3.2.2 .Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bạc Liêu
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt và tình hình xã hội có nhiều biến động như hiện nay thì tình hình huy động vốn của ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn.
SVTH: Sơn Trang Trúc Ly 47
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2008 – 2010 QUA BA NĂM 2008 – 2010 Chỉ tiêu Thời gian So sánh 2008/2009 2010/2009 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Vốn huy động tại chỗ 340.776 437.150 575.195 96.374 28,28 138.045 31,58
1.1. Phân theo loại tiền 340.776 437.150 575.195 96.374 28,28 138.045 31,58
Việt Nam đồng 326.634 420.915 553.560 94.281 28,86 132.645 31,51
Tiền gửi có kỳ hạn 234.524 322.840 439.242 88.316 37,66 116.402 36,06
Tiền gửi không kỳ hạn 76.035 68.675 77.393 -7.360 -9,68 8.718 12,69
Huy động khác 16.075 29.400 36.925 13.325 82,89 7.525 25,60
Ngoại tệ quy VNĐ 14.142 16.235 21.635 2.093 14,80 5.400 33,26
1.2. Phân theo loại hình kinh tế 340.776 437.150 575.195 96.374 28,28 138.045 31,58
Tiền gửi doanh nghiệp 52.123 77.040 92.682 24.917 47,80 15.642 20,30
Tiền gửi tiết kiệm 272.578 330.710 445.588 58.132 21,33 114.878 34,74
Phát hành công cụ nợ (Kỳ phiếu,
CCTG..) 15.500 28.700 34.710 13.200 85,16 6.010 20,94
Tiền gửi của các TCTD & ĐCTC 575 700 2.215 125 21,74 1.515 216,43
2.Vốn điều hòa từ Trung Ương 185.535 189.487 198.100 3.952 2,13 8.613 4,55
Tổng nguồn vốn 526.311 626.637 773.295 100.326 19,06 146.658 23,40
(Nguồn: Phịng khách hàng NHTMCP Cơng Thương chi nhánh Bạc Liêu
SVTH: Sơn Trang Trúc Ly 48
Bảng 3: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHỖ TRONG TỔNG NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008 - 2010 QUA 3 NĂM 2008 - 2010
ĐVT: %
Tỷ trọng 2008 2009 2010
Vốn huy động taị chỗ 64.75 69.76 74.38
Vốn điều hòa từ Trung Ương 35.25 30.24 25.62
Tổng 100 100 100
2008
64.75 35.25
Vốn huy động tại chỗ
Vốn điều hịa từ Trung Uơng
HÌNH 3: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHỖ TRONG TỔNG NGUỒN VỐN NĂM 2008 NGUỒN VỐN NĂM 2008
2009
69.76
30.24 Vốn huy động tại chỗ
Vốn điều hịa từ Trung Uơng
HÌNH 4: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHỖ TRONG TỔNG NGUỒN VỐN NĂM 2009 NGUỒN VỐN NĂM 2009
SVTH: Sơn Trang Trúc Ly 49
2010
74.38
25.62 Vốn huy động tại chỗ
Vốn điều hòa từ Trung Uơng
HÌNH 5: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHỖ TRONG TỔNG NGUỒN VỐN NĂM 2010 NGUỒN VỐN NĂM 2010
Nhìn chung, tổng vốn huy động của ngân hàng có nhiều biến động qua các năm. Tổng vốn huy động năm 2008 là 526.311 triệu đồng, năm 2008 tổng vốn huy động là 626.637 triệu đồng, tăng 19,06% so với năm 2008. Đến năm 2010 vốn huy động tăng mạnh đạt 773.295 triệu đồng, tăng 23,40% so với năm 2009.
Trong đó, vốn huy động tại chỗ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng. Năm 2008 chiếm 64,75% tổng nguồn vốn. Năm 2009 chiếm
69,76%, năm 2010 chiếm 74,38% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, vốn điều hịa từ Trung Ương chiếm tỷ trọng ngày một thấp qua các năm (2008 chiếm 35,25% tổng nguồn vốn, 2009 chiếm 30,24%, 2010 chiếm 25,62% trong tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do ngân hàng nhận được sự tín nhiệm của người dân tại địa phương về chất lượng kinh doanh, dịch vụ cũng như sự an tồn và tình hình huy động vốn với những hình thức phong phú như: Rút thăm may mắn, gửi tiền trúng tiền, trúng xe….Chính điều đó làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đáng kể nên không cần huy động vốn thêm từ Trung Ương.
Mặt khác, trong những năm qua, việc cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng đã chạy đua đẩy lãi suất huy động lên mức rất cao. Đứng trước tình hình đó, để thu hút được nguồn vốn trong dân cư, ngân hàng đã nghiên cứu ban hành chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, bám sát lãi suất thị trường có tính cạnh tranh đi đơi với
SVTH: Sơn Trang Trúc Ly 50 cơng tác tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ huy động mới ngày càng hấp dẫn, phát hành thẻ ATM,… Đặc biệt lưu ý đối tượng khách hàng doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng có quan hệ tiền gửi và tiền vay,… Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động.
Tiền gửi doanh nghiệp
Tiền gửi của các doanh nghiệp tăng khá đều qua các năm: năm 2008 tiền gửi của các DN đạt 52.123 triệu đồng đến năm 2009 tiền gửi tăng 77.040 triệu đồng, tăng 47,80% so với năm 2008 và năm 2010 tăng lên 92.682 triệu đồng, tăng 20,3% so với năm 2009. Ta đã biết tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán, mấy năm gần đây tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Bạc Liêu là một tỉnh ít bị ảnh hưởng của biến động kinh tế vì đa số các doanh nghiệp trên địa bàn đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng thanh toán của các doanh nghiệp cũng được đảm bảo. Do đó, tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp tại ngân hàng tăng qua các năm.
Tiền gửi tiết kiệm
Những năm qua tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng lên, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm năm 2008 là 272.578 triệu đồng sang năm 2009 là 330.710 triệu đồng, tăng 21,33% so với năm 2008 và đến năm 2010 tiền gửi tiết kiệm tăng 445.588 triệu đồng, tăng 34,37% so với năm 2009. Tiền gửi tăng là do: trong thời gian gần đây ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mặt khác tình hình kinh tế - xã hội của thành phố phát triển hơn, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, thu nhập ngày càng cao, cuộc sống khá giả và sung túc hơn. Họ thường để dành cho tương lai như chuyện con cái học hành, dưỡng già,…. bên cạnh đó cũng có sự đóng góp khơng nhỏ của tất cả các nhân viên trong ngân hàng đã nỗ lực không ngừng vì mục tiêu phát triển của ngân hàng.
SVTH: Sơn Trang Trúc Ly 51
Phát hành công cụ nợ:
Đây cũng là hình thức mà ngân hàng huy động vốn nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh. Nguồn vốn từ phát hành kỳ phiếu,
CCTG chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008
phát hành công cụ nợ là 15.500 triệu đồng, năm 2009 là 18.700 triệu đồng, tăng 85,16% so với năm 2008. Và đến năm 2010 tăng 34.710 triệu đồng, tăng 20,94% so với năm 2009. Nguyên nhân là do các công cụ nợ không được rút vốn trước hạn nên người dân không sử dụng nhiều như hình thức gửi tiết kiệm.
Tiền gửi của các TCTD&ĐCTC
Nhóm tiền gửi này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 là 575 triêu đồng, năm 2009 tăng 700 triệu đồng (tăng 21,74% so với năm 2008). Năm 2010 tăng đột biến lên 2.215 triệu đồng (tăng 216,43% so với 2009).
Tóm lại, tuy gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhưng công tác huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Như vậy, trong ba năm qua ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn tích cực đã chiếm được lịng tin của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa cũng cho chúng ta thấy được ngân hàng đã tận dụng tốt các cơ hội đã huy động vốn triệt để tạo nguồn vốn đầu tư vào các chương trình kinh tế ở địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.