Sơ bộ đánh giá thực trạng sử dụng phần mềm Lecture Maker 2

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sh11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 26 - 98)

trong dạy học sinh học ở trƣờng THPT

Phân tích ưu nhược điểm của các phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay ở trường phổ thông dựa trên các tiêu chí mà GV chọn lựa khi sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử, chúng tôi thu được kết quả bảng 1.1 dưới đây

Bảng 1.2. Đáp ứng của phần mềm với yêu cầu của GV

Tiêu chí mong muốn Khả năng đáp ứng của phần mềm Microsoft Powerpoint Microsoft Frontpage Violet CHM Editor Moodle Lecture Maker Dễ sử dụng, thiết kế X X X Dễ cài đặt, nâng cấp X X X X X “Nhúng” nhiều ứng dụng khác nhau X X X Tích hợp sẵn nhiều công cụ hỗ trợ, thiết kế X

Tạo chuẩn SCORM X X X

Tương tác tốt với

bảng điện tử X X

Trình chiếu tốt X X X

Đáp ứng dạy học từ

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả so sánh cho thấy, chỉ phần mềm công cụ Lecture Maker là đáp ứng tất cả các tiêu chí đề ra, trong đó nổi bật là: dễ sử dụng, tương tác “nhúng” cao, tạo được chuẩn giáo án điện tử theo chuẩn SCORM quốc tế. Có thể nói Lecture Maker không chỉ là một phần mềm thiết kế bài giảng mà nó còn là “sân khấu” giúp các phần mềm dạy học khác cùng trình diễn, tương tác để đạt hiệu quả dạy học cao nhất đối với một bài giảng tích hợp TTĐPT. Hiện nay phần mềm Lecture Maker đang được Cục CNTT của Bộ GD&ĐT khuyến khích sử dụng để thiết kế bài giảng phục vụ tốt cho dạy học E-learning thông qua cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning năm học 2009- 2010”. Vì vậy, đây cũng là lí do để chúng tôi lựa chọn sử dụng phần mềm Lecture Maker trong việc thiết kế các bài giảng tích hợp TTĐPT ở đề tài nghiên cứu này.

Phần mềm Lecture Maker là phần mềm đã mang lại những hiệu quả tốt bởi tính ưu việt của mình. Tuy nhiên tại các truờng THPT ở Việt Nam nói chung và tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng thì phần mềm này còn rất mới mẻ. Một số trưòng THPT của nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng đã được tập huấn để áp dụng phần mềm này vào trong dạy học để thay thế cho phần mềm trình chiếu bằng Power Point nhưng mức độ ứng dụng phần mềm này vẫn đang chỉ dừng ở việc “tập huấn” hay ứng dụng tính năng chính “trình chiếu” như Power Point chứ chưa thể hiện được tính ưu việt vượt trội đích thực của nó.

Tiểu kết:

- Mặc dù đã có nhiều phần mềm được đưa vào sử dụng, nhưng những phần mềm có mục đích hỗ trợ GV đổi mới cách dạy và giúp HS tự học vẫn chưa được nghiên cứu và thiết kế. Do đó cần có những nghiên cứu thêm về sử dụng BGĐT trong giảng dạy ở nhà trường để cái tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như thúc đẩy quá trình tự giác tích cực chủ động trong

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học tập của mỗi người học sao cho phù hợp và bắt kịp với quá trình phát triển của tri thức, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển trên thế giới.

- Việc sử dụng phần mềm Lecture Maker trong giảng dạy là cần thiết về cả mặt lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung ở trường phổ thông. Có thể coi phần mềm Lecture Maker là một phương tiện dạy học, tuy nhiên phương pháp sử dụng chúng như thế nào vào thiết kế và tổ chức dạy học cũng là vấn đề cần phải được làm sảng tỏ. Đây chính là hướng mà chúng tôi muốn nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài này.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐA PHƢƠNG TIỆN CHƢƠNG “SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN” (SINH HỌC 11 CB)

BẰNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER 2.0

2.1. Cấu trúc nội dung chƣơng “Sinh trƣởng và phát triển” (Sinh học 11 CB) [1], [13], [14], [15], [34]

Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chương sinh trưởng và phát triển

Chủ

đề Số tiết Tên bài Nội dung kiến thức

Kiến thức trọng tâm 1.Sinh trưởng và phát triển ở thực vật 3 tiết lí thuyết Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

- Định nghĩa sinh trưởng và phát triển.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Sinh trưởng và phát triển của thực vật được chia làm 2 pha:

+ Pha STPT sinh dưỡng + Pha STPT sinh sản - Sinh trưởng sơ cấp. - Sinh trưởng thứ cấp.

- Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Sinh trưởng thứ cấp: chú ý hai tầng sinh trưởng là tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch làm cho cây lớn lên về chiều ngang Bài 35: Hooc môn thực vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khái niệm hoocmôn thực vật

- Hoocmôn kích thích sinh

trưởng: auxin, gibêrelin,

Auxin và

xitôkinin: vai trò

từng loại

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xitôkinin.

Hooc môn ức chế sinh trưởng: Axit abxixic, êtilen, chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ. - Sự cân bằng hoocmôn thực vật - Ứng dụng trong nông nghiệp Phân biệt tác dụng chủ yếu và ứng dụng của từng loại Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

- Các nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi cây, ngoại cảnh, hoocmôn ra hoa- Florigen, quang chu kì, phitôcrôm. - Ứng dụng trong nông nghiệp. - Hoocmôn ra hoa. - Quang chu kì và phitôcrôm 2. Sinh Trưởng và phát triển ở động vật 4 tiết (3LT, 1TH) Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Khái niệm sinh trưởng và phát triển.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính ở động vật: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

- Phát triển không qua biến thái.

- Phát triển qua biến thái. + Phát triển qua biến thái

- phân biệt phát triển phôi và hậu phôi.

- phân biệt phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái. Phát triển qua biến thái

hoàn toàn và

biến thái không hoàn toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoàn toàn.

+ phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Bài 38, 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở động vật.

- Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong:

+ Giới tính.

+ Các hooc môn sinh trưởng và phát triển.

- Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.

+ Nhân tố thức ăn. + Các nhân tố khác.

- Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.

+ Cải tạo vật nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Hoocmôn sinh

trưởng và

hoocmôn tirôxin. - Hoocmôn điều hoà sự phát triển qua biến thái. - Hoocmôn điều hoà chu kì động dục ở động vật, chu kì kinh nguyệt ở người. - Các nhân tố bên ngoài: thức ăn, các nhân tố khác. Bài 40: thực hành quan sát ST và PT của một số động vật.

- Quan sát phát triển không qua biến thái ở gà.

- Quan sát phát triển qua biến thái ở tằm.

- Quan sát phát triển ở ếch.

Chương này đề cập đến đặc tính sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật riêng rẽ nhau. Vì vậy, giáo viên cần làm rõ khái niệm về sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển. Đối với cơ thể đơn bào như vi khuẩn mà đã được nghiên cứu ở lớp 10 thì sự sinh trưởng và phát triển của chúng là thể hiện sự tăng số lượng cá thể trong quần thể. Thực chất của sự tăng sinh này là do sự phân đôi của tế bào (cũng là sinh sản của tế bào) qua nhiều thế hệ. Đối với sinh vật đa bào, khái niêm sinh trưởng và phát triển có hơi khác và nó được dùng để biểu đạt sự tăng sinh của tế bào (cũng là sinh sản của tế bào) và đi theo là sự phân bố và biệt hoá tế bào để tạo thành các cơ quan trong cơ thể đa bào. Tuyệt đại đa số cơ thể đa bào phức tạp đều được hình thành từ một tế bào là hợp tử. Quá trình hình thành cơ thể đa bào từ 1 tế bào hợp tử theo thời gian là thể hiện sự sinh trưởng và phát triển. Quá trình này diễn ra gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau bao gồm quá trình sinh trưởng trong đó sự tăng sinh tế bào (do sự phân chia tế bào), tăng trưởng mô, tăng trưởng cơ quan và cơ thể do sự tăng lên về khối lượng. Đồng thời cũng diễn ra quá trình phát triển tức là quá trình hình thành các tế bào khác nhau (do biệt hoá tế bào), các mô khác nhau, các cơ quan khác nhau tạo nên cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản để cho ra thế hệ mới. Như vậy sự sinh trưởng là sự tăng khối lượng mô, cơ quan, cơ thể, còn sự phát triển là sự tạo thành cái mới tức là các tế bào mô, cơ quan khác nhau. Nhà phôi sinh học gọi quá trình sinh trưởng phát triển để tạo thành cơ thể là quá trình phát triển cá thể (ontogenesis) và sinh học hiện đại đã bước đầu làm sáng tỏ cơ sở phân tử, tế bào và quá trình di truyền của quá trình phức tạp này và trên cơ sở đó đã hình thành nên các công nghệ phôi, công nghệ nhân bản vô tính, công nghệ tế bào gốc… ứng dụng có hiệu quả trong nông nghiệp và y dược. Hai quá trình sinh truởng và phát triển tuy khác nhau nhưng có sự liên quan mật thiết, mối tương quan này ở các cơ thể khác nhau là không giống nhau và còn tuỳ thuộc vào môi trường sống. Nếu ta trồng cà chua với chế độ tưới nước và phân bón đầy đủ cà chua sẽ lớn đến một mức độ tối đa mới ra hoa kết trái, nhưng trong điều kiện thiếu nước đất cằn cối thì cà chua sẽ bé nhỏ còi cọc. Mỗi một loài có độ dài sinh trưởng và tuổi thọ khác nhau. Cây một năm thấp bé có tuổi thọ chỉ một năm (lúa, ngô) còn cây lâu

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm cao to có tuổi thọ hàng chục, hàng trăm năm (cây mít, cây chò). Ở động vật, chuột có tuổi thọ chỉ chục năm, con người có tuổi thọ khoảng trăm năm, còn rùa có tuổi thọ khoảng vài trăm năm. Thực vật và động vật có nhiều đặc điểm rất khác nhau về sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung sự sinh trưởng và phát triển ở động vật phức tạp hơn và đa dạng hơn so với thực vật.

Trong phần sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phần mới của SGK là bài 35 giới thiệu các chất điều hoà sinh trưởng (các phitôhoocmon). SGK cũ giới thiệu phần này còn rất sơ lược nhưng SGK mới đã đi sâu giới thiệu các nhóm chất điều hoà sinh trưởng khác nhau cùng cơ chế tác động của chúng. Có nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng như auxin, gibêrelin, xitôkinin. Có nhóm kìm hãm sinh trưởng như axit abxixic, êtilen. Sự phát triển như ra hoa kết quả, chín quả… cũng được điều hoà bởi các chất kích thích khác nhau như hoocmôn ra hoa florigen, các phitôcrôm, êtilen. Các yếu tố của môi trường tác động lên sinh trưởng và phát triển của cây thường thông qua tác động của các chất điều hoà sinh trưởng. Trên cơ sở hiểu biết về các chất điều hoà sinh trưởng, các nhà nông nhiệp đã áp dụng nhiều công nghệ để tăng năng suất cây trồng.

Phần sinh trưởng và phát triển ở động vật, SGK mới đề cập sâu hơn, có

hệ thống hơn đặc biệt giới thiệu các giai đọan phát triển phôi và hậu phôi ở các nhóm động vật phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Phần tác động của hoocmôn sinh trưởng được giới thiệu sâu hơn đặc biệt là các hoocmôn điều hoà chu kì kinh nguyệt ở người và đây là cơ sở khoa học cho các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên cũng như kế hoạch hoá gia đình.

Sinh trưởng phát triển là kiến thức về quá trình sinh lý ở cấp độ tế bào và cơ thể. Giáo viên cần cho học sinh thấy rõ chuỗi các sự kiện xảy ra theo một trình tự nhất định, có tính chất định hướng trong quá trình sinh trưởng phát triển của thực vật và động vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thực tế quá trình sinh trưởng và phát triển có thể quan sát bằng mắt thường thông qua nhận biết quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể thực vật và động vật hay những biểu hiện ra bên ngoài cho thấy sự phát triển của chúng như ra hoa, kết quả ở thực vật hay sự động dục ở động vật. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian để quan sát bằng mắt thường cả quá trình đó một cách toàn vẹn. Hơn nữa ta cũng chỉ quan sát được những biểu hiện bên ngoài của quá trình sinh trưởng và phát triển mà không thấy đựơc những diễn biến bên trong của quá trình. Chính vì vậy việc sử dụng những thước phim về sinh trưởng và phát triển sẽ giúp học sinh nắm bắt được quá trình đó một cách đầy đủ hơn.

Thông qua những thước phim như: sinh trưởng của cây cà chua. HS có thể quan sát thấy toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của thực vật từ lúc hạt nảy mầm=> cây => ra hoa => kết quả => hạt. Đây là cả một quá trình biến đổi dần dà và liên tục diễn ra trong cơ thể do các quá trình sinh lí, sinh hoá ở từng tế bào, mô cơ quan trong cơ thể. HS sẽ thấy rõ được tính định hướng của quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật. Những thước phim về cơ chế tác động của các hoocmon ở cả thực vật và động vật sẽ cho thấy sự tự điều chỉnh của quá trình. Qua đó sẽ toát lên mối quan hệ chặt chẽ của quá trình sinh trưởng và phát triển trong cơ thể sinh vật tạo một thể thống nhất toàn vẹn ở cấp độ cơ thể.

Để có thể sử dụng các thước phim này được hiệu quả cao về cả chất lượng hình ảnh, âm thanh cũng như kết hợp hoàn thiện với nội dung kiến thức mà học sinh cần đạt được thì phần mềm Lecture Maker là một trong những phần mềm có thể đáp ứng hiệu quả nhất .

2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế [5], [6]

Dạy học là một quá trình đòi hỏi sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nôị

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện - hình thức tổ chức - đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Nhiệm vụ của các nhà lý luận dạy học là nghiên cứu tìm ra những quy luật của sự tương tác giữa các thành tố này để tổ chức, thiết kế và điều khiển hợp lý quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Logíc của mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học là: dựa vào nội dung sách giáo khoa đã được biên soạn, giáo viên phải phân tích nội dung, căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định những mục tiêu mà học sinh phải đạt được sau khi học một bài hoặc một chương. Để đạt được mục tiêu giáo viên phải xác định được cần tập trung vào nội dung nào, sử dụng phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất.

a. Nguyên tắc thống nhất mục tiêu dạy học và quá trình truyền thông

Mục tiêu dạy học và quá trình truyền thông phải có sự thống nhất, không rời rạc:

Mục tiêu dạy - học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kỹ năng, thái độ phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy - học, có thể là cho một bài

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sh11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 26 - 98)