0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Cuộc đời và sự nghiệp thơ Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ NGUYỄN DUY (Trang 33 -136 )

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Nguyễn Duy

1.2.1. Vài nét về cuộc đời Nguyễn Duy

Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một cây bút tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam (nhất là từ năm 1954 đến nay). Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phƣờng Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Quê hƣơng và gia đình có những ảnh hƣởng quan trọng đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy. Từ thuở nhỏ ông đƣợc bà ngoại đọc cho nghe rất nhiều hò vè, ca dao và những truyện nôm khuyết danh. Bà ngoại Nguyễn Duy không biết chữ nhƣng những gì bà thuộc lòng và đọc cho cậu bé Nguyễn Duy Nhuệ (tên khai sinh của Nguyễn Duy) đã ăn sâu vào tiềm thức của nhà thơ sau này. Nhiều ngƣời không hiểu tại sao Nguyễn Duy

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 chuyên trị thể loại lục bát một cách điêu luyện và vận dụng ca dao vào thơ mình tài đến nhƣ vậy. Đơn giản thôi, vì từ nhỏ thể thơ truyền thống này thông qua ca dao đã biến thành máu thịt, tâm hồn ông rồi. “Tôi lớn lên ở vùng quê nghèo đất Hà Trung, Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà nội đã ru tôi bằng những điệu ru theo thể thơ lục bát dân gian. Bởi thế, khi cầm bút, tôi đến với lục bát một cách tự nhiên, chứ không mất nhiều thời gian để lựa chọn một lối đi hợp lý cho thơ mình” - nhà thơ Nguyễn Duy kể tạicuộc tọa đàm về thơ Nguyễn Duy (Hà Nội 11/10/ 2010. Nhà thơ Nguyễn Duy là ngƣời đƣợc Viện Hàn lâm Rumania chọn để trao Giải thƣởng Lớn về thơ năm 2010).

Những năm 1956 – 1957, thơ thiếu nhi ngoài miền Bắc phát triển rất mạnh. Cuốn theo phong trào đó, mới 9 tuổi, Nguyễn Duy đã tập làm thơ với những bài tả cảnh trƣờng em, ruộng vƣờn, ngƣời thân... Bài thơ Nguyễn Duy in báo đầu tiên vào năm 1957 khi đang học lớp 2.

Năm 1962, Nguyễn Duy vào học cấp 2 ở Hà Nội, thời gian này ông đọc thêm đƣợc một số sách báo và cũng là lúc ông gửi thơ cho báo chí nhƣng không thấy nơi nào in. Do đó, dù làm thơ rất sớm nhƣng nhà thơ Nguyễn Duy chƣa chạm chân đƣợc vào lãnh địa của thành công dù tài thơ của ông đến nay không ai phủ nhận.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, ông là một chiến sĩ chiến đấu ở những nơi trọng điểm. Năm 1965, Nguyễn Duy làm tiểu đội trƣởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Năm 1966 ông trở thành lính đƣờng dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trƣờng đƣờng 9 - Khe Sanh, Đƣờng 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trƣờng miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Thời gian đó, Nguyễn Duy đã trở về với thơ lục bát. Bài thơ lục bát đầu tiên của thời kỳ này đƣợc Nguyễn Duy sáng tác trong hai năm bắt đầu từ năm 1969. Và đến nay, bài thơ đó

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 nằm trong chƣơng trình giảng dạy của sách giáo khoa, rất nhiều thế hệ học trò thuộc nằm lòng với những câu: “Tre xanh xanh tự bao giờ/ Tự ngàn xƣa đã có bờ tre xanh” (Tre Việt Nam). Bài Tre Việt Nam cùng với Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm đã mang lại cho ông giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn

Nghệ năm 1973, từ đó tên tuổi Nguyễn Duy đã có chỗ đứng trên văn đàn. Năm 1971, nghe đài gặp Hoài Thanh bàn chuyện ca dao hiện đại, trong đầu cậu lính trẻ Nguyễn Duy ghi nhớ mãi câu nói của Hoài Thanh: “Cái gì còn tồn tại đến hôm nay thì hiện đại”. Chính câu nói đó của Hoài Thanh góp thêm niềm tin mãnh liệt vào thể thơ lục bát Nguyễn Duy đang làm. Vì rằng ca dao chƣa bao giờ mất đi, vậy thì lục bát luôn luôn hiện đại. Sau lần nghe Hoài Thanh nói chuyện, Nguyễn Duy viết thƣ gửi qua đài nhƣng Hoài Thanh hồi âm từ Báo Văn Nghệ vì khi đó ông đang công tác ở đây. Trong thƣ hồi âm, Hoài Thanh mời Nguyễn Duy đến Báo Văn Nghệ bàn chuyện in một trang thơ. Cùng lúc nhận thƣ Hoài Thanh, nhà thơ Phạm Hổ (trƣởng ban thơ của báo) cũng viết thƣ cho Nguyễn Duy với cùng nội dung. Số báo tết năm 1972, Nguyễn Duy đƣợc in 2 bài thơ trên Văn Nghệ trong khi nhiều nhà thơ tên tuổi chỉ có 1 bài.

Sau chiến thắng 1975, Nguyễn Duy vẫn say sƣa và tiếp tục con đƣờng thơ của mình. Tiếng thơ của ông ngày càng đậm đà, ổn định một phong cách, một giọng điệu quen thuộc, mà vẫn rất hấp dẫn đối với ngƣời đọc. Tập thơ nổi bật của Nguyễn Duy là tập Ánh trăng (1984). Tập thơ đƣợc coi là

một bƣớc tiến trong thơ Nguyễn Duy, tập thơ đã đƣợc tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984 (cùng tập thơ Hoa trên đá của Chế Lan Viên). Ánh trăng tiếp tục viết về bộ đội, về công cuộc đời ngƣời lính sau chiến tranh với

những vần thơ tha thiết và thấm thía những trăn trở băn khoăn (Ánh trăng,

Nghe tắc kè kêu trong thành phố...). Cũng ở tập thơ này Nguyễn Duy còn

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 những con ngƣời thân thuộc bằng một tình cảm thiết tha, nặng tình, nặng nghĩa (Đò Lèn, Tuổi thơ, Cầu Bố, Ông già sông Hòng, Gửi Huế, Lời của

cây, Sông Thao, Đà Lạt một lần trăng...). Vẫn tiếp tục chất giọng ca dao

đậm đà, thân thuộc, nhiều bài trong ánh trăng viết theo thể lục bát hết sức nhuần nhị, ngọt ngào, nhiều khi khó mà phân biệt đƣợc chúng với những bài ca dao (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sƣ phạm, 2004).

Xuất hiện vào chặng cuối của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nƣớc, từ khoảng 1972 trở đi, Nguyễn Duy đã trở thành một gƣơng mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Cho đến nay, Nguyễn Duy vẫn là một trong số không nhiều nhà thơ "thời ấy" còn sung sức và đƣợc bạn đọc yêu thích. Có thể thấy tài năng và con đƣờng thơ của ông phát triển và khẳng định gắn chặt với những năm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, với chùm thơ đăng trên báo Văn nghệ, 1972, Nguyễn Duy đã chiếm đƣợc lòng mến mộ của độc giả. Nhà phê bình Hoài Thanh có công phát hiện và giới thiệu Nguyễn Duy. Ông khẳng định ở thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp "không gì so sánh đƣợc", "quen thuộc mà không nhàm chán", "Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên", chất thơ của Nguyễn Duy chính là "cái hiền hậu, một cái gì rất Việt Nam". Cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 tiếp tục khẳng định tài năng của nhà thơ trẻ này bằng việc trao Giải Nhất cho chùm thơ 4 bài của Nguyễn Duy (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ

rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Năm 1973, tập thơ đầu tay

của ông ra đời - tập Cát trắng. Tập thơ tuy không phải bài nào cũng đạt,

nhƣng ngƣời đọc đều thấy có nét đặc sắc riêng dễ nhận ra. Đó là sự dung dị, đằm thắm chất dân gian mà vẫn mới lạ, là cái chân chất, chắc bền sâu kín. Nguyễn Duy thƣờng hƣớng nhiều về đất, ca ngợi cái sức mạnh âm

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 thầm lặng lẽ, cái cần cù bền bỉ và chịu đựng hi sinh. Những bài nhƣ Tre Việt

Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Em bé lạc mẹ,...là những bài thơ nhƣ thế.

Ông từng làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trƣởng Đại diện của báo này tại phía Nam. Nguyễn Duy đƣợc tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học nghệ thuật năm 2007.

1.2.2. Sự nghiệp thơ Nguyễn Duy

Theo Hoài Thanh,“Thơ Nguyễn Duy thể hiện cái cao đẹp của con

người không tuổi không tên” và cái “Chất quê đằm thắm”[23] . Không

những thế, còn “Đậm đà phong cách Việt Nam ”. Tất cả điều đó đƣợc hiện lên ở những tác phẩm chính của ông nhƣ:

Cát trắng, NXB Quân Đội Nhân dân, 1973 Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984 Đãi cát tìm vàng, NXB Văn Nghệ, 1987 Mẹ và em, NXB Thanh Hoá, 1987

Đường xa, NXB Trẻ, 1989 Quà tặng, NXB Văn Học 1990 Về, NXB Hội Nhà văn, 1994 Vợ ơi, NXB Phụ nữ, 1995

Bụi, NXB Hội Nhà văn, 1997.

Thơ Nguyễn Duy (2010, tuyển tập những bài thơ tiêu biểu nhất của ông)

Ở các thể loại khác, Nguyễn Duy cũng có nhiều tác phẩm thành công:

Em-Sóng (kịch thơ - (1983) , Khoảng cách (tiểu thuyết - 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký - 1986).

Khi đang còn là học sinh trƣờng Phổ thông Trung học, Nguyễn Duy đã làm thơ. Sự nghiệp thơ ca luôn song hành với cuộc hành trình của một

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 ngƣời chiến sĩ trong suốt cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và hành trình của một công dân trong thời đại hoà bình. Trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Duy đã rất thành công trong cảm hứng ngợi ca đất nƣớc và nhân dân anh hùng. Những tác phẩm đƣợc bạn đọc yêu mến : Cát trắng;

Những ghi chép ở Trường Sơn ...

Từ sau năm 1975 đến nay, đất nƣớc đang từng bƣớc chuyển mình để đi tới sự đổi mới toàn diện, đó là cái nền hiện thực để Nguyễn Duy hƣớng ngòi bút của mình vào những vấn đề có tính chân thực cao về đời sống xã hội. Nổi lên là đề tài về sự thức tỉnh tự giáo dục để hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách. Nhiều bài thơ ông viết về những trăn trở, suy nghĩ của mình về tƣơng lai đất nƣớc, tƣơng lai của con ngƣời và môi sinh (3 bài thơ) . Bài thơ đầu mang tên Đánh thức tiểm lực viết từ năm 1980 đến 1982 với những suy tƣ

về tiềm lực và tƣơng lai của đất nƣớc. Bài thơ thứ hai đƣợc viết lúc ông đến thăm Liên Xô và đến năm 1988 mới hoàn thành mang tên "Nhìn từ xa...Tổ

quốc". Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông mắt thấy tai nghe trong

thời kì bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, "nhƣ những nhát dao cứa vào lòng ngƣời đọc" (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ 3 viết sau đó chục năm, mang tên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vẫn cùng thi pháp với 2 bài thơ trƣớc

nhƣng chủ đề lại rộng hơn: những suy nghĩ về thiên nhiên, không gian và tƣơng lai con ngƣời. Những bài thơ nhƣ thế của Nguyễn Duy trở thành một tác phẩm văn học có sức thuyết phục nhƣ một bài bình luận - chính luận, một thiên Phóng sự, Bút ký, hay nếu xâu chuỗi, hệ thống. Có nhà nghiên cứu cho rằng thơ Nguyễn Duy là hình ảnh sinh động về quá trình đổi mới, sự thay đổi trong quan niệm về phản ánh hiện thực và tƣ thế phát ngôn của nhà thơ.

Nguyễn Duy có nhiều thành công ở thơ lục bát. Thơ lục bát của Nguyễn Duy đƣợc viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy đƣợc giới phê bình đánh giá là ngƣời đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã đƣợc đƣa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam.

Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

Nguyễn Duy là nhà thơ có phong cách độc đáo. Theo nhà phê bình Hoài Thanh thì: “Khi mở những trang thơ Nguyễn Duy, cứ thoáng nghe “cái

mùi bùn nặng ngấu”, mùi của rơm rạ, đất đai quen thuộc. Cứ dậy lên đến khiến phải trăn trở khi hương cau ngan ngát lan toả khắp không gian, khi cái thơm nồng của bồ kết níu kéo, gợi thức ... cư ngân nga lời ru tha thiết mà nghẹn ngào chua xót. Cứ thấy lạ mà quen, xa mà gần, to tát mà thì thầm, trầm tĩnh ”[23].

Đằng sau những trang thơ, ta thấy hình ảnh của nhà thơ tự do, yêu đời và tự coi mình là “thi sĩ thảo dân”. Nguyễn Duy chân thật đến mộc mạc khi khắc hoạ chân dung và tính cách của mình. Chính điều đó làm cho kiểu giao tiểp trữ tình của nhà thơ đạt hiệu quả nghệ thuật và hấp dẫn độc giả.

Tìm hiểu những chặng đƣờng thơ Nguyễn Duy, chúng tôi thấy ông đúng là “một thi sĩ thảo dân” nhƣ nhận định của Chu Văn Sơn [5]. Chất thảo dân của Nguyễn Duy thể hiện ở việc khai thác những vẻ đẹp cao quý trong thế giới từ những sự vật bình dị của cuộc sống đất nƣớc mình. Thơ ông bám rễ sâu vào cuộc sống đời thƣờng để khơi nguồn sáng tạo. Những đề tài mà nhà thơ đặc biệt quan tâm là những bà, những mẹ, những ngƣời nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 “nơi thửa ruộng bạc phếch nứt nẻ”, hay nơi “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu

bốn mùa”... với công việc trồng ngô, cấy lúa. Nguyễn Duy thƣờng hƣớng

ngòi bút của mình về với cội nguồn dân tộc với những hình ảnh bình dị và rất đỗi thân thƣơng với nhà thơ nhƣ gốc rạ, đống rơm, những hạt lúa cháy, những ổ rơm vàng, những bát nƣớc ngô non, những qủa dƣa ếch bò toài qua cát nóng; với những con cò, cái bống, cái tôm... Bằng nghệ thuật của thơ lục bát, bằng những hình ảnh ẩn dụ độc đáo, tất cả những hình ảnh ấy thể hiện đƣợc tình cảm dân dã và yêu quê hƣơng đất nƣớc của nhà thơ.

Tình yêu đất nƣớc trong thơ Nguyễn Duy còn thể hiện ở mong muốn về một xã hội ổn định, không xô bồ, hỗn tạp với những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, của “nấc thang của biểu giá sinh hoạt”... mong muốn đó đƣợc nhà thơ thể hiện chân thành mà mộc mạc. “Đơn sơ mà kì diệu chính là diện

mạo bao trùm của cái đẹp Nguyễn Duy. Đơn sơ chứa đựng kì diệu, kì diệu ngay trong đơn sơ” (Chu Văn Sơn). Chính vẻ đẹp đó làm nên phong cách

nghệ thuật thơ của Nguyễn Duy, trong đó có việc sử dụng ẩn dụ mà những phần tiếp theo của luận văn sẽ trình bày.

[[

1.3.Tiểu kết

Ẩn dụ có mối quan hệ chặt chẽ với tƣ duy, cụ thể nó là một phƣơng thức tƣ duy của con ngƣời. Ẩn dụ tri nhận hay ẩn dụ ý niệm đƣợc hiện thân hoá qua trải nghiệm cảm xúc của chúng ta. Tất cả những gì vốn là phẩm chất riêng của bản thân con ngƣời đều có thể suy nghĩ kiểu ẩn dụ tri nhận.

Chƣơng thứ nhất của luận văn trình bày những vấn đề cơ bản về lý thuyết của ẩn dụ tri nhận để làm cơ sở tiếp tục thực hiện các phần nội dung nghiên cứu quan trọng tiếp theo của luận văn. Qua những trang thơ của Nguyễn Duy, luận văn sẽ khai thác, phân tích những nhóm từ, những biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 thức của ẩn dụ tri nhận ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ tri nhận bản thể, từ đó có thể thấy đƣợc những giá trị nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

Chương 2


ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ NGUYỄN DUY

2.1. Về Khái niệm Ẩn dụ cấu trúc

Ẩn dụ cấu trúc là “loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị ) của một từ ( hay một biểu thức) này đƣợc hiểu (đƣợc đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ

Một phần của tài liệu ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ NGUYỄN DUY (Trang 33 -136 )

×