Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại địa bàn Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Phòng chống tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 48)

3 Từ điển luật học (1999), Nhà xuất bảnTừ điển Bách khoa Hà Nội, tr.52.

2.2 Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại địa bàn Đồng Tháp

chƣa thành niên thực hiện tại địa bàn Đồng Tháp

Qua nghiên cứu 63 bản án của Tịa án nhân dân cấp huyện và Tịa án nhân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua cho thấy:

- Về thời gian, địa điểm phạm tội

Thời gian phạm tội cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện xảy ra quanh năm. Địa điểm xảy ra hành vi phạm tội là bất cứ nơi nào trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Về phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội

Tội phạm cố ý gây thƣơng tích là loại tội phạm mang tính bạo lực, thƣờng cĩ nhiều thủ đoạn gây án khác nhau. Để đạt đƣợc mục đích gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác, bọn tội phạm thƣờng gây án nhanh, hành vi táo bạo và liều lĩnh. Hầu hết các vụ án gây thƣơng tích xảy ra là do mâu thuẫn giữa nạn nhân và đối tƣợng gây án.

Ngƣời chƣa thành niên chủ yếu sử dụng hung khí kết hợp với sức mạnh thể chất tấn cơng trực tiếp vào cơ thể của ngƣời bị hại. Các vụ án cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện xảy ra do ngƣời phạm tội và ngƣời bị hại cĩ mâu thuẫn từ trƣớc và ngƣời phạm tội đã cĩ sự chuẩn bị kế hoạch trƣớc. Thủ phạm từ chỗ nảy sinh ý định phạm tội, thăm dị, nghiên cứu quy luật sinh hoạt, đi lại của nạn nhân, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu và các mối quan hệ của nạn nhân để xác định hình thức, địa điểm, thời gian, cơng cụ, phƣơng tiện gây án hoặc là do mâu thuẫn tức thời, ngƣời phạm tội do nĩng nảy, nhất thời khơng thể kìm chế bản thân, cĩ xu hƣớng sử dụng bạo lực, phạm tội mà khơng cĩ ý định và sự chuẩn bị kế hoạch trƣớc. Sau khi phát sinh mâu thuẫn, ngƣời phạm tội nhanh chĩng tìm thêm lực lƣợng và tìm cơng cụ, phƣơng tiện ở gần hiện trƣờng và tiến hành gây án ngay.

- Về cơng cụ, phƣơng tiện phạm tội

Trong tội phạm cố ý gây thƣơng tích, cơng cụ, phƣơng tiện phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc, nhƣng đây là loại tội phạm cĩ sử dụng bạo lực cho nên việc sử dụng cơng cụ, phƣơng tiện để gây án của thủ phạm xem nhƣ là một nhu cầu của đối tƣợng khi thực hiện tội phạm. Mặt khác, cơng cụ, phƣơng tiện gây án quyết định hình thức và thủ đoạn gây án của thủ phạm. Việc lựa chọn sử dụng cơng cụ, phƣơng tiện để gây án cịn phụ thuộc vào yếu tố nạn nhân và sở trƣờng nghề nghiệp của đối tƣợng gây án.

Trong vụ án cố ý gây thƣơng tích thì mục đích của thủ phạm là gây thƣơng tích cho nạn nhân và nhanh chĩng tẩu thốt. Do vậy, các vụ án do thủ phạm và nạn nhân cĩ mâu thuẫn từ trƣớc thì thủ phạm thƣờng cĩ sự chuẩn bị cả về hung khí và phƣơng tiện thích hợp, nhất là dùng dao, mã tấu để gây án. Đối với các vụ án mâu thuẫn tức thời bộc phát do va chạm lời nĩi, cử chỉ, thái độ,…thì thủ phạm thƣờng sử dụng các vật cĩ sẳn trong ngƣời hoặc xung quanh khu vực phát sinh xung đột nhƣ: cây tre, chai bia, đá,… để tấn cơng nạn nhân.

Phƣơng tiện phạm tội chủ yếu của các vụ án là hung khí cụ thể nhƣ dao, mã tấu, kéo… chiếm đa số (51/63 vụ chiếm tỷ lệ rất cao 80,95%), cịn lại là sử dụng gậy, gạch đá…(12/63 vụ chiếm tỷ lệ 19,05%).

- Về giới tính

Đây là dấu hiệu phản ánh đặc điểm về nhân thân của ngƣời phạm tội, mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra sự khác nhau trong đặc điểm của tội phạm do nam hoặc nữ giới thực hiện.

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008 đến năm 2012 cho thấy tỷ lệ ngƣời phạm tội là nam chiếm đa số với 141/143 ngƣời, chiếm tỷ lệ 98,6% trong tổng số ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Cịn ngƣời chƣa thành niên phạm tội là nữ chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 2/143 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,4% trong tổng số ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

So sánh với tỉ lệ chung về phạm pháp hình sự ở lứa tuổi chƣa thành niên ở Đồng Tháp (73,8% là nam và 26,2% là nữ) thì thấy tỉ lệ nam giới là ngƣời chƣa thành niên phạm tội cố ý gây thƣơng tích chiếm tỉ lệ cao hơn. Hai đối tƣợng là nữ giới phạm tội cố ý gây thƣơng tích đều là các trƣờng hợp đồng phạm (cĩ đối tƣợng nam cùng thực hiện tội phạm) xuất phát từ mâu thuẫn của các băng, nhĩm đối tƣợng chƣa thành niên với nhau. Yếu tố tâm lý, thể lực đã dẫn đến tỉ lệ nam giới phạm tội cố ý gây thƣơng tích chiếm đa số. Các vụ mâu thuẫn cĩ sử dụng bạo lực ở ngƣời chƣa thành niên là nữ giới thƣờng đƣợc ngăn chặn kịp thời hoặc hậu quả xảy ra khơng lớn, khơng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về độ tuổi

Các thơng tin về độ tuổi của ngƣời phạm tội phản ánh tính chất, mức độ, đặc điểm của tội phạm ở từng độ tuổi cũng nhƣ ảnh hƣởng của độ tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Việc xác định đặc điểm về độ tuổi của tội phạm cố ý gây thƣơng tích là cơ sở để đánh giá yếu tố tâm lý và những yếu tố bên ngồi tác động đến độ tuổi này, từ đĩ đề ra những biện pháp phịng ngừa cĩ hiệu quả hơn.

Qua phân tích số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008 đến năm 2012 ta nhận thấy, tội phạm tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi (112/143 ngƣời) chiếm tỷ lệ 78,32% trong tổng số ngƣời chƣa thành niện phạm tội, cịn lại là lứa tuổi từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi (31/143 ngƣời) chiếm tỷ lệ 21,68%. Tỷ lệ giữa độ tuổi từ đủ 14 đến dƣới 16 năm 2008 chiếm 17,65% so với tổng số tội phạm (3/17 trƣờng hợp), năm 2009 chiếm 31,58% so với tổng số tội phạm (6/19 trƣờng hợp), năm 2010 chiếm 25,68% so với tổng số tội phạm (8/31 trƣờng hợp), năm 2011 chiếm 20,83% so với tổng số tội phạm (10/48 trƣờng hợp), năm 2012 chiếm 14,28% so với tổng số tội phạm (4/28 trƣờng hợp). Nhƣ vậy, độ tuổi phạm tội cĩ xu hƣớng trẻ hĩa vào các năm 2009 và 2010, gia tăng đột biến là năm 2009. Năm 2012 số lƣợng tội phạm ở độ tuổi từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi đã giảm đáng kể cịn 14,28%.

- Về động cơ phạm tội

Động cơ của ngƣời chƣa thành niên phạm tội cố ý gây thƣơng tích chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ. Nhƣng do đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời chƣa thành niên vốn đã chứa đựng sự nơng nổi, bốc đồng, đặc biệt ở những ngƣời chƣa thành niên cĩ khiếm khuyết về mặt tâm lý đƣợc hình thành trong mơi trƣờng sống phức tạp, bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực thì họ dễ lựa chọn cách giải quyết xung đột bằng bạo lực, thậm chí họ thực hiện hành vi bạo lực rất manh động, liều lĩnh và gây ra tội phạm.

- Về trình độ học vấn

Đây là dấu hiệu thể hiện sự khả năng nhận thức, hiểu biết về thế giới khách quan, từ đĩ ảnh hƣởng đến nhu cầu về vật chất, tinh thần cũng nhƣ ảnh hƣởng đến cách cƣ xử của ngƣời phạm tội.

Qua phân tích số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008 đến năm 2012 ta thấy đƣợc trình độ học vấn của ngƣời chƣa thành niên phạm tội cố ý gây thƣơng tích tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn ở mức thấp, cụ thể: Số ngƣời chƣa thành niên đã bỏ học tính tới thời điểm bị khởi tố chiếm tỷ lệ 54/143 ngƣời (chiếm tỷ lệ 37,76%), số ngƣời chƣa thành niên cịn đi học chiếm tỷ lệ 89/143ngƣời (chiếm tỷ 62,24%). Tỷ lệ giữa ngƣời chƣa thành niên phạm tội cĩ trình độ học vấn là rất cao chiếm 62,23% tổng số ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Cĩ thể nhận thấy rằng, tình trạng bạo hành giữa một nhĩm học sinh hoặc giữa các học sinh trong nhà trƣờng dần trở nên phổ biến.

Số đối tƣợng chƣa thành niên phạm tội cố ý gây thƣơng tích cĩ trình độ văn hố cấp 2 chiếm đa số (53,5%). Trong số ngƣời chƣa thành niên phạm tội cố ý gây thƣơng tích ở tỉnh Đồng Tháp những năm qua cĩ 62,24% đối tƣợng đang là học sinh, số cịn lại đã bỏ học. Nếu so sánh trình độ văn hố với độ tuổi ngƣời chƣa thành niên phạm tội cố ý gây thƣơng tích thì thấy sự “trùng khớp” giữa đa số ngƣời chƣa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 16 đến 18 (78,32%) và đa số ngƣời chƣa thành niên cĩ trình độ văn hố mù chữ, cấp 1, cấp 2 (85%). Điều đĩ cĩ nghĩa là hầu hết ngƣời chƣa thành niên phạm tội sau khi đã bỏ học (lứa tuổi 16 đến 18 nếu đi học thì đang là học sinh THPT), thốt khỏi sự quản lý, giáo dục từ nhà trƣờng và gia đình nên lêu lổng, tụ tập, đua địi (biểu hiện hƣ hỏng) và đi vào con đƣờng phạm tội. Phân tích trên cũng cho phép kết luận rằng, những gia đình cĩ con em (đặc biệt

là nam giới) bắt đầu học đến Trung học cơ sở phải chú ý quan tâm, giáo dục và kịp thời phát hiện những mâu thuẫn trong sinh hoạt, học tập để giáo dục, quản lý tránh việc để các em thốt khỏi tầm kiểm sốt của gia đình và nhà trƣờng, trốn học, bỏ học, tự giải quyết những mâu thuẫn cá nhân một cách bột phát. Thực hiện đƣợc nhƣ vậy sẽ gĩp phần tích cực vào phịng ngừa, ngăn chặn ngƣời chƣa thành niên phạm tội nĩi chung, phạm tội cố ý gây thƣơng tích nĩi riêng.

- Về hồn cảnh gia đình

Qua phân tích số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008 đến năm 2012 ta thấy đƣợc ngƣời chƣa thành niên phạm tội đại đa số cĩ đầy đủ bố và mẹ (139/143 ngƣời, chiếm tỷ lệ 97,20%), chỉ 04/143 ngƣời chƣa thành niên phạm tội cĩ bố mẹ ly dị nhau hoặc mồ cơi bố mẹ. Qua đĩ ta thấy đƣợc một vấn đề đáng báo động là phƣơng pháp giáo dục, quản lý con cái của các gia đình chƣa đƣợc hiệu quả. Đĩ cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện để ngƣời chƣa thành niên đi đến con đƣờng phạm tội.

- Về nạn nhân

Nạn nhân của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện đa số cĩ hành vi tiêu cực, đã kích động ngƣời phạm tội; cũng cĩ trƣờng hợp nạn nhân cĩ hành vi ngăn chặn tội phạm nên đã bị trả thù hoặc nạn nhân bị đánh nhầm. Giữa nạn nhân và ngƣời phạm tội thƣờng khơng quen biết nhau, một số ít trƣờng hợp là quen biết và cĩ mâu thuẫn từ trƣớc nên đã xảy ra tội phạm. Nạn nhân của tội phạm này chủ yếu là nam giới.

Một phần của tài liệu Phòng chống tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)