Quyền hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền hưởng bảo hiểm của người lao động khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

2.3. Quyền hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

nghiệp khi người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thời gian nộp hồ sơ giải quyết đối với chế độ TNLĐ, BNN được quy định tại Điều 106 Luật BHXH, Điều 59 Luật ATVSLĐ: doanh nghiệp nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, BNN cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, BNN. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ.

Thời gian nộp hồ sơ giải quyết đối với chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau TNLĐ, BNN được quy định tại Điều 107 Luật BHXH; Điều 60 Luật ATVSLĐ: Doanh nghiệp lập danh sách NLĐ được hưởng và nộp cho cơ quan BHXH. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và chuyển tiền cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền từ cơ quan BHXH thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho NLĐ.

Tại bản án số: 01/2018/LĐ-PT về việc “Tranh chấp bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động”12 của TAND tỉnh Bình Định. Theo bản án: Anh A là NLĐ tại Công ty A từ tháng 06/2011 đến tháng 6/2016. Do Cơng ty đóng tiền BHXH đến tháng 04/2012 nên khi anh A bị TNLĐ vào tháng 10/2015, anh A khơng có thẻ BHYT, khơng được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định. Vì vậy, anh A khởi kiện Công ty A yêu cầu thanh toán các chi phí điều trị tại bệnh viện do anh A bị TNLĐ; trả lại tiền điều trị thực tế tại Bệnh viện do BHYT không chi trả; chi trả tiền bồi thường mất sức lao động do TNLĐ; giải quyết chế độ TNLĐ. Quan điểm của Cơ quan BHXH thành phố Q thì: “Cơng ty A cịn nợ tiền bảo hiểm đến tháng

11/2016 là 741.505.122đ trong đó BHXH: 738.888.970đ; BHYT: 1.597.133đ; BHTN: 1.019.019đ. Trường hợp anh A yêu cầu thanh tốn bảo hiểm tai nạn phải có kết quả giám định, Công ty nộp BHXH đầy đủ cho NLĐ trong Công ty đến thời

12

điểm 11/2016, Công ty làm thủ tục cho NLĐ gửi đến BHXH xem xét”. Theo quy

định thì thời điểm anh A bị TNLĐ năm 2015, anh A phải được hưởng chế độ TNLĐ. Nhưng Công ty nợ tiền BHXH nên cơ quan BHXH xác định chỉ xem xét khi có kết quả giám định và Công ty nộp đủ tiền nợ BHXH cho NLĐ trong Công ty cho đến thời điểm tháng 11/2016. Thực tiễn cho thấy tới thời điểm anh A khởi kiện thì Cơng ty vẫn chưa nộp đầy đủ tiền BHXH cho cơ quan BHXH. Theo bản án này thì khơng rõ thời điểm nào anh A sẽ được hưởng chế độ TNLĐ, nếu có phải tới khi bản án có hiệu lực và được thi hành thơng qua q trình thi hành án. Như vậy, ngồi các điều kiện để được hưởng chế độ TNLĐ của NLĐ theo quy định của pháp luật thì NLĐ cịn phải có thêm hai điều kiện: doanh nghiệp đóng đầy đủ tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN cho toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp và doanh nghiệp nộp hồ sơ hưởng chế độ cho NLĐ.

Tại bản án số: 18/2017/LĐ-PT về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại”13 của TAND tỉnh Tây Ninh. Theo bản án: Ngày 12/01/2016, anh Nguyễn Thế V (là lái xe) đã cho lùi xe với tốc độ nhanh va chạm vào anh Trương Anh T làm anh T chết. Tại Biên bản điều tra tai nạn lao động số 03/BBTNLĐ của Thanh tra Sở lao động kết luận là TNLĐ. Nhân thân của anh T yêu cầu được hưởng chế độ TNLĐ là 30 tháng tiền lương. Cơng ty ĐN chỉ đồng ý thanh tốn chế độ TNLĐ là 12 tháng tiền lương. Lí do Cơng ty đưa ra là do anh T có lỗi khơng chấp hành nội quy Công ty nên xảy ra TNLĐ. Tịa án đã căn cứ vào bản án hình sự xác định lỗi hồn tồn thuộc về anh V và Biên bản điều tra TNLĐ để bác bỏ lập luận của Công ty, buộc Công ty phải bồi thường thiệt hại về TNLĐ cho thân nhân anh T với mức 30 tháng tiền lương14. Ở vụ án này, một sự việc rất rõ ràng, đã đầy đủ các thủ tục để NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ, nhưng doanh nghiệp viện lý do để kéo dài thời gian chi trả chế độ cho NLĐ. Theo quy định về thời hạn thực hiện bồi thường: Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ, NLSDLĐ phải ban hành Quyết định bồi thường; tiền bồi thường phải được thanh toán trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra Quyết định. Tại vụ án này, thời điểm xảy ra tai nạn là ngày 12/01/2016, ngày 16/3/2016 đã có Kết luận nhưng phải tới ngày 16/8/2017 (ngày

13 Phụ lục số 6 của Luận văn.

14 Điều 3 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

bản án phúc thẩm có hiệu lực) mà thân nhân của anh T vẫn chưa nhận được tiền bồi thường của Cơng ty ĐN vì cịn phụ thuộc vào thời gian thi hành bản án.

Tại bản án số: 22/2017/LĐ-PT về việc “Tranh chấp bồi thường trợ cấp tai nạn lao động”15

của TAND tỉnh Đồng Nai. Theo bản án: Ông Vũ Văn M bị TNLĐ với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 31% và đang được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ hàng tháng là 460.000 đồng. Năm 2012, ông M vào làm việc tại Công ty D và bị TNLĐ lần 2. Ngày 28/11/2012, Hội đồng giám định y khoa tỉnh Đồng Nai ban hành Biên bản giám định tổng hợp lao động về việc giám định mức độ suy giảm khả năng lao động tổng hợp của ông M là 52% vĩnh viễn. Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến khi ơng M khởi kiện, Cơng ty D không làm văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ cho ông M nên ông không được hưởng thêm chế độ trợ cấp TNLĐ hàng tháng là 392.717 đồng. Tòa án đã nhận định: “Ngày 10/2/2012, trong thời gian đang làm việc, ông M

bị té ngã dẫn đến trật khớp khuỷu tay phải, gãy xương thuyền phải và phải điều trị tại bệnh viện nên ông M thuộc đối tượng và đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo Điều 38 và 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 ... Do Công ty không làm văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông M theo quy định tại Điều 114 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 là lỗi hoàn toàn của Cơng ty D. Do đó, căn cứ vào Điều 604 và Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005, Tòa án sơ thẩm buộc Cơng ty D phải có trách nhiệm bồi thường trợ cấp tai nạn lao động theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động mới cho ông M là đúng quy định pháp luật”. Ngày 10/2/2012, ông M bị

TNLĐ, nhưng tới khi ông M khởi kiện, Công ty D vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, Tịa án đã căn cứ chế định bồi thường thiệt hại của Bộ luật dân sự, xác định lỗi và buộc Công ty D phải bồi thường tiền trợ cấp TNLĐ cho ông M trong thời gian Công ty chậm thực hiện nghĩa vụ lập thủ tục hưởng chế độ cho ông M (từ ngày 10/2/014 đến tháng 4/2017). Đồng thời, Tòa án vẫn tuyên buộc Công ty D phải có nghĩa vụ lập văn bản gửi cơ quan BHXH để giải quyết cơ quan BHXH chi trả chế độ TNLĐ hàng tháng cho ông M (từ tháng 04/2017 trở đi).

Qua các bản án có thể thấy, ngồi việc doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm TNLĐ, trong thực tế cịn có loại vi phạm về thực hiện nghĩa vụ lập thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ. Bởi theo quy định, việc lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ “bắt buộc” phải có văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của NSDLĐ.

15

Theo quy định của pháp luật, khi NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ về bảo hiểm TNLĐ, BNN thì tùy theo tính chất, mức độ mà phải chịu các chế tài như: Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân NLĐ hoặc của thân nhân của NLĐ (khoản 2 Điều 116 Luật BHXH; khoản 2 Điều 61 Luật ATVSLĐ); NSDLĐ có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì ngồi việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu khơng thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH (Điều 122 Luật BHXH); người nào vi phạm pháp luật về ATVSLĐ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật (Điều 90 Luật ATVSLĐ). Như vậy, quy định của pháp luật là khá đầy đủ, đồng bộ và đủ sức răn đe. Tuy nhiên, biện pháp thực hiện trong thực tiễn mới là nguyên nhân dẫn đến việc quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm TNLĐ, BNN còn bị vi phạm.

Từ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, tác giả đề xuất giải pháp sau: Thứ nhất, đối với các cơ quan quản lý về bảo hiểm thì cần đồng bộ các biện pháp từ hệ thống thống kê, nắm bắt thực trạng doanh nghiệp, giám sát, xử lí đúng đối tượng từ chế độ kê khai, báo cáo, chế độ thanh tra, giám sát cho tới phát hiện, xử lí. Hiện cơ quan BHXH quản lý theo chế độ kê khai, báo cáo của doanh nghiệp. Khi thanh tra, giám sát có việc doanh nghiệp vi phạm thì chưa có việc phân loại nợ bảo hiểm là của doanh nghiệp chây ì, loại nào của doanh nghiệp khó khăn, hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Từ đó, cơ quan BHXH chưa có loại hình thu nợ phù hợp như giãn nợ, giảm nợ, khoanh nợ. Đồng thời, khi phát hiện có vi phạm về nghĩa vụ nộp tiền bảo hiểm của doanh nghiệp thì áp dụng xử lí vi phạm hành chính, xử lý dân sự, hình sự cho phù hợp.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp cần nhận thức rõ trách nhiệm đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN của mình. Vì việc vi phạm nghĩa vụ về BHXH bắt buộc nói chung,

bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng khơng phải chỉ là việc vi phạm với nhà nước mà còn là vi phạm với NLĐ, ảnh hưởng tới quyền hưởng bảo hiểm của họ.

Thứ ba, nên quy định việc hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo hướng quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả trọn gói cho NLĐ. Nghĩa là, khi NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ thì quỹ BHXH sẽ chi trả tồn bộ chi phí, kể cả chi phí của NSDLĐ chi trả như hiện nay. Điều này sẽ thống nhất trách nhiệm của NSDLĐ về một mối làm cho họ tập trung vào sản xuất, kinh doanh. Điều này cũng làm cho trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ với nghề nghiệp được nâng cao, từ đó nâng cao được ý thức phòng chống TNLĐ, BNN cho họ. Đặc biệt, giải pháp này làm hạn chế đến tối đa những rủi ro của NLĐ khi NSDLĐ khơng có khả năng chi trả hoặc khơng tn thủ đúng quy định pháp luật. Để thực hiện được giải pháp này, mức đóng góp của NSDLĐ vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo tỷ lệ cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ rủi ro theo ngành nghề của doanh nghiệp16 như ở Thái Lan là từ 0.2%-2%. Để giải pháp này có hiệu quả, thì cũng nên đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc lập hồ sơ hưởng chế độ. Khi có sự kiện pháp lý xảy ra, khi cơ quan BHXH giới thiệu NLĐ đi giám định và khi đủ tỷ lệ suy giảm thì cơ quan BHXH có trách nhiệm lập hồ sơ chi trả chế độ cho NLĐ ngay, khơng cần phải có văn bản đề nghị của NSDLĐ.

Tác giả tin rằng, với giải pháp này, quyền hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ, bên yếu thế trong quan hệ lao động sẽ được đảm bảo. Vì giải pháp này cá thể hóa trách nhiệm của từng bên trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình: NSDLĐ có trách nhiệm kê khai, trích tiền lương của mình, của NLĐ nộp vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN; nếu NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ này, cơ quan BHXH bằng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đơn đốc, thu hồi, xử lý việc vi phạm; còn NLĐ, hàng tháng đã bị trừ một khoản tiền lương của mình để nộp vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN thì khi đủ điều kiện được hưởng chế độ, họ sẽ đương nhiên được hưởng chế độ và hồn tồn khơng bị phụ thuộc vào việc NSDLĐ có vi phạm nghĩa vụ về bảo hiểm TNLĐ, BNN.

16 Nguyễn Lâm Bình, 2011, Pháp luật về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc – Thực trạng và hướng hoàn

Một phần của tài liệu Quyền hưởng bảo hiểm của người lao động khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)