CHƢƠNG 1 .TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ
3.1.1. Phương pháp dự báo tình hình tội phạm
Về phương pháp luận, cơ sở chung nhất để xây dựng cơ sở phương pháp luận của dự báo xã hội nói chung và dự báo tội phạm nói riêng là những luận điểm cơ bản của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lê nin35
. Cùng với những cơ sở về lý luận về tội phạm học là những phương pháp cơ bản nhất.
Dự báo tình hình tội phạm là một bộ phận của dự báo tình hình xã hội nên khi nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm cần nghiên cứu về dự báo tình hình xã hội. Hơn thế nữa khi dự báo tình hình tội phạm cần đặt nó trong tổng thể những mối quan hệ xã hội, nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữa các hiện tượng xã hội và hiện tượng của tình hình tội phạm. Như vậy, có thể nói những nguyên tắc cơ bản khi dự báo tình hình tội phạm là đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng xã hội khác, cần phân biệt những yếu tố quan trọng đối với đối tượng nghiên cứu và những yếu tố ít quan trọng hơn; thừa nhận sự ổn định cũng như tính biến động của các yếu tố, phải lưu ý đến lịch sử phát
34
Võ Khánh Vinh (1999), Giáo trình tội phạm học, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 178.
35 Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, tr. 154.
50
triển của đối tượng nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm phải dựa trên việc nghiên cứu tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại, dự báo tình hình tội phạm phải như là dự báo một hiện tượng xã hội mang tính xác xuất, dự báo tình hình phải mang đặc tính khả năng36
.
Đối với tội phạm chiếm đoạt vũ khí quân dụng như đã phân tích, đây là tội phạm có tỉ lệ ẩn cao, là một trong hai loại tội phạm có đặc thù ẩn cao các tội phạm xảy ra trong quân đội là “Đào ngũ” và “Chiếm đoạt vũ khí quân dụng”. Tác giả thống nhất với quan điểm sử dụng phương pháp loại suy và mơ hình hóa của Luận văn Phịng ngừa tội phạm Đào ngũ trên địa bàn Quân khu 7 của tác giả Trần Minh Sơn.
Tội phạm đào ngũ là một tội phạm cụ thể, là tội phạm có chủ thể đặc biệt nên cách tiếp cận cũng theo phương pháp chung và riêng biệt. Theo tác giả, tội phạm đào ngũ là tội phạm có độ ẩn cao vì con số ẩn (khơng qua xét xử) cao hơn con số thống kê của Tòa án. Mặc dù vậy, trong luận văn này tác giả vẫn sử dụng phương pháp loại suy là phương pháp dự báo tội phạm mà chủ yếu dựa vào những thơng tin về tình hình tội phạm trong thời gian qua, từ đó phát hiện ra các quy luật vận động và phát triển của tình hình tội phạm để rồi cho rằng các quy luật này vẫn cịn tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến tình hình tội phạm này trong tương lai. Ngồi ra, để dự báo tình hình đào ngũ, tác giả có kết hợp sử dụng phương pháp mơ hình hóa, dựa trên cơ sở logic của phương pháp này là rút ra kết luận theo tương tự37.