và đẩy họ vào thế bị động, phải chấp nhận. Tính chất này giúp loại trừ các trường hợp khách hàng của doanh nghiệp tự nguyện đề ra mức giá quá thấp hoặc quá cao một cách bất thường gây bất lợi cho chính mình; cũng như giúp phân định hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc giữa doanh nghiệp và các nhà phân phối.

32

+ Đối với hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, việc áp đặt giá của doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm khi thỏa mãn hai điều kiện tại khoản 1 Điều 27, bao gồm: (i) Giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; và (ii) Việc áp đặt giá mua thấp là bất hợp lý. Tính bất hợp lý này được xác định khi doanh nghiệp thực hiện hành vi trong những điều kiện mà chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua khơng kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua từ trước; và khơng có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán bn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó.71 Như vậy, nếu hành vi áp đặt giá của doanh nghiệp không rơi vào hai trường hợp trên (ví dụ như chất lượng hàng hóa có chất lượng yếu kém hơn; thị trường kinh tế khủng hoảng,…) thì khơng thể xem đó là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Việc lấy giá thành sản xuất sản phẩm làm chuẩn để xác định tính hợp lý hay bất hợp lý của giá mua là đúng. Tuy nhiên, trên thị trường, mỗi nhà sản xuất có một giá thành riêng biệt. Giá mua mà doanh nghiệp đưa ra có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thành thật sự của từng nhà sản xuất. Dù hiện tại pháp luật không quy định cụ thể, nhưng ta nên hiểu “giá thành” tại khoản 1 Điều 27 chính là trung bình giá thành của tất cả các nhà sản xuất, cung ứng hoặc mức giá thành phổ biến nhất trên thị trường liên quan.

+ Đối với hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, doanh nghiệp độc quyền bị xem là vi phạm nếu cầu về hàng hố, dịch vụ khơng tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau: (i) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; và (ii) Khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá. Theo như quy định này tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 116, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ dựa vào căn cứ “tăng giá bán bất hợp lý” để xác định cơ sở cho hành vi định giá bán quá đáng của doanh nghiệp thay vì theo tiêu chí “mức giá bán cao bất hợp lý” như một số quốc gia.72 Có thể nói, cách tiếp cận theo hướng xác định mức giá bán cao bất hợp lý sẽ khắc phục phần nào những “lỗ hổng” hiện nay của pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Bởi lẽ, cả Nghị định 116 lẫn Luật Cạnh tranh vẫn chưa đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh việc mức giá bán của doanh nghiệp cao bất hợp lý từ ban đầu (đối với những trường hợp doanh nghiệp nắm vi trí độc quyền ngay từ khi được thành lập); hoặc việc doanh nghiệp tăng giá bán chậm và ít hơn so với khoản 2 Điều 27 (biên độ tăng giá dưới 5% mỗi

71 Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 116. 72

Xem thêm Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), tlđd, tr. 191-194; và Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), tlđd, tr.108-109.

33

lần và tăng đều đặn từ 2 tháng trở lên một lần) nhưng có tổng mức tăng giá cao nếu so sánh với mức tăng trưởng bình quân của Việt Nam. Với những trường hợp trên, pháp luật các nước vẫn có thể kết luận doanh nghiệp đã thực hiện hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, nhưng Việt Nam, do thiếu cơ chế xác định, vẫn còn bỏ ngỏ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lợi dụng, gây thiệt hại lớn cho khách hàng và người tiêu dùng.

+ Đối với hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng, pháp luật Việt Nam quy định, doanh nghiệp chỉ vi phạm khi có dấu hiệu khống chế khơng cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.73 Hành vi này của doanh nghiệp độc quyền sẽ triệt tiêu khả năng giảm giá bán lẻ để tiêu thụ hàng hóa của nhà phân phối, đồng thời cũng loại bỏ cơ hội mua được sản phẩm với giá rẻ hơn của người tiêu dùng. Hệ quả của hành vi này là hạn chế cạnh tranh trong khâu phân phối, bán lẻ sản phẩm và gây thiệt hại cho khách hàng, nên hầu hết các quốc gia đều quy định đây là một trong những hành vi lạm dụng bị nghiêm cấm.74 Theo quy định của khoản 3 Điều 27 Nghị định 116, để xác định hành vi lạm dụng này, cơ quan điều tra chỉ việc chứng minh doanh nghiệp độc quyền có hành vi áp đặt ý chí đơn phương của mình lên các đối tác, khách hàng mà không cần phải đưa ra các thiệt hại thực tế đã xảy ra. Trong khi đó, phân tích từ khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh, yếu tố “gây thiệt hại cho khách hàng” được xem là một trong những dấu hiệu cấu thành hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật Việt Nam đang tồn tại một sự bất hợp lý giữa hai văn bản điều chỉnh chính về cạnh tranh. Bên cạnh đó, hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng chỉ áp dụng đối với hàng hóa mà khơng điều chỉnh các loại hình dịch vụ. Đây được xem là một kẽ hở lớn của pháp luật cạnh tranh Việt Nam mà nhà làm luật cần phải nhanh chóng khắc phục và hồn thiện.

2.2.2.2. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trƣờng, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng

Phân nhóm này bao gồm ba dạng hành vi: (i) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng; (ii) Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng; và (iii) Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng.75 Các hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thuộc nhóm này đều đưa đến hậu quả làm sai lệch cán cân cung cầu trên thị trường liên quan. Theo đó, doanh nghiệp chủ động hạn chế năng lực cung ứng hoặc thu mua hàng hóa, dịch

73

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 116.

74 Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp ấn định giá lại tối thiểu đều bị xem là hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Trường hợp nhà phân phối là đại lý bán hàng cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền ấn định giá bán theo khoản 1 Điều 172 Luật Thương mại 2005.

34

vụ của mình nhằm gián tiếp điều chỉnh giá mua, giá bán sản phẩm theo hướng có lợi nhất cho chính doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp thực hiện các hành vi cản trở sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực độc quyền để tận thu các giá trị từ dây chuyền sản xuất, cung ứng cũ; giảm chi phí đổi mới máy móc, cơng nghệ; và phần nào ngăn chặn sự hình thành các đối thủ tiềm năng mới trên thị trường. Tuy nhiên, cũng như các quy định ở trên, yếu tố “gây thiệt hại cho khách hàng” tại các hành vi này vẫn bị bỏ ngỏ, khiến cho việc xác định sai phạm trở nên khó khăn hơn cho các cơ quan điều tra chuyên ngành.

2.2.2.3. Áp đặt điều kiện thƣơng mại khách nhau trong giao dịch nhƣ nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh (hành vi phân biệt đối xử)

Theo khoản 4 Điều 13 Luật Cạnh tranh, căn cứ xác định hành vi này dựa trên hai dấu hiệu. Thứ nhất, doanh nghiệp áp đặt điều kiện thương mại khác nhau đối với những giao dịch như nhau. Trong đó, các giao dịch thương mại như nhau là những giao dịch tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ; cịn các điều kiện thương mại có thể là các điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng. Thứ hai, hành vi gây ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Sự bất bình đẳng này được thể hiện ở việc doanh nghiệp đặt một hoặc một số khách hàng vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với những khách hàng khác. Từ quy định tại Điều 29 Nghị định 116, cần lưu ý rằng khách hàng của chủ thể độc quyền ở đây phải là những doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên một thị trường liên quan nhất định. Hành vi phân biệt đối xử của doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế quan trọng cho một số khách hàng so với những khách hàng khác hoặc ngược lại, gây ra điều kiện cạnh tranh bất lợi cho các đối thủ của khách hàng được ưu đãi. Ngoài ra, Nghị định 116 cũng nên bổ sung thêm tiêu chí thời điểm giao dịch và làm rõ “giá trị” của hàng hóa, dịch vụ trong các căn cứ xác định “giao dịch như nhau”. Theo ý kiến của tác giả, “giá trị” nên được hiểu dưới cả hai nghĩa: “giá trị trên từng đơn vị sản phẩm” và “giá trị giao dịch”. Xét thêm cả “giá trị giao dịch” ở đây bởi trên thực tiễn thương mại, các nhà cung cấp, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thường đưa ra nhiều ưu đãi cho các khách hàng mua với số lượng lớn, có giá trị giao dịch cao. Cũng như yếu tố thời điểm giao dịch, giá trị giao dịch có khả năng ảnh hưởng lớn đến các điều kiện mua, bán, vận chuyển và giá cả của sản phẩm. Nếu một trong hai yếu tố này có sự khác biệt nhất định giữa các giao dịch, thì khơng thể xem các giao dịch này “như nhau” hoàn toàn.

2.2.2.4. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của hợp đồng

Đặc điểm chung của các hành vi thuộc phân nhóm này là giữa doanh nghiệp độc quyền và khách hàng tồn tại một quan hệ hợp đồng. Trong đó, khách hàng của doanh nghiệp phải là các chủ thể có đăng ký và hoạt động kinh doanh trên thị

35

trường – cũng là “doanh nghiệp” – như tại khoản 5 Điều 13 Luật Cạnh tranh quy định. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp đồng này khơng mang tính chất tự do, bình đẳng thỏa thuận như các quan hệ dân sự - thương mại khác, bởi doanh nghiệp đã lợi dụng quyền lực độc quyền của mình để “áp đặt”, “buộc” các khách hàng phải chấp nhận những điều kiện ký kết vô lý (như hạn chế về sản xuất, phân phối; hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa; hạn chế về khách hàng,…)76, các nghĩa vụ hợp đồng không liên quan trực tiếp đến đối tượng giao dịch (gồm hành vi gắn việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng)77

. Hành vi này của doanh nghiệp không chỉ vi phạm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng của pháp luật dân sự, mà cịn làm bóp méo cục diện cạnh tranh trên thị trường liên quan. Khách hàng bị các hành vi này chi phối, hạn chế khả năng và chịu nhiều tổn thất về tài chính cũng như uy tín trên thương trường.

2.2.2.5. Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng và lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phƣơng thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà khơng có lý do chính đáng

Đây là hai hành vi tại Điều 14 Luật Cạnh tranh được quy định nhằm điều chỉnh riêng các doanh nghiệp nắm vị trí độc quyền trên thị trường. Tuy nhiên, cũng như phân nhóm trên, ở hai hành vi này, giữa doanh nghiệp và khách hàng đều hình thành một mối quan hệ hợp đồng. Dù vậy, tính chất ép buộc trong giao kết hợp đồng tương tự như trên chỉ thể hiện ở hành vi “áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”, khi doanh nghiệp có vị trí độc quyền buộc khách hàng phải chấp nhận vơ điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho chính họ trong q trình thực hiện hợp đồng.78 Trong khi đó, hành vi “lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà khơng có lý do chính đáng” thể hiện tính bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa các bên tại giai đoạn thực hiện hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật Thương mại năm 2005, việc đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng chỉ dựa trên một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không thông báo trước như Điều 33 Nghị định 116 hướng dẫn phải chịu các biện pháp chế tài như phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, lợi dụng vị trí độc quyền của mình, doanh nghiệp đã đẩy khách hàng vào thế không được lựa chọn và phải chấp nhận những điều kiện bất hợp lý. Thậm chí, khi doanh nghiệp độc quyền không thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng, khách hàng cũng khơng có đủ năng lực để thực hiện các biện pháp chế tài trừng phạt doanh nghiệp. Hành vi này của

76 Khoản 1 Điều 30 Nghị định 116. 77

Khoản 2 Điều 30 Nghị định 116. 78 Điều 32 Nghị định 116.

36

doanh nghiệp không chỉ vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh, mà còn trái với các nguyên tắc pháp luật dân sự - thương mại và đạo đức kinh doanh.

Có thể nói, đối với nhóm hành vi lạm dụng nhằm khai thác quyền lực, các

Một phần của tài liệu Pháp luật về hạn chế hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp nhà nước tại việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)