Chủ thể trong quan hệ quảng cáo trên mạng internet

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo trên mạng internet tại việt nam (Trang 37)

Chƣơng 1 : Khái quát về quảng cáo trên mạng internet

2.2.2. Chủ thể trong quan hệ quảng cáo trên mạng internet

Để tạo ra một quảng cáo được truyền bá tới cơng chúng cần có sự tham gia của nhiều chủ thể. Đối với HTQC trên mạng internet các chủ thể tham gia HĐQC bao gồm: Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, chủ thể tiếp nhận quảng cáo. Dựa theo tính chất cơng việc mà các chủ thể trong quan hệ quảng cáo trên mạng internet được tác giả chia thành 3 nhóm: Tổ chức, cá nhân tự thực hiện quảng cáo; nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và chủ thể tiếp nhận quảng cáo.

Tổ chức, cá nhân tự thực hiện quảng cáo

37 Xem thêm Điều 8 Luật Quảng cáo 2012.

38

Xem thêm Điều 109 Luật Thương mại 2005.

[30]

Trong quy định của pháp luật chủ thể này không được định nghĩa. Nhưng nếu xét theo dựa trên tính chất HĐQC trên mạng internet thì tổ chức, cá nhân tự thực hiện quảng cáo chính là người quảng cáo theo quy định của pháp luật.

Khoản 5 Điều 2 LQC 2012 định nghĩa: “Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó”.

Khoản 1 Điều 20 LQC 2012 thì HĐQC về hoạt động kinh doanh hàng hố, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, với quy định này thì các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo được tự thực hiện HĐQC hàng hóa, dịch vụ của mình trên mạng internet khi có đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, khơng phải tất cả các chủ thể có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đều có thể tự mình thực hiện HĐQC. Quy định này chỉ là một quy định “mở” đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước.

Điều 103 LTM 2005 cũng quy định về quyền quảng cáo thương mại. Theo đó, các thương nhân Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình hoặc th thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình. Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của LQC 2012. Riêng tổ chức, cá nhân nước ngồi khơng hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện40. Như vậy, chỉ những thương nhân hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam mới có quyền tự thực hiện HĐQC sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình trên mạng internet. Khi tổ chức, cá nhân tự mình thực hiện HĐQC trên mạng internet, họ có những quyền lợi và nghĩa vụ của người có sản phẩm, dịch vụ muốn quảng cáo – người quảng cáo.

Tổ chức, cá nhân tự thực hiện quảng cáo có các quyền và nghĩa vụ sau đây: - Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình; - Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;

- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo;

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện;

[31]

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật41.

Đồng thời, người quảng cáo khi muốn thực hiện quảng cáo thương mại trên internet cũng phải đáp ứng những điều kiện theo quy định42: Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo; phải có giấy phép với các quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, mỹ phẩm, dịch vụ khám chữa bệnh…

Điểm 1 Mục III Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác quy định trách nhiệm của người quảng cáo khi tự gửi thư điện tử hay tin nhắn quảng cáo: (1) Chỉ được phép gửi thư điện tử hoặc tin nhắn quảng cáo sau khi người nhận đồng ý về: Loại thông tin, sản phẩm, dịch vụ quảng cáo; Số lượng tối đa thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định và thời gian có thể gửi quảng cáo (2) Trách nhiệm lưu giữ thông tin về sự đồng ý của người nhận và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu (3) Trong trường hợp tự gửi tin nhắn quảng cáo qua internet, hoặc sử dụng dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn và dịch vụ tin nhắn qua mạng internet, chỉ được phép sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng internet đã được Trung tâm VNCERT cấp mã số quản lý và công bố trên trang thông tin điện tử http://www.vncert.gov.vn.

Như vậy, với HTQC trên mạng internet, người quảng cáo có thể tự thực hiện HĐQC trên mạng internet, nhưng phải tuân thủ những quy định của pháp luật về điều kiện cũng như những nội dung để thực hiện quảng cáo trên mạng internet.

Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo

Với HTQC trên mạng internet, ngoài việc được lựa chọn việc tự thực hiện HĐQC các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước còn được quyền thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện, truyền tải quảng cáo. Các đối tượng được xếp vào nhóm nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gồm: Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo.

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Khoản 6 Điều 2 LQC 2012 quy định: “Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là

tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo”.

Điều 104 LTM 2005 cũng quy định: “Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác”.

41 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012.

[32]

Như vậy, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng internet là thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động ngành, nghề cung cấp dịch vụ quảng cáo thương mại thực hiện một, một số hoặc tồn bộ các cơng đoạn của quá trình quảng cáo. Khi thực hiện HĐQC trên mạng internet họ phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 LQC 2012 và có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo;

- Được người quảng cáo cung cấp thơng tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;

- Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;

- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

- Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;

- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật43.

Tóm lại, so với tổ chức, cá nhân tự mình thực hiện HĐQC thì quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được quy định chặt chẽ, khắt khe hơn khi thực hiện HĐQC. Thể hiện ở chỗ: (1) Họ chỉ được quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo của mình, nhưng khơng được tồn quyền quyết định hình thức, phương thức khi thực hiện HĐQC mà phải thực hiện theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo (2) Họ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mà họ trực tiếp thực hiện quảng cáo khi mà họ không phải là người sản xuất, cung cấp dịch vụ đó. Tuy nhiên, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được tham gia góp ý kiến trong khi người quảng cáo chỉ được thông báo về quy hoạch quảng cáo của địa phương về quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

Người phát hành quảng cáo

Khoản 7 Điều 2 LQC 2012 quy định: “Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến cơng chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thơng tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.”.

[33]

Như vậy, người phát hành quảng cáo trên mạng internet chính là tổ chức, cá nhân làm chủ trang thông tin điện tử, báo điện tử đã dùng trang thông tin điện tử, báo điện tử thuộc trách nhiệm quản lý của mình làm phương tiện để đăng quảng cáo thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng. Với quy định này, khi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức cá nhân tự mình thực hiện HĐQC trên mạng internet họ cũng có thể trở thành người phát hành quảng cáo.

Người phát hành quảng cáo có các quyền và nghĩa vụ khi thực hiện HĐQC trên mạng internet:

- Được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo.

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật44.

Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo không khác nhiều so với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Vì xét về mặt bản chất, họ cũng như người kinh doanh dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện “hộ” để đưa HĐQC tới cơng chúng. Nhìn chung lại, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo đều là nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo.

Theo quy định tại Điểm 2 Mục III Thơng tư số 12/2008/TT-BTTTT thì khi nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gửi thư điện tử hay tin nhắn quảng cáo, họ có trách nhiệm: (1) Lưu lại thông tin về yêu cầu từ chối và xác nhận yêu cầu từ chối ít nhất 60 ngày hoạt động sau cùng của hệ thống (2) Lưu lại nội dung thư quảng cáo trong thời gian ít nhất 60 ngày kể từ khi gửi thư điện tử quảng cáo đó (3) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định và (4) Trong trường hợp gửi tin nhắn quảng cáo qua internet, chỉ được phép sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng internet đã được Trung tâm VNCERT cấp mã số quản lý và công bố trên trang thông tin điện tử http://www.vncert.gov.vn.

Đối với những nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn quảng cáo qua mạng internet, họ có trách nhiệm:

- Gắn nhãn đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn cho mọi tin nhắn gửi từ hệ thống;

 Nhãn có dạng [Mã số quản lý] với tin nhắn khơng có nội dung quảng cáo.

[34]

 Đối với tin nhắn quảng cáo do người quảng cáo gửi, nhãn có dạng [QC Mã số quản lý].

Trong đó, mã số quản lý chính là mã số quản lý của nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng internet được Bộ TT&TT cấp.

 Đối với tin nhắn quảng cáo do nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn gửi, nhãn có dạng [QC Mã số quản lý]. Trong đó, mã số quản lý bao gồm mã số quản lý của nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng internet và mã số quản lý của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn phân cách nhau bằng một dấu phẩy.

- Thực hiện việc lưu giữ:

 Thông tin về yêu cầu từ chối và xác nhận yêu cầu từ chối ít nhất 60 ngày hoạt động sau cùng của hệ thống;

 Nội dung các tin nhắn quảng cáo có gắn nhãn QC trong thời gian tối thiểu 60 ngày kể từ khi gửi tin nhắn đó;

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định tại phần VI Thông tư 12/2008/TT-BTTTT45.

Chủ thể tiếp nhận quảng cáo

Khác so với các nhóm chủ thể khác trong HĐQC, chủ thể tiếp nhận quảng cáo là chủ thể có nhiều quyền, có ít nghĩa vụ nhất (1 nghĩa vụ) trong các chủ thể. Bởi họ là người tiếp nhận những thông tin từ quảng cáo, bị ảnh hưởng về quyền lợi trực tiếp từ quảng cáo để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Khi thực hiện HĐQC trên mạng internet, chủ thể tiếp nhận quảng cáo có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Được từ chối tiếp nhận quảng cáo;

- Được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khơng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo;

- Được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật;

- Khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo46.

45 Mục IV, Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT.

[35]

Như vậy, có thể thấy với những quy định của pháp luật khi tham gia HĐQC, chủ thể tiếp nhận quảng cáo thực tế chỉ có quyền mà khơng bị ràng buộc nghĩa vụ. Nghĩa vụ của họ chỉ phát sinh khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, và họ muốn được pháp luật bảo vệ thì họ phải chứng minh được thiệt hại đó. Đây cũng là một quy định khá hợp lý, vì chủ thể tiếp nhận quảng cáo là đối tượng quảng cáo hướng đến để truyền thông tin, thu hút sự chú ý và bị ảnh hưởng bởi các thông tin này.

Khi thực hiện hoạt động quảng cáo, pháp luật quy định việc các chủ thể thực hiện hoạt động này phải chịu trách nhiệm đối với những thông tin về sản phẩm,

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo trên mạng internet tại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)