BGĐT không chỉ là một giáo án điện tử (phiên bản điện tử của giáo trình giấy và có thể xem trên màn hình của máy tính) mà BGĐT còn là một giáo trình điện tử có khả năng tích hợp các công nghệ phần mềm dạy học như công nghệ WEB, công nghệ đa phương tiện để thể hiện các tính năng mô
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phỏng, tương tác, tích hợp hình ảnh (tĩnh, động), có khả năng thể hiện và truyền tải tri thức nhanh chóng và hiệu quả hơn bài giảng đa phương tiện, giáo trình điện tử phải còn có chức năng thay người thầy khuyến khích và giúp người học có khả năng chủ động học và đặt câu hỏi nhờ trợ giúp. giáo trình điện tử có thể lưu trữ trên các đĩa CD-ROM hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử dụng học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu.
Một giáo trình điện tử thường được chia thành hai phần: phần giáo trình và phần tài liệu tham khảo. Phần giáo trình có nhiều bài giảng, mỗi bài giảng có phần nội dung và đặc biệt có sự trình bày của giáo viên (video) hoặc các minh họa để giải thích nội dung quan trọng của bài giảng, sau đó là phần câu hỏi trắc nghiệm và bài tập. Phần tài liệu tham khảo có thể là những tập tin (file) tài liệu đi kèm, hoặc những địa chỉ trang Web có liên quan. Việc phát triển các giáo trình điện tử giống như việc sản xuất các phần mềm đóng gói truyền thống trong công nghệ thông tin gồm các bước: phân tích, thiết kế, sản xuất, cài đặt, phân phối sản phẩm. Qui trình phát triển có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử đa phương tiện.
Bước 1 Xác định mục tiêu dạy - học
Bước 2 Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy - học
Bước 3 Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư
liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học.
Bước 4 Thiết kế giáo án kịch bản, các form tư liệu, bài tập bổ trợ.
Bước 5 Nhập liệu thông tin vào các form mẫu trong phần mềm Lecture
Maker tạo bài giảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ : Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên cần chuẩn bị: - Nội dung chính :
+ 1. Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại thành các mục lớn hơn (theo kinh nghiệm hoặc theo đề cương được ấn định). + 2. Soạn câu hỏi trắc nghiệm cho các mục cơ bản (đánh giá tương tác và đánh giá hiểu bài).
+ 3. Soạn các bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm cho từng phần hoặc toàn bài.
- Nội dung minh họa:
+ 4. Âm thanh : nhạc nền, nhạc cho từng mục, giọng thuyết trình, giọng giới thiệu.
+ 5. Ảnh : Ảnh nền, ảnh minh họa.
+ 6.Video : Phim minh họa, phim mô phỏng thực nghiệm.
a. Xác định mục tiêu dạy học
Khi xác định mục tiêu cần làm rõ ba phần:
- Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. Phần này chứa động từ chỉ cái đích mà HS phải đạt tới.
- Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện các hoạt động học tập. - Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS phải nắm được các kiến thức gì, những kĩ năng nào hay hình thành được thái độ gì cà với mức độ đạt được ra sao. Do đó mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện dạy- học thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình dạy- học để từng bước thực hiện mục đích dạy- học một cách vững chắc. Việc xác định mục tiêu bài học làm cơ sở cho việc phân tích nội dung dạy học.
b. Phân tích cấu trúc nội dung dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cần tìm hiểu kỹ nội dung của bài trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo khác, phải xác định kiến thức cơ bản, yêu cầu phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, từ đó đề ra phương hướng dạy học đúng đắn. Cần phải hệ thống hoá kiến thức, xác định vị trí kiến thức của bài học trong tổng thể kiến thức của chương, mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kiến thức trong bài học và tính toàn vẹn về mặt kiến thức trong mỗi bài. Đây là yêu cầu được đặt ra vừa để GV có tầm nhìn tổng quan vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung chi tiết cho từng bài giúp HS nắm chắc kiến thức hơn trên cơ sở đối chiếu kiến thức đã học.
c. Sƣu tầm, gia công sƣ phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tƣ liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học [19], [21]
Các tư liệu kĩ thuật số hiện nay có rất nhiều trên mạng internet, đặc biệt ở các trang Web của nước ngoài. Những tư liệu này cần phải đuợc lựa chọn, gia công chỉnh sửa rất nhiều trước khi đuợc sử dụng làm tư liệu vào trong mỗi BGĐT. Cần phải dựa trên mục tiêu và nội dung kiến thức cần truyền đạt, cần lựa chọn những tư liệu hình ảnh, đoạn phim có khả năng định hướng tư duy cho HS và khắc phục được những hạn chế của SGK.
Đối với các tư liệu có định dạng Word cần đổi sang dạng PDF mới có thể chèn vào Lecture Maker. Mỗi tư tiệu hình ảnh ta thu thập đuợc phải tiến hành chú thích lại hình ảnh từ tiếng Anh sang tiếng Việt, hay tẩy xoá chú thích để thành hình câm. Còn với những tư liệu phim thì ta phải sử dụng các phần mềm đổi đuôi cho tuơng thích với Lecture Maker như đuôi avi, WMV. Một số đoạn phim còn phải cắt bỏ phụ đề tiếng Anh, thay bằng phụ đề tiếng Việt, chỉnh sửa tăng giảm kích thước cho dễ xem... Công việc gia công này thực sự mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi nguời thiết kế phải có những kĩ năng nhất định trong sử dụng các phần mềm.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3. Một số phần mềm dùng gia công tư liệu thu từ internet
Danh mục chỉnh sửa Tên phần mềm
Đổi định dạng Word cần đổi sang dạng PDF
- Solid Converter PDF to Word 3.1 - EZ Word to Pdf Converter Free 6.0 - PDF24 PDF Creator
- Word Reader 6.05
Chỉnh sửa hình ảnh - Megaview 7.07
- PhotoShop
- TechSmith SnagIt v9.0.0 Build 351
Cắt đoạn Video - Ultra Video Splitter
- Jet Audio
- Freesky Video Splitter 2.1
- AVI,MPEG/ASF/WMVSplitter - Xilisoft Video Cutter
- Total Video Converter
Đổi đuôi Video - Oposoft All To 3GP Converter
- FLV to AVI MPEG WMV 3GP MP4 iPod Converter
Tách hình, tách tiếng khỏi Video - ULead Video 9
- Total Video Converter
Tách phụ đề khỏi Video - MKVExtractGUI
Ghép phụ đề vào Video - AVI ReComp
- VirtualDub
- VSOConvertXtoDVD4
Nếu không tải được phần mềm thì ta có thể ta có thể sử dụng một số tiện ích có sẵn trong Windows XP như:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cắt, ghép các tập tin video bằng chương trình Windows Movie Maker. Để khởi động chương trình bằng cách vào Start Programs
Accessories Windows Movie Maker. Hoặc vào Start Run… Gõ: moviemk.exe và sau đó gõ Enter.
Để cắt một tập tin movie, thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Vào Menu File Import into Collections … đưa đường
dẫn đến tập tin video muốn cắt. Windows Movie Maker hỗ trợ khá nhiều định dạng của audio và movie như asf, au, avi, m1v, mp2, mp3, mpeg, wma, wmv… + Bước 2 : Kéo và nhả tập tin cần cắt nhỏ vào thanh StoryBoard/ Time Line (Phía dưới cửa sổ chương trình).
+ Bước 3 : Nhấp chuột từ vị trí đầu (vị trí bắt đầu cắt) đến vị trí cuối (vị trí kết thúc) của đoạn phim bạn cần cắt. Sau đó nhấp nút Play để xem thử đoạn phim. Nếu cảm thấy chưa đạt chuẩn, có thể dùng nút Back để làm lại.
+ Bước 4 : Sau khi cắt được đoạn phim như ý, nếu muốn lưu lại vào Menu File Save Movie file.
Để tùy chọn khi xuất ra file, khi cửa sổ Save Movie xuất hiện, nhấp chuột vào phần Setting, có thể tùy chọn chất lượng là Low, Medium hay High quality ( Chú ý, chất lượng càng cao thì dung lượng tập tin càng khổng lồ ).
Trong phần Display Information, điền vào tiêu đề (Title), tác giả (Author), Ngày tạo (Date), mô tả, ghi chú (Description)… Sau khi hiệu chỉnh setting xong bạn nhấp OK và chọn đường dẫn lưu tập tin. Cần chú ý là Windows Movie Maker chỉ hỗ trợ lưu tệp tin movie dưới định dạng là WMV.
- Chụp lại màn hình và chỉnh sửa tranh ảnh
+ Bước 1 : Cho màn hình hiển thị hình muốn chụp
+ Bước 2 : Nhấn đồng thời 2 phím Fn + printscreen hoặc alt + printscreen để chụp màn hình.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Bước 4 : Nhấn đồng thời 2 phím Ctrl + V để dán hình vào. Chỉnh sửa hình ảnh bằng các tiện ích của paint.
+ Bước 5 : Tiếp tục click vào File ( trong cửa sổ paint ) rồi chọn SAVE AS chọn kiểu file ảnh là JPEG rồi nhấp SAVE.
d. Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu thông tin vào phần mềm Lecture Maker
- Yêu cầu sư phạm
+ Kịch bản các bài giảng điện tử có chức năng chỉ định trình tự nhập liệu thông tin ở các dạng (text), đồ hoạ (graphhic), hình ảnh tĩnh và động (image), âm thanh (sound), hoạt cảnh (video),…
+ Thể hiện tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
+ Kịch bản giáo án soạn bằng phần mềm phải thể hiện rõ được tất cả các yêu cầu về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học, có thể hỗ trợ cho GV trong quá trình dạy học và giúp HS tự học.
- Bố cục giáo án phải rõ ràng, khoa học thuận lợi cho việc nhập liệu thông tin vào khung chương trình và quá trình sử dụng.
- Phương pháp thực hiện: kịch bản giáo án chính là một bản kế hoạch thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa mục đích, nội dung và PPDH cho từng bài học cụ thể. Từ việc xác định mục tiêu, phân tích lôgic nội dung, xác định kiến thức để mã hoá thành các dạng câu hỏi và sưu tầm các hình ảnh, đoạn băng hình phù hợp cho từng nội dung kiến thức đã xác định, GV sẽ thực hiện viết kịch bản để nhập vào phần mềm, sau đó tiến hành nhập liệu thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video..) vào phần mềm đã được thiết kế với những tính năng mong muốn.
Khi thiết kế bài giảng trên máy cần lưu ý mỗi đơn vị kiến thức cần những hình ảnh, đoạn băng nào thì phải nêu rõ những câu hỏi và đáp án của phần đó tránh đưa ra những hình ảnh không phù hợp với câu hỏi và nội dung của bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kịch bản mỗi giáo án đều có các phần sau: + Tên bài giảng
+ Bố cục các mục chính của bài giảng
+ Nội dung các mục nhỏ trong từng mục chính + Củng cố
Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình đó chúng tôi đã xây dựng kịch bản giáo án phần Sinh trưởng và phát triển lớp 11, ban CB bằng phần mềm Lecture Maker.
e. Nhập liệu thông tin vào phần mềm Lecture Maker hình thành bài giảng điện tử
Trước khi sử dụng phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử Lecture Maker vào thiết kế bài giảng điện tử , phải tiến hành thao t ác cài đặt phần mềm lên máy tính. Tiến hành như sau:
+ Tải phần mềm từ cổng thông tin của Bộ GD &ĐT tại địa chỉ :
http://edu.net.vn hoặc tại http://download.com
+ Nhấp đôi chuột trái vào file Lecturem aker2EnglishSetup.exe để tiến hành cài đặt như việc cài đặt một phần mềm thông thường.
+Trong lần khởi chạy đầu tiên , nhập mã số vào ô thông tin bản quyền để đăng nhập và sử dụng. Có thể xin mã số (key) trên google.
2.2.3. Ví dụ minh họa quy trình thiết kế bài 34 “Sinh trƣởng ở thực vật” Bƣớc 1. Xác định mục tiêu dạy học.
- Mục tiêu kiến thức:
+ HS nêu được khái niệm sinh trưởng của cơ thể thực vật.
+ HS phân biệt ró được loại mô phân sinh nào có ở cây một lá mầm, loại Mô phân sinh nào cóa ở cây hai lá mầm.
+ Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Mục tiêu kỹ năng:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Quan sát phim, hình ảnh để phân tích, nắm bắt kiến thức. + So sánh khái quát kiến thức.
Bƣớc 2. Phân tích logic cấu trúc nội dung bài học.
Bài “Sinh trưởng ở thực vật” là bài đầu tiên của chương “Sinh trưởng và phát triển”.
Mục 1. Khái niệm “ Sinh trưởng” được đưa ra ở đầu bài cũng là khái niệm chung về sinh trưởng cho cả thực vật và động vật.
Ở mục 2 “Các loại mô phân sinh” : Giới thiệu các nhóm mô có liên quan trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của thực vật. Phân tích rõ chưc năng của từng loại mô phân sinh ở mục này sẽ làm cở sở cho việc hiểu rõ những nội dung kiến thức ở nội dung tiếp theo.
Mục 2.1. “ Sinh trưởng sơ cấp” được đặt trước “ Sinh trưởng thứ cấp” vì sinh trưởng sơ cấp là kiểu sinh trưởng chung cho thực vật (có cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm) còn sinh trưởng thứ cấp chỉ có riêng ở cây hai lá mầm. Cách sắp xếp các mục như vậy đã theo đúng nguyên tắc đi từ cái chung đến cái riêng.
Mục 3 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thục vật” được đưa vào sau cùng để HS sau khi đã có những hiểu biết cơ bản về quá trình sinh trưởng ở thục vật thì hoàn toàn có thể tự suy luận và nắm được các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến thục vật. Đồng thời trong mục này cũng đã có một định hướng cho bài tiếp theo là nghiên cứu nhân tố bên trong ảnh hưởng đến thực vật chính là Hoocmon thục vật.
Bƣớc 3. Sưu tầm, gia công sư phạm
- Sưu tầm phim “Sinh trưởng ở cây cà chua”, “Sinh trưởng ở cây ngô”.
- Sưu tầm ảnh cây một lá mầm, cây con , cây gỗ to, sự phân chia và
lớn lên của tế bào….
- Sưu tầm tư liệu Word về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bƣớc 4. Thiết kế kịch bản giáo án
- Slice 1: Giới thiệu sinh trưởng ở thực vật. Phim sinh trưởng ở cây cà chua.
Yêu cầu HS : Hãy quan sát và nhận xét sự khác nhau khi cây còn bé đến khi cây lớn.
- Slice 2: hướng dẫn sử dụng, kí hiệu, viết tắt
- Slice 3. Trong bài này chúng ta sẽ học các nội dung chính sau: + Khái niệm sinh trưởng
+ Sinh trưởng sơ cấp + Sinh trưởng thứ cấp
- Slice 4. Khái niệm sinh trưởng
Ảnh cây con => cây lớn, quá trình phân chia và lớn lên của tế bào. - Slice 5: Khái niệm mô phân sinh, các loại mô phân sinh.
- Slice .6: Mô phân sinh đỉnh Vị trí, chức năng, ảnh minh họa. - Slice 7. Mô phân sinh lóng Vị trí, chức năng, ảnh minh họa - Slice 8. Mô phân sinh bên Vị trí, chức năng, ảnh minh họa - Slice 9. Cây một lá mầm, Ví dụ, ảnh minh họa