2.3.1. Nguyên tắc sử dụng a. Nguyên tắc chung
- Định hướng hoạt động học tập theo chủ đề, chủ điểm giúp HS có định hướng, mục tiêu học tập rõ ràng.
- Tăng khả năng tiếp thu kiến thức bằng quá trình tiếp thu “đa giác quan”, trong đó các bài giảng, tư liệu làm nhân tố thúc đẩy quá trình học tập đa giác quan.
- Nâng cao khả năng tự học, tự đánh giá của HS thông qua bài giảng định hướng, bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận sau mỗi bài giảng.
b. Nguyên tắc trình chiếu GAĐT
Khi giáo viên trình chiếu slice, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
c. Hƣớng dẫn học sinh ghi chép
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:
- Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
- Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
- Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong GV hướng dẫn HS đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (HS sẽ chừa khoảng trống thích hợp).
2.3.2. Quy trình sử dụng[16], [18]
Quy trình tổ chức dạy học sử dụng BGĐT được trình bày ở bảng 2.4
Bảng 2.4. Quy trình tổ chức dạy học sử dụng BGĐT
Các bƣớc Nội dung thực hiện
Bước 1 Thiết kế bài giảng
Bước 2 Chia nhóm học tập
Bước 3 Giao việc cho nhóm
Bước 4 Tổ chức giảng dạy trên lớp
Bước 5 Nhận xét, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm
* Những điểm cần lƣu ý khi thực hiện:
- Bước 1: Thiết kế bài giảng
Giáo viên cần thiết kế mỗi bài giảng theo hai loại với 2 mục đích riêng. - Bài giảng đưa lên mạng làm tư liệu để HS tham khảo trước: bài giảng này là một BGĐT hoàn thiện tức là bài giảng có kèm theo lời thuyết minh,
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giảng giải của giáo viên tương thích với từng slice bài giảng. Loại bài giảng này không chỉ là tư liệu cho các em tham trước mà còn là tư liệu cho các em ôn tập và củng cố kiến thức một cách đầy đủ mà bất cứ lúc nào các em cũng có thể xem được.
- Giáo án ĐT sử dụng giảng dạy trên lớp: loại giáo án này khác với lại bài giảng thứ nhất là không có lời thuyết minh giảng giải của giáo viên đi kèm mỗi slide. Giáo viên sử dụng CNTT viết kịch bản giáo án, thiết kế giáo án và đạo diễn giờ giảng có sự hợp tác tích cực của HS. Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại được phối hợp đồng bộ để đẩy cao trong tiến trình dạy. CNTT như là một phương tiện cho giáo viên và học sinh tương tác trong quá trình dạy và học.
Khi thiết kế bài giảng GV cần tuân thủ chặt chẽ giáo án kịch bản đã đưa ra cho bài học. GV cần quan tâm đặc biệt đến các chủ đề định hướng thảo luận đối với giờ lên lớp ngay trong mục Em có biết? của bài giảng. Sau khi hoàn thiện việc thiết kế bài giảng, GV cần kiểm tra lại toàn bộ nội dung các slide về: phông chữ, hiệu ứng, các liên kết của tư liệu trong từng silde và liên kết giữa các đề mục bài giảng với các slide, khả năng hoạt động của bài giảng thiết kế bằng Lecture Maker.
- Bƣớc 2: Chia nhóm HS học tập [17], [28]
Hoạt động theo nhóm nhỏ là hình thức dạy học được đại đa số giáo viên quan tâm và được quan tâm nhiều nhất. Sau khi nêu vấn đề, để xác định nhiệm vụ nhận thức, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có thể giải quyết một vấn đề đã nêu hoặc các nhóm cùng giải quyết chọn vẹn các nội dung yêu cầu của vấn đề đó. Để các nhóm làm việc có hiệu quả, giáo viên phải hướng dẫn cách làm việc cụ thể cho từng nhóm:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bàn, 2 bàn…). Việc tổ chức nhóm gắn liền với hoạt động tự tìm kiếm của cá nhân, nêu ý kiến theo một yêu cầu nhất định.
- Về hoạt động của nhóm: trưởng nhóm là người tập hợp ý kiến.
Do thời gian của 1 tiết học, mỗi hoạt động thường kéo dài từ 5-10 phút. một bài học có thể có từ 3-5 đề mục, nên giáo viên có thể lựa chọn từ 1-3 mục trọng tâm để thiết kế các hoạt động nhóm cho học sinh, nêu những ý kiến trái ngược, những vấn đề nảy sinh cho học sinh tranh luận và tìm ra cách giải quyết.
Lưu ý: khi tổ chức dạy học theo nhóm: nếu tình huống có vấn đề là sự khẳng định, học sinh sẽ làm rõ bằng các dẫn chứng và lí lẽ từ nguồn tài liệu và vốn hiểu biết được tích luỹ. Nếu tình huống có vấn đề là sự giả định học sinh tự giải đáp và loại bỏ giả định bằng sự tự chiếm lĩnh tri thức trong tài liệu. Tất nhiên, quy trình và hiệu quả từ làm việc của học sinh sẽ tuỳ thuộc vào tổ chức điều khiển và sự hiểu biết của giáo viên trong dạy học. Việc chia nhóm có thể thực hiện theo một số hình thức sau:
Bảng 2.5. Hình thức tổ chức nhóm học tập Hình thức tổ chức nhóm Hình thức học tập 1/ Nhóm 5 - 6 học sinh 2/ Nhóm theo tổ học tập 3/ Nhóm đủ các trình độ học tập hay nhóm cùng loại trình độ
1/ Thi đua giữa các nhóm 2/ Tranh luận giữa các nhóm 3/ Hợp tác giữa các nhóm.
Có thể kết hợp hình thức tổ chức nhóm với hình thức học tập cho phù hợp từng đối tượng lớp học cụ thể. Số lượng, trình độ các thành viên trong mỗi nhóm phải tương đối đồng đều nhau để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm. Nên tổ chức chia nhóm theo đơn vị tổ vì hiện nay mỗi lớp trung bình thường chia làm 3-4 tổ. GV cũng cần lưu ý huấn luyện ban đầu cho các
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trưởng nhóm và thành viên để tăng hiệu quả làm việc của nhóm học tập, việc này có thể tiến hành thông qua các trò chơi hoặc bài tập nhỏ. Bên cạnh đó khi thiết kế các hoạt động học tập GV cũng cần xen kẽ các hoạt động của nhóm học tập, trong đó nên nhấn mạnh hoạt động cạnh tranh, trưng cầu ý kiến, bài tập giống nhau - tùy chọn khác nhau.
- Bƣớc 3: Giao việc cho nhóm
Giao việc cho nhóm tức là giáo viên phải thông báo các chủ đề thảo luận đến từng nhóm học sinh. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh upload trước bài giảng và tìm hiểu các kiến thức liên quan đến nội dung nhiệm vụ của nhóm mình. GV cũng cần chú ý đến năng lực và trình độ của mỗi nhóm khi giao việc. Để HS có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm thì ngoài việc GV phải theo dõi và đô đốc các nhóm trưởng, GV cũng nên giao việc cho các nhóm trước một thời gian nhất định để các nhóm có thời gian chuẩn bị kĩ càng. Thời gian này tuỳ thuộc vào khối lượng kiến thức, công việc mà nhóm cần chuẩn bị.
- Bƣớc 4: Tổ chức giảng dạy trên lớp
Sau khi đã cung cấp đầy đủ tài liệu và các chủ đề thảo luận đã phân công theo nhóm, việc thực hiện giảng dạy được GV tiến hành theo các bước sau:
+ B1: giáo viên định hướng chủ đề bằng việc đặt câu hỏi và tổ chức nhóm, phát phiếu học tập.
+ B2: các nhóm tiến hành thảo luận (bám sát yêu cầu chủ đề do giáo viên đưa ra). Trong khi thảo luận có 2 mức độ thảo luận: một là phân tích nêu ra các vấn đề cốt lõi và phương án giải quyết; Hai là: phân từng trách nhiệm từng thành viên trong nhóm, nhóm trưởng tổng hợp.Trên thực tế, mỗi tiết học chỉ có 45 phút nên chỉ có thể tiến hành thảo luận thời gian tối thiểu là 7-10 phút.
+ B3: giáo viên tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày. Phần trình bày của các nhóm phải ngắn gọn, nhanh, là những kết luận, không giải thích.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thông thường có nội dung: vấn đề cốt lõi, phương án giải quyết, kế hoạch thực hiện. Giáo viên lựa chọn phương án, kết quả tốt, chỉ ra những phương án chưa thoả mãn…Học sinh trình bày ý kiến, giáo viên lắng nghe, bổ sung và hoàn chỉnh, gợi ý những phương án cần tiếp tục tìm tòi. Giáo viên đánh giá tinh thần thái độ và chất lượng của hoạt động thảo luận.
Là người đóng vai trò điều phối trong giờ thảo luận, giáo viên phải có thái độ khách quan, làm sao điều tiết, khích lệ mọi thành viên tham gia đề xuất phương án cho là tốt nhất. Cố gắng tìm ra những ưu điểm của phương án và những mặt hạn chế của nó. Bởi mục tiêu chính là tạo cho hoạt động thảo luận đạt hiệu quả cao.
Ở dạng thiết kế này, đòi hỏi giáo viên cần có đủ trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức thiết kế giờ thảo luận, bời nó có ưu thế huy động tối đa năng lực tự làm việc và làm việc tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Trên đây là những định hướng về cách thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh THPT. Nhưng trong quá trình dạy học, tuỳ theo yêu cầu của bài học, cũng như lượng kiến thức của mỗi bài mà giáo viên có thể áp dụng linh hoạt các thiết kế bài giảng khác nhau, miễn sao thiết kế bài giảng đó phải phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy bài giảng mới đạt hiệu quả nhất định.
- Bƣớc 5: Nhận xét, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm
Việc nhận xét, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động học tập của các nhóm là thao tác hết sức quan trọng và cần được tiến hành ngay sau mỗi chuyên đề thảo luận, hoặc sau mỗi bài kiểm tra sau thảo luận. Thông qua đó GV điều chỉnh được hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm về cách nghiên cứu vấn đề, cách thu thập tư liệu, cách trình bày vấn đề nhằm giúp HS tự điều chỉnh được hoạt động học, phối hợp với nhau trong từng nhiệm vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được giao để hoạt động tham gia nhóm của mình cũng như điều khiển tổ chức nhóm hoạt động có hiệu quả hơn.
Các bài kiểm tra chính là cách thức HS tự đánh giá kết quả học tập sau mỗi bài học, bên cạnh đó, kết quả phản hồi từ các bài kiểm tra của HS cũng giúp GV đánh giá được mức độ nắm, hiểu, vận dụng kiến thức của từng HS, từng nhóm HS nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Các bài kiểm tra được đưa ngay vào nội dung bài giảng đã thiết kế, có thể kèm hay không kèm theo đáp án. GV cũng có thể yêu cầu các nhóm HS tự chuẩn bị đề kiểm tra để kiểm tra chéo giữa các nhóm, điều này giúp các em tự khắc sâu kiến thức của mình hơn và chủ động hơn trong học tập.
Quan sát hoạt động các nhóm cũng giúp GV tự điều chỉnh dung lượng kiến thức cho mỗi chủ đề hoặc mỗi tiết học, xác định và phân phối thời lượng hợp lý cho từng chủ đề thảo luận và phân công tự học cho từng nhóm, tổ chức các hoạt động học tập nhóm linh hoạt hơn.
2.3.3. Một số ví dụ minh họa về tổ chức quá trình dạy - học trên lớp theo hƣớng sử dụng BGĐT hƣớng sử dụng BGĐT
a. Hƣớng dẫn HS thực hiện các chủ đề kiến thức bài 34 “Sinh trƣởng ở thực vật” (trƣớc khi học trên lớp)
Sau khi thiết kế xong file nội dung bài 34. Sinh trưởng ở thực vật, GV upload bài này lên một trang web như Megahare hay Mediafire, Rapidshare, Megaupload... Sau khi upload thành công GV ghi lại đường link đến file này rồi công bố trên Blog trong mục Chủ đề thảo luận, để HS truy cập và tải file (http://megashare.vn/dl.php/361489).
Bên cạnh đó GV cần kiểm tra việc trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm và đưa thêm những nội dung cần tham khảo: sách, link web... tạo điều kiện cho các nhóm bổ sung thêm tư liệu cho chủ đề mình đảm nhận. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- SGK Sinh học 11CB
- Các sách tham khảo: Để học tốt Sinh học 11, Sinh lý thực vật... GV cần cung cấp chủ đề thảo luận và bài giảng, tư liệu cho các nhóm ít nhất trước 1 tuần học để HS thực hiện công việc nghiên cứu bài, tìm tư liệu trước. GV phải thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện chủ đề của từng nhóm qua trưởng nhóm để có sự điều chỉnh, trợ giúp. Thao tác này cũng giúp GV nhận xét được khả năng tham gia hoạt động học tập nhóm của từng HS trong mỗi nhóm để kịp thời nhắc nhở. Kết quả cần đạt của các nhóm:
+ Nghiên cứu kĩ các nội dung:
Khái niệm sinh trưởng phát triển ở thực vật.
Sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp.
Phân biệt cây 1 lá mầm với cây 2 lá mầm.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 10 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung của bài học. Có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm từ nhiều tài liệu.
+ Chuẩn bị được các hình ảnh, phim tư liệu minh họa (có thể trích rút từ bài giảng GV cung cấp, download trên mạng, ảnh chụp, quét...)
+ Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ: máy tính, máy chiếu, bút chỉ, tranh, bảng biểu. Kiểm tra trước sự hoạt động của máy và chuẩn bị sẵn phương án treo, dán tranh trên bảng.
GV cần dựa các yêu cầu ở trên để đôn đốc, trợ giúp cho mỗi nhóm HS thực hiện tốt chủ đề đã được giao. Ngoài ra GV cũng yêu cầu các nhóm còn lại nghiên cứu trước nội dung bài giảng liên quan đến chủ đề của nhóm kia và chuẩn bị trước một số câu hỏi thảo luận trên lớp.
b. Tổ chức thảo luận chủ đề “Sinh trƣởng ở thực vật” trên lớp (HS đã chuẩn bị bài và xem bài giảng đã đƣợc upload lên mạng)
GV có thể tổ chức buổi học trên lớp như một cuộc thi nhỏ với 3 phần thi như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần 1: Bình luận đoạn phim (10đ)
GV cho các nhóm xem phim không lời về sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra lời bình luận cho đoạn phim đó.
Thời gian cho các nhóm:
- Đoạn phim dài 1 phút (xem 2 lần).
- Các nhóm suy nghĩ lời bình trong 3 phút.