CHƢƠNG 1 .TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ
2.1. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân
dụng trên địa bàn Quân khu 7
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là một trong những đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. “Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là việc làm đi trước phục vụ cho việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm”12.
Nguyên nhân là nhân tố trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm bao gồm: Thứ nhất đó là những yếu tố tiêu cực thuộc bản thân người phạm tội và những yếu tố này luôn tồn tại một cách ổn định bền vững về mặt thời gian, khó bị thay đổi. Thứ hai đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực những yếu tố này có tính ổn định cao, tiềm ẩn trong lịng xã hội; điều kiện của tình hình tội phạm là những yếu tố khơng có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, những yếu tố này không bền vững, dễ thay đổi theo thời gian nhưng các yếu tố này lại tạo ra những khả năng và hoàn cảnh thuận lợi để nguyên nhân nhanh chóng làm phát sinh tình hình tội phạm. Việc phân biệt nguyên nhân điều kiện của tội phạm chỉ mang tính tương đối, nhưng khi xem xét chúng ở một tội phạm cụ thể, có thể dựa vào những đặc điểm khác nhau giữa các hiện tượng và quá trình để phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện của tình hình tội phạm13.
Do đặc thù quân đội như đã nói ở Chương 1 nên việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chiếm đoạt vũ khí qn dụng trên địa bàn Quân khu 7 cũng mang tính đặc thù qn đội. Tuy nhiên nó vẫn được xem xét trên các nhóm nguyên nhân và điều kiện như: nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội; nguyên nhân và điều kiện tâm lý - văn hóa xã hội; nguyên nhân và điều kiện tổ chức, quản lý; nguyên nhân và điều kiện thuộc về cơng tác phịng chống tội phạm.
12 Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 175.
13 Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 197.
21
2.1.1. Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội
Nguyên nhân về điều kiện kinh tế là một trong những nguyên nhân điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tội phạm, cụ thể là tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân dụng vì nó ảnh hưởng từ những yếu tố như mức sống, thu nhập, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ dân cư, mật độ dân số.
Sau hơn 20 năm đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, từ một quốc gia chỉ dựa vào nền nông nghiệp yếu kém đến nay đã phát triển trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong số đó có một số ngành chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Mức tăng trưởng bình quân ở mức 6,5% đến 7% năm, GDP từ năm 1986 chỉ là dưới 20 tỉ USD/năm đến nay đã đạt xấp xỉ 150 tỉ USD, mức thu nhập bình quân từ dưới 200 USD/người đến nay đã trên 1.500 USD/người14. Quá trình mở cửa phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đã mang đến cho đất nước nhiều thành quả, việc gia nhập các tổ chức trên thế giới đã thể hiện việc hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế cũng như các hoạt động khác của thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt về kinh tế xã hội thì cũng xuất hiện hiện tượng tiêu cực mà mặt trái của quá trình phát triển kinh tế và hội nhập đem đến như phân phối thu nhập khơng cơng bằng dẫn đến phân hóa xã hội, khoảng cách giàu nghèo càng xa, tỉ lệ tội phạm gia tăng, tính chất mức độ hành vi tội phạm ngày càng phức tạp, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới.
Địa bàn do Quân khu 7 quản lý bao gồm 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà rịa – Vũng Tàu, đây là địa bàn nằm chủ yếu thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, trước năm 1998 Quân khu 7 chỉ quản lý 7 tỉnh, thành phố đó là Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Bình Phước (Bình Dương và Bình Phước được tách ra từ tỉnh Sơng Bé cũ vào năm 1997), Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 12 năm 1998 thì hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng tách khỏi Quân khu 5 sát nhập về Quân khu 7. Về mặt địa lý, phía Bắc Quân khu giáp các tỉnh Đắc Nơng, Đắc Lắk, Khánh Hịa, Ninh Thuận thuộc Quân khu 5, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang thuộc Quân khu 9, phía Tây giáp các tỉnh Svay Rieng, Kongpong Cham, Kratie, Mondol Kiri thuộc Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài hơn 615 km, phía Đơng giáp biển Đơng với bờ biển dài khoảng 320 km. Diện tích tự nhiên vào khoảng 45.676,7 km2, dân số trung
14
22
bình trên địa bàn Quân khu 18.739.000 người, mật độ dân số 1.230 người/km2 15. Có 41 dân tộc sinh sống trên địa bàn Quân khu quản lý, chủ yếu là người Kinh, ngồi ra cịn có các dân tộc khác chiếm tỉ trọng dân số tương đối như: Hoa, Chăm, Khơ me, Tày, Mường, Châu ro, K’ho, Mạ, Nùng... Cùng với sự đa dạng về dân tộc đó là sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng, trên địa bàn Qn khu có hơn 4.500 cơ sở thờ tự của các tôn giáo với hơn 16.500 chức sắc tôn giáo. Đây là vùng kinh tế chính trị xã hội trọng điểm của cả nước, vì vậy tập trung rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao như khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, khu chế xuất Tân Thuận, Linh Xuân và Linh Trung; các khu công nghiệp như Biên Hịa, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Tân Tạo, Vsip với hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước như dầu khí, dệt may, điện, điện tử, cơ khí. Tổng thu ngân sách của các địa phương trên địa bàn Quân khu là hơn 380.000 tỉ đồng chiếm hơn 60% tổng thu ngân sách của cả nước.
Là khu vực phát triển năng động nhất cả nước với các đầu tàu kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, với tỉ lệ tăng trưởng cao, tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp diễn ra nhanh hình thành nhiều ngành nghề mới, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước, chính vì vậy lượng dân số trên địa bàn cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu này, do đó số lượng tăng dân số cơ học cũng tăng nhanh, tập trung tại các đô thị, địa phương có nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất, trong đó Bình Dương là tỉnh có tỉ suất nhập cư cao nhất là hơn 90% (1/3 dân số Bình Dương là dân nhập cư), tỉnh Đồng Nai là 27%, Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ suất nhập cư là 26%. Một trong những nguyên nhân nữa của việc tăng dân số cơ học đó là địa bàn có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục phát triển, đa dạng hình thức đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo được quan tâm đầu tư tốt hơn các khu vực khác. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe, y tế cũng tốt hơn các khu vực khác do có hệ thống các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hàng đầu quốc gia với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chun mơn cao.
Như chúng ta đã biết mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội nhưng chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhất là những năm gần đây, kết hợp với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế phát triển với tỉ lệ thấp, cơ cấu nền kinh tế chưa phù hợp, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tỉ lệ thất nghiệp
15
23
cao (hơn 4%), đời sống tầng lớp bình dân trở xuống ngày càng khó khăn, số lượng nhân lực khơng có việc làm tăng cao trở thành gánh nặng xã hội. Mặt khác, do những thiếu sót trong cơng tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội và cơng tác giáo dục đã làm cho tình hình xã hội thêm phức tạp, sự xuống dốc về đạo đức, tư tưởng và ý thức làm giàu quyết liệt và bất chấp thủ đoạn, lối sống thực dụng, buông thả chạy theo vật chất. Những điều kiện này tác động rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, tội phạm.
Là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng, những năm qua cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tình hình quốc phịng, an ninh, trật tự xã hội đã được giữ vững. Mặc dù đây là địa bàn mà các thế lực thù địch tập trung chống phá quyết liệt nhất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về an ninh. Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự phát triển không đồng đều, chênh lệch về điều kiện sinh hoạt, văn hóa đã làm cho tình hình tội phạm trên địa bàn Quân khu diễn biến phức tạp hơn, số lượng, tính chất, mức độ nguy hiểm, thủ đoạn hành vi ngày càng đa dạng phức tạp và thường tập trung ở khu vực thành thị, khu công nghiệp. Xuất hiện nhiều tội phạm mới, tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm xun quốc gia, có tính chất quốc tế và đặc biệt là tội phạm có tổ chức, điều đáng quan tâm hơn là việc cần có vũ khí “Nóng” cũng như sử dụng vũ khí qn dụng làm phương tiện cơng cụ phạm tội cũng như chống trả lại sự truy đuổi ngày càng lớn hơn.
Bên cạnh sự phức tạp của tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, nạn cướp giật, hoạt động tội phạm có tổ chức, theo kiểu xã hội đen, trong khi hiệu quả hoạt động chống các tội phạm này hạn chế nên ở một số người, một số bộ phận dân cư “Nhu cầu” cần có vũ khí qn dụng để bảo vệ mình làm nảy sinh tình trạng mua bán, tàng trữ, chiếm đoạt vũ khí quân dụng.
Những yếu tố này tác động trực tiếp lên lực lượng vũ trang Quân khu, nhất là đối với các quân nhân có xuất thân hồn cảnh gia đình khó khăn, xuất thân từ khu vực có tỉ lệ tội phạm cao.
2.1.2. Nguyên nhân về tâm lý xã hội
Tâm lý xã hội của người phạm tội hay nói cách khác đó là ý thức của người phạm tội đối với hành vi của mình, ý thức này được hình thành dựa trên nhiều yếu tố tác động như di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động giao tiếp trong quá trình sống và trưởng thành dưới những điều kiện nhất định.
24
Hầu hết các vụ chiếm đoạt vũ khí quân dụng trong thời gian qua được thực hiện bởi các đối tượng có tuổi đời từ 18 đến dưới 30. Đây là độ tuổi trẻ, trưởng thành khi đất nước đã có nhiều bước tiến quan trọng về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, đất nước về cơ bản đã bước qua thời kỳ khó khăn, các điều kiện văn hóa được nâng cao, tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc nhiều với các loại hình văn hóa khác nhau trong đó có nhiều các loại hình văn hóa khơng lành mạnh, khi tiếp xúc làm cho người tiếp nhận bị điều chỉnh và tác động lên ý thức dẫn đến suy nghĩ lệch lạc về đạo đức xã hội và ý thức pháp luật. Trong giai đoạn này dưới sự ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa phương Tây thơng qua con đường phim ảnh có nội dung bạo lực, kích động bạo lực, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, pháp luật không hề hiện diện cũng như khơng nói lên được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống xã hội. Thứ hai trình độ học vấn của các trường hợp phạm tội thấp nên việc nhận thức về cái đúng, cái đẹp cũng như cách lựa chọn các loại hình văn hóa để tiếp cận có nhiều hạn chế. Những điều này đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức pháp luật của giới trẻ và họ mang nó vào trong cả mơi trường qn đội.
Ví dụ: Cao Thanh V sinh năm 1989, tại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi nhập ngũ được huấn luyện chiến sỹ mới V được điều động về cơng tác tại 1 đơn vị đóng quân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình cơng tác V thường xun vi phạm kỷ luật, không chấp hành nội quy đơn vị, vắng mặt trái phép nhiều lần, sau nhiều lần nhắc nhở và áp dụng các biện pháp kỷ luật V vẫn khơng có chuyển biến mà cịn suy nghĩ tìm cách trả thù chỉ huy, trả thù đơn vị. V nghiên cứu nắm vững quy trình đổi gác của đơn vị, sau khi nắm vững quy trình V đã chiếm đoạt 01 súng tiểu liên AK và mang về nhà cất dấu. Khi xét xử V hồn tồn khơng tỏ ra ăn năn, hối cải mà vẫn có thái độ ngang tàng coi thường pháp luật bất chấp hình phạt dành cho mình có nặng đến đâu.
Bên cạnh đó, khi vào mơi trường qn đội bị khép mình vào kỷ luật học tập rèn luyện theo điều lệnh khác hẳn với mơi trường tự do bên ngồi muốn làm bất cứ gì mình thích, nhiều trường hợp đã không chấp nhận được môi trường quân kỷ thường xuyên vi phạm kỷ luật về việc chấp hành các nội quy trong ngày, vi phạm chấp hành thời gian đi tranh thủ (nghỉ phép) cũng như q trình huấn luyện khơng đạt kết quả dẫn đến việc thường xuyên bị nhắc nhở, kỷ luật trước đơn vị, khi bị áp dụng các biện pháp kỷ luật có những trường hợp không phản ứng nhưng không chấp hành, có trường hợp phản ứng quyết liệt khi bị nhắc nhở, kỷ luật thậm chí là ni ý định trả thù người chỉ huy như trường hợp Nguyễn Văn T sau khi bị nhắc
25
nhở trước Đại đội về hành vi rời bỏ đơn vị, đến 5 giờ sáng ngày hôm sau T dùng xẻng quân dụng cạy tủ súng đơn vị chiếm đoạt 01 súng AK cùng 03 hộp tiếp đạn chứa 75 viên đạn AK, T đến phòng nghỉ Đại đội dùng súng AK bắn vào đầu đồng chí Đại đội trưởng rồi tự sát.
- Tâm lý ăn chơi đua đòi
Như đã nêu tại phần nhân thân người phạm tội thì hầu hết các trường hợp phạm tội đều ở lứa tuổi thanh niên, đây là lứa tuổi phát sinh rất nhiều yêu cầu về vật chất, nhu cầu cá nhân, đòi hỏi sự đáp ứng cao độ, dễ sa ngã bị người khác lôi kéo, khi sự đáp ứng không xảy ra hoặc không như mong muốn thì rất dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu trên bất chấp đạo đức, bất chấp pháp luật. Bên cạnh đó dưới tác động của nhiều yếu tố xã hội một bộ phận nhân dân hình thành lối sống thực dụng, buông thả chạy theo đồng tiền, tơn thờ vật chất, sống ích kỷ, ln cho rằng đồng tiền có giá trị vơ địch và có thể đạt được tất cả mục đích khi có tiền, chính vì điều này đã làm cho họ ln muốn đạt mục đích có nhiều tiền bằng mọi cách dù biện pháp đó có vi phạm pháp luật đi nữa. Ngồi ra cịn phải nói đến tâm lý thích thể hiện, được cơng nhận là người hùng, người có bản lĩnh ăn sâu vào bộ phận giới trẻ qua việc tiêm nhiễm các ấn phẩm văn hóa khơng lành mạnh, giới trẻ tôn thờ các bộ phim của phương Tây nơi mà bạo lực và súng ống được sử dụng tùy tiện, hình ảnh anh hùng gắn liền với vũ khí, các ấn phẩm văn hóa này thể hiện