6. Cấu trúc luận văn
2.4 Khảo sát phân tích
Phần này sẽ trình bày kết quả khảo sát cụ thể về ẩn dụ cấu trúc trong
Tuyển tập thơ Nguyễn Duy ở những dạng biểu trƣng và phân tích những giá
trị mà các ẩn dụ cấu trúc mang lại. Cụ thể, ẩn dụ cấu trúc trong tuyển tập thể hiện những tình cảm của nhà thơ với quê hƣơng đất nƣớc, với con ngƣời và với thiên nhiên. Không chỉ có thế, chúng còn thể hiện triết lý của tác giả về con ngƣời và xã hội. Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 02: Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy
1 học trò con trai là ma quỷ 2 học trò con gái là thần tiên
3 cuộc đời là một cuốn sách (trang đời) 4 thời gian
5 tuổi thanh xuân ngày nay của em là tuổi xƣa của anh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 6 tuổi trẻ là một tài sản quý (anh cất dấu
tuổi trẻ mình)
7 mảnh ốc xà cừ là nguồn lửa (lấp lánh ánh lửa)
8 nông dân là áo nâu 9 nông dân là chân đất
10 con chữ là con ngƣời vất vả (chạy xiêu xiêu)
11 lũ bạn trai trời đánh thánh vật
12 ngƣời đã chết là ngƣời làm xanh cỏ(đứa xanh cỏ)
13 ngƣời anh hùng là ngƣời đỏ ngực huân chƣơng(đứa đỏ ngực)
14 nghề mộng du
15
tuổi thơ là quê hƣơng
(tuôi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa và hoa hoang cỏ dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua)
16
tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít con chim trả bắn mũi tên xanh biếc con chích choè đánh thức buổi ban mai ... v.v...
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn duy là tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Về với cội nguồn tình thƣơng dù đƣợc nhìn bằng con mắt sử thi lãng mạn song Nguyễn Duy không đi vào khai thác những hình ảnh hoành tráng, kì vĩ, mỹ lệ mà tìm về những vẻ đẹp cao quý trong thế giới những sự vật đơn sơ bình dị, nhạy cảm với những gì “ít ỏi, còm nhom, cọc cằn, đơn lẻ” (Lại Nguyên Ân). Thơ ông tìm đến những gốc sim, gốc rạ, những hạt lúa cháy, những ổ rơm vàng... Nguyễn Duy chú ý đến những con cò cái bống, trái bòng trái bƣởi... Trong tình yêu quê hƣơng đất nƣớc còn có tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên....Bên cạnh đó còn có những bài thơ “hạng nặng” đƣợc nhiều ngƣời quan tâm bởi vì nó đi thẳng vào những chuyện của ngày hôm nay, tâm tình của thời cuộc, mối quan tâm, mối liên hệ rộng với rất nhiều ngƣời, liên hệ sâu với nhiều lĩnh vực xã hội... Tất cả những thông điệp đó của nhà thơ đƣợc chuyển tải bằng nghệ thuật sử dụng các ẩn dụ cấu trúc mà chúng tôi sẽ trình bày trong những phần dƣới đây:
2.4.1. Nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người
Các bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc Nguyễn Duy sử dụng khá nhiều trong tuyển tập thơ. Trong số 405 ẩn dụ cấu trúc, chúng tôi thấy có 27 ẩn dụ có chứa bộ phận cơ thể con ngƣời, chiếm 6,67% trong tổng số các ẩn dụ cấu trúc đã đƣợc sử dụng.
Chẳng hạn:
- Tuổi trẻ anh áo nâu chân đất (5, ,11)
- Mười tám tuổi tôi đi
bước thứ nhất đặt bàn chân vào lửa (5 , 27)
- Tiếng bàn tay mang vết xước thường ngày (5, 138) - Con mắt chột của quá khứ
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Ngôn ngữ học tri nhận coi con ngƣời là thƣớc đo của thế giới. Cơ thể con ngƣời bao gồm các bộ phận của cơ thể nhƣ đầu, mình, chân, tay... Với hệ thống tri giác nhạy bén, cơ thể con ngƣời có 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác để cảm giác về thế giới bên ngoài và mã hoá các hiện tƣợng của thế giới đó thành các ẩn dụ.
2.4.1.1. Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên ngoài cơ thể con người
Qua tƣ liệu điều tra, trƣớc hết có thể nhận thấy rằng các câu thơ có ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy có nguồn là bộ phận cơ thể con ngƣời thƣờng có nghĩa biểu trƣng hay đƣợc quy chiếu sang đích là các trạng thái bên ngoài về công việc, hoạt động. Ví dụ:
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Trong cảm xúc lắng sâu sự nhớ thƣơng, hoài niệm về mẹ, giọng thơ Nguyễn Duy nhƣ tiếng nấc nghẹn ngào về nỗi vất vả, lam lũ của mẹ lúc sinh thời. Hình ảnh của ngƣời mẹ nghèo vất vả, cơ cực, đói nghèo mà giàu lòng yêu thƣơng vị tha. Mƣợn hình ảnh “yếm đào, nón quai thao”không nhằm tô nên vẻ đẹp hình thức của nhân vật qua lối miêu tả của ca dao mà ông lại dùng để đối lập nhằm tô đậm cái nghèo, cái cực khổ cay đắng, tất tả của mẹ, lúc nào cũng “rối ren tay bí tay bầu – váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Hình ảnh một ngƣời mẹ già lòng nhân ái và đức hy sinh trở nên sâu đậm hơn trong lòng độc giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 Không những thế, hình ảnh về mẹ vất vả lam lũ còn đƣợc nhà thơ khắc hoạ trong những công việc mẹ làm trong cuộc mƣu sinh vì chồng vì con:
Mẹ tôi gồng gánh thay chồng Da bánh mật mài mòn tre bánh tẻ (5, 26)
Gồng gánh là công việc nặng nhọc, đáng ra là việc của đàn ông.Vậy mà mẹ phải làm đến nỗi “ da bánh mật mài mòn tre bánh tẻ”. Tre bánh tẻ là loại tre có sức bền dẻo dai, khó bị bẻ gẫy hay bị bào mòn hơn những loại tre khác, vậy mà nó đã bị "da mẹ mài mòn"! Qua đây chúng ta cảm nhận đƣợconoix vất vả gian truân đè trên vai mẹ - Điều mà nguyễn Duy dùng lối nói ngƣợc nhƣ của dân gian.
Ẩn dụ cấu trúc trong nguồn là bộ phận cơ thể con ngƣời không chỉ biểu trƣng cho hoạt động sức mạnh của con ngƣời còn biểu trƣng cho các cung bậc về tâm lý tình cảm. Nguyễn Duy hay dùng hình ảnh bàn chân để biểu trƣng cho các ý nghĩa đó. Chẳng hạn:
Bàn chân chuyển lay đổ bốt sập đồn
đi êm hơn giấc ngủ những người thương. (5, 61)
Đây là bàn chân - những ngƣời lính trong kháng chiến chống Mỹ. Với quân giặc là đánh bốt, diệt đồn, bàn chân thể hiện sức mạnh của ngƣời lính cụ Hồ: hùng dũng đánh quân thù. Song đối với những ngƣời thân yêu, bàn chân đó lại thể hiện sự quan tâm, tình yêu thƣơng săn sóc, dù chỉ là giấc ngủ- “đi êm hơn giấc ngủ những người thương”.
Trong cuộc hành quân nơi đại ngàn Trƣờng Sơn, trƣớc cái lạnh buốt giá, Nguyễn Duy nhớ về những ngƣời nông dân với công việc cày cấy trong cái rét khắc nghiệt. Hình ảnh bàn chân đƣợc nhà thơ nhắc đến:
Cơn gió từ thung lũng mang lên Tiếng bạc xoá cánh đồng lăn nước giá Giọt sương muối co ro đầu nhảnh mạ
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57
Nhức nhối bàn chân phì phọp thở trong bùn. (5, 64)
Cảm thông với nỗi vất vả của những ngƣời làm ruộng nhà thơ muốn sẻ chia cùng họ.Có thể không trực tiếp chứng kiến những ngƣời dân cấy lúa trong giá rét những nhà thơ vẫn nghe thấy tiếng thở của bàn chân “phì phọp” trong bùn.Từ cái giá rét của thiên nhiên tác động đến ngƣời lính, không ngủ đƣợc, ngƣời lính ấy lại thƣơng về miền quê, nơi những ngƣời thân, hay những ngƣời nông dân đang làm việc chống chọi với giá rét.
Đối với đồng đội, trong giá rét:
Da thịt sưởi nhau tàn đêm sương giá Hơi thở bạn ngai ngái mùi rơm rạ
Chỉ một lần ấp ủ suốt mai sau. (5, 65)
Có lẽ vì thế, trong gió lạnh, lời thơ trở nên ấm áp tình ngƣời.
Cùng với hình ảnh bàn chân, bàn tay cũng đƣợc Nguyễn duy nhắc tới thể hiện công việc, hoàn cảnh của nhân vật:
Đất nước mình những năm còn gian khổ Bàn tay mang nhiều vẻ đẹp khác nhau ... Tiếng lận đận mây trôi bèo dạt
Tiếng bàn tay mang vết xước thường ngày. (5, 138)
Bàn tay mảnh dẻ của ngƣời con gái mà nhà thơ đƣợc gặp gỡ, chuyện trò không phải là bàn tay mềm mại của một tiểu thƣ khuê các. Bàn tay ở đây tháo vát, làm lụng vất vả đủ việc:
... Đôi bàn tay tài hoa biết làm âm thanh quyến rũ
Tôi ngỡ ngàng hiểu ra bàn tay em
... Từng giúp mẹ nhữnng đêm đông quét rác ... Ngày lụt to cả Hà Nội lên đê
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58
rồi con cá mớ rau bếp núc
Chăm chút một gia đình vẫn bàn tay tài hoa ... Em vá cho tôi cái áo lính cũ càng
bàn tay láy trên đôi vai đường khâu rất đẹp...
Mỗi công việc ngƣời phụ nữ làm và hoàn tất đều có sự tham gia tích cực của bàn tay. Bàn tay là ản dụ cấu trúc biểu trƣng cho một phụ nữ với
biết bao lo toan, với sự đảm đang và hy sinh hết mình cho ngƣời thân nhƣng cũng không kém phần lãng mạn với phím đàn – âm thanh bàn tay.
Bài thơ “Đánh thức tiềm lực” nhờ sự bảo đảm “Tiễn đƣa anh Sáu Dân đi làm kinh tế” nên lời lẽ mạnh mẽ và dõng dạc:
Cần lưu ý
Có cái miệng làm chức năng cái bẫy Sau nụ cười là lởm chởm răng cưa Có cái môi mỏng hơn lá mía
Hôn má bên này bật máu má bên kia Có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
Khái niệm bắn ra không biết lối thu về (5, 288)
Nhƣ vậy, cái đích quy chiếu cho nguồn là bộ phân cơ thể con ngƣời đƣợc nhà thơ Nguyễn Duy sử dụng để diễn đạt hoàn cảnh sống, sự vất vả của những con ngƣời trong xã hội với sự cảm thông và trân trọng sâu sắc. Họ là những con ngƣời Việt Nam cần cù làm lụng, hy sinh hết mình với tình yêu gia đình, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Họ là những ngƣời lính chiến đấu hết mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nƣớc, anh hùng khi ra trận và tình cảm trong đời thƣờng. Họ tiêu biểu cho những con ngƣời Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Các ẩn dụ cấu trúc có nguồn là bộ phận cơ thể con ngƣời còn có đích quy chiếu là thời tuổi thơ, tuổi trẻ của chính họ. Đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59
Tóc hoe hoe cháy trên đầu
ta và bạn gái cưỡi trâu học bài. (5, 49)
Những kỉ niệm về tuổi thơ in đậm trong tâm trí của bất kì ai khi đã đi qua nó. Với Nguyễn Duy, những kỉ niệm trong vắt hiện về là tuổi thơ nơi đồng quê chăn trấu, thả diều. Tóc hoe do dãi nắng, do nghich ngợm cùng bạn bè những trƣa hè nắng nóng. Tuổi thơ của ông là thế, hồn nhiên và vô tƣ không biết đến sự vât vả, lo toan của cuộc sống.
Không chỉ vẽ lên hình ảnh tuổi thơ của những đứa trẻ quê, Nguyễn Duy còn đề cập đến cái thiệt thòi của trẻ em nghèo do cuộc sống khó khăn:
Con mắt trẻ thơ thành con ong đất Đào thịt chui vào ngực tôi (5, 23)
Trong Thơ tặng người ăn mày, Nguyễn Duy thực sự cảm thông với những khó khăn của những ngƣời nông dân. Lụt lội, mất mùa, những ngƣời làm ra hạt gạo phải đi xin gạo. Nhà thơ thấm thía nỗi vất vả, sự khó khăn của những con ngƣời lầm than . Trong số họ có những em bé. Em bé phải cùng mẹ lang thang nơi sân ga xin ăn. Nguyễn Duy đau đớn bởi ông thƣơng mà không giúp gì đƣợc họ. Vì vậy mới thấy nhức nhối, đau đớn trƣớc cái nhìn nhƣ cầu cứu của của trẻ thơ. Con mắt trẻ thơ xoáy mãi vào lòng tác giả nhƣ một câu hỏi không có lời đáp.
Vẫn là hình ảnh mắt trẻ thơ nhƣng ở một bài thơ khác, nhà thơ lại dùng hình ảnh đó để nói đến sự dõi theo đoàn quân đi của một trẻ nhỏ:
Mắt trẻ con cứ tròn thao láo
Như hòn sỏi ném theo đoàn quân đi (5, 178)
Đó là trẻ thơ ở Lạng Sơn khi tác giả lên mặt trận Lạng Sơn năm 1979, trong cuộc chạy loạn gịăc vào chiến dịch năm 1979:
Trẻ con trên ô tô, trên xe trâu, xe thồ Trẻ con trên lưng, trẻ con trên tay
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60
Trẻ con lon ton níu váy níu áo
Đòn gánh nữa kìa kẽo kẹt nghiến trên vai
Một đầu gánh là trẻ con còn đầu kia là nồi là gạo Mắt trẻ con cứ tròn thao láo
Như hòn sỏi ném thao đoàn quân đi.
Trong hoàn cảnh đó, là một ngƣời nhạy cảm và giàu tình yêu thƣơng, nhà thơ không khỏi xót xa cho những em bé phải chạy giặc. Con mắt trẻ con nhƣ những câu hỏi lớn xoáy sâu vào lòng tác giả, vào đoàn quân đi đánh giặc: Bao giờ chiến tranh kết thúc? Bao giờ trẻ em đƣợc sống yên bình và hạnh phúc? Vì thế, ẩn dụ trên còn mang tính thời đại.
Trở về những kỉ niệm tuổi thần tiên khi đã trƣởng thành, gặp lại ngƣời bạn cũ cũng trƣởng thành nhƣ mình trong một chiều mƣa, những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ lại trỗi dậy trong lòng nhà thơ khi ông cảm nhận đƣợc:
Áo em ướt lẫn vào da Tóc lẫn vào gió – gió là sợi tơ Mắt em trong đến ngây thơ
Trong như nắng giữa mịt mờ mưa giăng. (5, 149)
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, ánh mắt trong đến ngây thơ nhƣ vẻ đẹp thuần khiết nổi trội trên cái nền ấy. Nguồn là ánh mắt trong trẻo của ngƣời bạn gái cũ, tác giả muốn biểu trƣng , muốn quy chiếu đến vẻ đẹp vĩnh hằng của ngƣời phụ nữ, cho dù cuộc sống có nhiều biến động. Và chính điều đó là chất men say của cuộc sống, hấp dẫn mọi ngƣời.
2.4.1.2. Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên trong của cơ thể con người
Hiện tƣợng sử dụng các bộ phận cơ thể con ngƣời làm nguồn để quy chiếu đến đích là một sự trừu tƣợng nào đó của thơ ca là một hiện tƣợng thú vị của ngƣời Việt. Bên cạnh việc sử dụng các bộ phận bên ngoài cơ thể nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61
mắt, miệng, chân, tay... Ngƣời Việt còn lấy những cơ quan nội tạng làm nguồn để quy chiếu sang đích (hay biểu trƣng) thế giới tình cảm của con ngƣời. Trong thơ Nguyễn Duy chúng ta cũng bắt gặp hiện tƣợng đó.
Bên trong cơ thể con ngƣời là thế giới nội tâm phức tạp, thê giới của những cảm xúc và ý chí. Con ngƣời biết cảm xúc và thể hiện ý chí bằng những khí quan nội tạng nhƣ: lòng, ruột, gan, dạ, mật, tim... Vì vậy, ngƣời
Việt thƣờng lấy bộ phận nội tạng của cơ thể con ngƣời để biểu trƣng cho những trạng thái tâm lý tình cảm khác nhau.
Theo cách tƣ duy của ngƣời Việt, thê giới tâm lý, tình cảm của con ngƣời nói chung đƣợc biểu thị một cách ƣớc lệ tƣợng trƣng toàn bộ bằng cái đƣợc chứa đựng trong bụng con ngƣời, tức là lòng ngƣời. Thơ Nguyễn Duy hàm chứa nhiều biểu tƣợng nhƣ thế.
Năm nay lại lụt trắng đồng Quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng Làng ta lại lóp ngóp làng
Lòng ta lại ếch nhái hoang cả lòng (5,55)
Lòng đƣợc dùng làm nguồn để quy chiếu sang phần đích nhƣ một
phạm vi tình cảm. Lòng đƣợc coi là một biểu tƣợng cho mọi tình cảm nói
chung. Ở đây, dùng ẩn dụ tri nhận, Nguyễn Duy thể hiện sự đau đớn xót xa khi ngƣời dân quê hƣơng lại trải qua một trận lụt. Thiên tai xảy ra cƣớp đi của nhân dân cả mùa màng thóc lúa. Trong tình thƣơng của nhà thơ còn chứa cả nỗi lo về tƣơng lai, khi lũ lụt hoành hành. Không trực tiếp chứng