Các giải pháp phòng ngừa

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân dụng trên địa bàn quân khu 7 (Trang 64 - 119)

CHƢƠNG 1 .TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ

3.3. Các giải pháp phòng ngừa

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

Những biện pháp phịng ngừa chung là những biện pháp có tác dụng hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân của tội phạm nói chung. Khi áp dụng nó giải quyết được những nguyên nhân điều kiện cơ bản nhất của tội phạm

Quân đội là một bộ phận cấu thành của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành tố của xã hội nên những giải pháp chung về phòng ngừa tội phạm ngồi tác dụng phịng ngừa tội phạm cho tồn xã hội nó cịn tác động sâu sắc lên hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm trong quân đội và tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân dụng.

44 Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, tr. 239.

45 Trần Minh Sơn (2011), Phòng ngừa tội phạm Đào ngũ trên địa bàn Quân khu 7, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 61.

59

3.3.1.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế là một trong những biện pháp phòng ngừa cơ bản nhất của cơng tác phịng ngừa tội phạm. Với địa bàn là trung tâm kinh tế của cả nước là nơi phát triển năng động nhất của cả nước nên tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của lực lượng vũ trang Quân khu nói chung và cơng tác phịng ngừa tội phạm nói riêng. Tuy nhiên dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta cũng như khu vực Đông Nam Bộ nơi Quân khu đứng chân có tỉ lệ tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến với nhân dân trên địa bàn. Vì vậy cần có các giải pháp về kinh tế - xã hội như sau:

- Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của khu vực, tiếp tục phát huy những thế mạnh về kinh tế của vùng như sản xuất công nghiệp, giữ vững tốc độ phát triển của vùng trên 8,5 %, phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người lên trên 3.000 USD/năm. Thu hẹp khoảng cách phát triển và giàu nghèo giữa vùng thành thị và nông thôn, ưu tiên phát triển các vùng kinh tế ngoài khu vực thành thị để giảm áp lực về dân số lên các khu vực thành thị, có chính sách phù hợp về kinh tế nông thôn, nông nghiệp để người dân an tâm sản xuất bám đất, bám vườn, hạn chế q trình đơ thị hóa. Tiếp tục các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Có những giải pháp về việc làm, kéo giảm tỉ lệ thất nghiệp, tổ chức đào tạo nghề, đào tạo cơng nhân có trình độ cao đáp ứng được u cầu của nền kinh tế, cần có quy hoạch cụ thể giữa các ban ngành về đào tạo các chuyên ngành mà nền kinh tế đang cần tránh đào tạo tràn lan dẫn đến việc doanh nghiệp thì thiếu lao động, trong khi người lao động lại khơng có việc làm do chuyên môn không phù hợp. Nâng cao chất lượng đào tạo cũng như quy mô đào tạo cho Trung tâm dạy nghề Quân khu 7 (Trường dạy nghề số 7) mở rộng các đối tượng đào tạo, tiếp tục phát huy những ưu thế về đào tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ, các doanh nghiệp Quân khu cần tham gia tích cực hơn trong quá trình tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ, gia đình quân nhân tại ngũ.

Bên cạnh đó, cần phải làm tốt cơng tác xã hội như xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, các quỹ hỗ trợ việc làm. Các đơn vị kinh tế của Quân khu cần phải đi đầu trong chính sách hậu phương quân đội, đầu tư xây dựng các khu vực nông thôn trước đây là các khu căn cứ cách mạng (trong những năm qua Quân khu đã

60

làm rất tốt công tác này như: xây dựng Khu dân cư Tà Thiết – Bình Phước, Khu dân cư Bình Hịa Nam – Long An).

3.3.1.2. Giải pháp về văn hóa – giáo dục

Trong phần nhân thân của người phạm tội và nguyên nhân điều kiện của tội phạm chiếm đoạt vũ khí qn dụng thì nhóm tuổi của tội phạm này là từ 18 tuổi đến 30 tuổi đây là lứa tuổi có sức năng động lớn, nhanh nhạy dễ tiếp thu cái mới nhưng cũng còn nhiều hạn chế về nhận thức đúng sai, xấu tốt do đó việc cần có những giải pháp về văn hóa là rất quan trọng để phịng ngừa có hiệu quả tội phạm này.

Là khu vực có trung tâm văn hóa lớn của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh nơi tiếp nhận rất nhiều luồng văn hóa khác nhau cũng là nơi các hoạt động văn hóa xã hội rất phát triển với nhiều loại hình văn hóa đan xen gồm cả tích cực và tiêu cực. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin việc tiếp cận các tri thức văn hóa cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đi kèm những sản phẩm văn hóa lành mạnh bổ ích là những sản phẩm văn hóa độc hại đồi trụy, cổ súy cho lối sống thực dụng, vật chất, kích động bạo lực, dâm ô, những điều này tác động rất mạnh đến giới trẻ trên địa bàn trở thành một trong các nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì lẽ đó cùng với các giải pháp về văn hóa thì giải pháp về giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng là một trong những biện pháp cơ bản để giáo dục định hướng thanh niên nhận thức về cái đúng cái đẹp, nâng cao ý thức pháp luật cũng chính là nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội phạm. Vì vậy, cần phải có những giải pháp về văn hóa giáo dục và những giải pháp này phải đạt được mục đích là xây dựng được mơi trường xã hội tích cực, xây dựng con người mới với ý thức tuân thủ pháp luật. Theo tác giả để đạt được mục đích này cần có những giải pháp sau:

- Về văn hóa

Thứ nhất là tăng cường công tác quản lý đối với các loại hình văn hóa nhạy cảm như vũ trường, bar, karaoke vì đây là mơi trường rất thuận lợi cho các tệ nạn xã hội cũng như tội phạm phát triển, ẩn náu.

Thứ hai là quản lý việc cung cấp thông tin trên mạng internet, hạn chế những thông tin tiêu cực; quản lý việc đưa thông tin trên những trang mạng xã hội, định hướng cho ngành công nghệ thông tin xây dựng hệ thống mạng xã hội của người Việt, mang đậm bản sắc và văn hóa Việt; quản lý chặt chẽ về nội dung cũng như việc cung cấp các trò chơi trực tuyến, cần phân loại các trị chơi để có thể kiểm sốt

61

được đối tượng chơi, kiên quyết loại bỏ những trị chơi có nội dung bạo lực, dâm ơ (hơn 80% các trị chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và đồi trụy). Xây dựng khung pháp lý kịp thời, phù hợp để tăng cường công tác quản lý.

Thứ ba là xây dựng các khu vui chơi giải trí, văn hóa thể thao tại các khu vực tập trung nhiều lao động, dân nhập cư và tại nông thôn nơi mà việc tiếp cận các loại hình văn hóa rất hạn chế. Các đơn vị Qn khu tăng cường hơn nữa công tác giao lưu với địa phương tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh niên tại địa phương cũng như góp phần xây dựng vành đai đơn vị an tồn.

Thứ tư là phát huy vai trị của các đoàn thể, tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong, Mặt trận Tổ quốc trong việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa tại địa phương. Hiện nay, các hoạt động của tổ chức đoàn thể vẫn chưa đủ sức để thu hút thanh niên tham gia do các nội dung sinh hoạt còn hời hợt, khơng có chiều sâu, xa thực tế. Vì vậy cần phải có những thay đổi để việc sinh hoạt văn hóa thiết thực gần gũi lôi kéo được thanh niên tham gia, không để thanh niên xa vào những hoạt động tiêu cực.

Thứ năm là chú trọng đến công tác giáo dục tại địa phương, nhất là công tác giáo dục bậc phổ thông, đảm bảo quyền được học tập của thanh, thiếu niên. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong cơng tác phịng ngừa tội phạm vì nhà trường chính là nơi các em được học tập, rèn luyện kiến thức, văn hóa, đạo đức, pháp luật, ý thức cơng dân là tiền đề xây dựng nhân cách. Trình độ học vấn của thanh niên có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành ý thức pháp luật, thanh niên có trình độ học vấn càng cao thì ý thức pháp luật càng tốt và ngược lại thanh niên học không tới nơi tới chốn, bỏ học thì ý thức pháp luật càng thấp, khả năng vi phạm pháp luật càng cao, khi nhập ngũ việc chấp hành kỷ luật điều lệnh cũng hạn chế.

Thứ sáu là tăng cường tuyên truyền về xây dựng gia đình văn hóa vì gia đình là cái nơi hình thành nhân cách của thanh, thiếu niên. Việc trưởng thành trong một gia đình văn hóa chuẩn mực các thành viên thương yêu nhau, bố mẹ là những tấm gương mẫu mực về đạo đức, lối sống, có phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ là điều kiện tốt cho thanh niên sau này khi ra xã hội trở thành một công dân tốt, khi thực hiện nghĩa vụ là quân nhân tốt. Ngược lại, thanh niên trưởng thành từ gia đình khơng trọn vẹn, thiếu cha hoặc mẹ, gia đình khơng chăm sóc, giáo dục hoặc cha mẹ thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, hành xử bạo lực, nuông chiều quá mức, cha mẹ là người thường xuyên vi phạm pháp luật thì khả năng phạm tội của con cái càng cao.

62

- Giải pháp về giáo dục pháp luật

Đối với nhà trường

Có thể nói nhà trường có vai trị quan trọng bậc nhất trong giáo dục và tuyên truyền pháp luật. Ngoài việc học tập các kiến thức, nhà trường còn là nơi học tập rèn luyện nhân cách đạo đức qua các môn học như Giáo dục công dân, Đạo đức... Tuy nhiên, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường hiện nay cũng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu chung của phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, theo tác giả cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật tại nhà trường như sau:

Một là nâng cao vai trò và chất lượng giảng dạy của môn Giáo dục công dân bằng cách tăng cường số tiết lên gấp ba hiện nay 3 tiết/tuần, áp dụng môn học này cho cả lớp 11 và 12; tăng cường đội ngũ giáo viên được đào tạo mơn này chính quy, tránh sử dụng giáo viên kiêm nhiệm từ các bộ môn khác như Sử, thậm chí có trường cịn sử dụng giáo viên bộ môn giáo dục thể chất (môn thể dục); nội dung của môn học cần thực tiễn, tránh hàn lâm, gắn với đời sống thường ngày, hiệu quả giáo dục phải hướng tới hình thành ý thức, hình thành thái độ, cảm xúc và hành vi đạo đức chuẩn mực, bên cạnh đó cần đưa thêm những quy định cơ bản về pháp luật hình sự vào chương trình.

Hai là nâng cao hiệu quả quản lý học sinh tại các trường, có biện pháp xử lý đúng mực đối với những học sinh cá biệt, thường vi phạm nội quy trường học, việc xử lý kỷ luật phải được tiến hành trên tinh thần không định kiến, đồng thời phải giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh nhận ra lỗi lầm và tự giác sửa chữa qua đó nêu lên tấm gương giáo dục về ý thức chấp hành kỷ luật.

Ba là tăng cường các hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều kiện để cho hoạt động giáo dục pháp luật cụ thể sinh động hơn.

Bốn là công tác giáo dục quốc phòng tại nhà trường cần bổ sung thêm về nội dung công tác giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ của quân nhân, tạo được sự nhận thức chính chắn về người qn nhân cách mạng. Cơng tác huấn luyện về sử dụng, bảo quản vũ khí cần nâng cao nhận thức về đảm bảo an tồn cho vũ khí, giá trị của vũ khí đối với quốc phịng an ninh cũng như trật tự an tồn xã hội, lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật hình sự về tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân dụng. Mời các báo cáo viên là cán bộ sỹ quan thuộc các đơn vị thực binh về tuyên truyền giáo dục thanh niên, học sinh tại địa phương cũng như nhà trường về các hoạt đông quân sự

63

của lực lượng vũ trang quân khu vì các đơn vị thực binh làm rất tốt cơng tác giáo dục kỷ luật, bản lĩnh chính trị.

Đối với gia đình

Gia đình có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Gia đình là cái gốc của con người, là cái nơi hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi người. Q trình giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng tại gia đình mang tính thường xuyên và nêu gương (cơ chế bắt chước) dựa trên cơ sở tình cảm. Do đó, để có thể hình thành ý thức pháp luật nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật tại gia đình thì gia đình cần phải đảm bảo được yếu tố sau: Cha mẹ phải luôn nêu gương cho con cái trong đời sống hằng ngày về đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống chan hòa yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cha mẹ không hành xử bạo lực với nhau và với con cái, gia đình hạnh phúc, cha mẹ có phương pháp giáo dục con cái chuẩn mực khơng quá cứng rắn, cũng không quá nuôi chiều.

Đối với xã hội

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người diễn ra trong một thời gian dài và sự chịu tác động, chi phối của nhiều điều kiện, mơi trường như: Gia đình, lao động, sinh hoạt, học tập, mơi trường xã hội bởi vì con người ln gắn liền với đời sống xã hội. Nếu nhân tố tiến bộ trong xã hội chiếm ưu thế thì đó là điều kiện đảm bảo sự phát triển nhân cách cũng như ý thức pháp luật theo hướng tích cực. Vì vậy mà giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ của gia đình và nhà trường mà còn phải phát huy vai trò của xã hội. Theo tác giả để phát huy vai trò của xã hội đối với cơng tác giáo dục pháp luật thì cần các giải pháp sau:

Vai trị của Đoàn Thanh niên Cộng sản

Đoàn Thanh niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ, là trường học để giáo dục chính trị, đạo đức, văn hóa và pháp luật cho học sinh. Thông qua tổ chức đoàn, thanh niên được sinh hoạt trong một tập thể (chi đoàn, đoàn trường, đoàn phường, đoàn cơ sở). Đó là nơi hình thành tư tưởng, tình cảm đạo đức tốt đẹp cho thanh niên. Vai trị của tổ chức Đồn được thể hiện thơng qua các hoạt động xã hội như: Đội thanh niên tình nguyện, các phong trào thi đua học tập, tu dưỡng phấn đấu rèn luyện để trở thành thanh niên tốt, đồn viên tốt. Thơng qua các hoạt động của Đồn, học sinh thực hiện nhiệm vụ của mình là học tốt, rèn luyện tốt.

64

Để phát huy vai trị của tổ chức Đồn trong công tác giáo dục pháp luật, rèn luyện đạo đức cho thanh niên tại địa phương nhất là đối tượng thanh niên đã rời ghế nhà trường, cần phải:

Thứ nhất là xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, đặc biệt là nâng cao chất lượng hoạt động của các chi đồn. Vì đây là nơi trực tiếp quản lý giáo dục, rèn luyện thanh niên. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồn có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực cơng tác, có nhiệt huyết, được đồn viên thanh niên tín nhiệm,

Thứ hai là xây dựng chương trình hoạt động của Đồn phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức nhằm thu hút đơng đảo đồn viên, thanh niên tham gia như tổ chức mơ hình các câu lạc bộ thanh niên, đội thanh niên xung kích, đội thanh niên cờ đỏ để lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật, rèn luyện đạo đức.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân dụng trên địa bàn quân khu 7 (Trang 64 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)