Hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo trên mạng internet tại việt nam (Trang 54 - 62)

Chƣơng 1 : Khái quát về quảng cáo trên mạng internet

2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện

2.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động

diễn ra một cách lành mạnh, hiệu quả tác giả xin đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật như sau:

2.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động quảng cáo trên mạng internet động quảng cáo trên mạng internet

Thống nhất quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo đối với mặt hàng là rƣợu

Như tác giả đã trình bày ở phần trên, sự mâu thuẫn trong quy định về cấm quảng cáo rượu trong LTM 2005 và LQC 2012 đã gây ra sự khó khăn khi điều chỉnh HĐQC rượu trên mạng internet. Vì vậy, cần phải có biện pháp thống nhất các quy định của pháp luật điều chỉnh về sự mâu thuẫn trong hai văn bản luật này để tạo ra sự dễ dàng, đồng bộ khi áp dụng cũng như xử lý các quy định của pháp luật. Hiện nay, để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc được quy định trong Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật 2008 hoặc nguyên tắc được thừa nhận trong khoa học pháp lý74.

Nguyên tắc chọn luật giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn về luật áp dụng, nhưng trên thực tế những nguyên tắc này vẫn gây nên sự hoang mang cho những người thực hiện HĐQC, người thực thi pháp luật. Vì vậy, theo tác giả nên có những sự điều chỉnh phù hợp giữa các quy định của các văn bản pháp luật khác nhau, văn bản ra đời sau nên được ưu tiên áp dụng thay thế cho quy định có liên quan đã tồn tại ở văn bản trước. Vì:

(1) Văn bản ra đời trước thường sẽ có phần nào quy định không theo kịp sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Hơn nữa, đối với văn bản ra đời sau, chính các nhà

làm luật cũng đã biết đến quy định có liên quan đã có trước, nhưng họ vẫn để sự mâu thuẫn này tồn tại. Phải chăng, chính những nhà làm luật trong suy nghĩ đã mặc nhiên cho rằng quy định sau sẽ được áp dụng thay thế cho quy định trước mà không cần phải nói ra rõ ràng.

(2) Các văn bản luật chính của nước ta hầu như đều được ra đời trước khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do đó, khi nước ta gia nhập WTO sẽ có những quy định khơng cịn phù hợp với quy định pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia theo nguyên tắc quy định pháp luật không trái, không tạo ra sự

74 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: Trong trường hợp các văn bản quy phạm

pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; Nếu có quy định khác nhau về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau; Nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. Nguyên tắc khoa học pháp lý: Khi có sự khác nhau giữa luật chung và luật chuyên ngành thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

[47]

phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ trong nước so với hàng hóa, dịch vụ nước ngồi. Vì vậy, để tránh tạo ra sự phân biệt đối xử này, nên sửa quy định của văn bản luật điều chỉnh HĐQC đã có trước thống nhất với LQC 2012.

Chi tiết hóa quy định về quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục

Quy định về quảng cáo được dư luận xem là quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục hiện nay vẫn là một quy định mở, mang cảm tính cá nhân. Bởi lẽ, hiện nay pháp luật vẫn chưa có một văn bản nào quy định chi tiết thế nào là một quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục. Do đó, với những quảng cáo bị dư luận đánh giá hay bị cơ quan nhà nước xử phạt vì vi phạm quy định này vẫn dựa trên cảm tính cá nhân nhiều hơn cơ sở pháp lý. Vì vậy, doanh nghiệp bị xử phạt về hành vi này vẫn ln có thái độ khơng đồng ý với quyết định xử phạt, cũng như các doanh nghiệp muốn tiến hành những quảng cáo hơi nhạy cảm vẫn ln cho rằng mình khơng vi phạm pháp luật. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khi các quảng cáo được xem là vi phạm xuất hiện, nhà quảng cáo thì cho rằng mình khơng vi phạm, dư luận u cầu cơ quan nhà nước xử lý, cơ quan nhà nước lại phân vân liệu có thể xử lý được khơng. Để tránh tình trạng này, cũng như nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật quảng cáo với những vi phạm này, tác giả nghĩ cơ quan nhà nước nên có văn bản hướng dẫn chi tiết quy định này, đưa ra nguyên tắc xác định, mức tiêu chuẩn đánh giá thế nào là quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nâng mức xử phạt đối với các vi phạm pháp luật quảng cáo

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt cao nhất đối với các vi phạm pháp luật về quảng cáo chỉ là 100.000.000 đồng. Trong khi đó, lợi nhuận thu được khi thực hiện các HĐQC lại cao hơn gấp nhiều lần. Ví dụ như với những sản phẩm thu lại doanh thu cao như TPCN, mỹ phẩm, sữa và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ… các doanh nghiệp thường hay cố tình bỏ qua các quy định về quảng cáo đối với những sản phẩm đặc biệt này, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Bởi lợi nhuận thu được từ việc bán được các sản phẩm này là rất cao, trong khi nếu bị phát hiện thì họ cũng chỉ chịu mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng. Như vậy, hiện nay, mức xử phạt với hành vi vi phạm còn thấp, chưa tương xứng, hậu quả mà nó để lại cũng như khơng đủ sức răn đe, ngăn chặn các doanh nghiệp có ý định vi phạm pháp luật về quảng cáo. Do đó, theo tác giả nên nâng mức xử phạt đối với vi phạm quảng cáo lên tới 500.000.000 đồng – mức xử phạt cao nhất hiện nay, và nếu quảng cáo gây hậu quả nghiêm trọng có thể xử lý hình sự đối với cá nhân cố tình giấu giếm thơng tin gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng cũng như các chủ thể liên quan khác.

[48]

HĐQC hiện nay được điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật, dưới các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả nên xây dựng văn bản điều chỉnh HĐQC theo hướng khái quát và phân định phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn. Vì trên thực tế, khi thực hiện HĐQC, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo gần như không sử dụng các quy định trong LTM 200575. Bởi những quy định về quảng cáo gần như đều đã được điều chỉnh hết tại các văn bản quy định về HĐQC. Do đó, LQC 2012 nên được hiểu là văn bản chuyên áp dụng để điều chỉnh hoạt động giữa cơ quan nhà nước với các chủ thể quảng cáo về hình thức sử dụng quảng cáo, phương tiện sử dụng quảng cáo, các khiếu nại, tranh chấp có liên quan, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ quảng cáo. Còn đối với các vấn đề chưa được quy định rõ trong LQC 2012 liên quan đến hợp đồng dịch vụ quảng cáo, nội dung, tác động của quảng cáo nên được điều chỉnh ở những văn bản chuyên ngành. Mặt khác, đối với những quy định về quảng cáo nhằm gian dối, quảng cáo nhằm mục đích CTKLM cũng nên được quy định riêng bởi quy định của Luật Cạnh tranh.

2.3.2. Phân quyền quản lý của nhà nước với HĐQC trên mạng internet

Theo quy định của pháp luật, Chính phủ đã giao cho Bộ VHTT&DL là cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với việc quản lý HĐQC. Tuy nhiên, HĐQC trên mạng internet mang tính kỹ thuật phức tạp cao, mang nặng tính kinh doanh thương mại. Với một cơ quan khơng có chun sâu về môi trường mạng internet như Bộ VHTT&DL thì việc Nhà nước giao cho cơ quan này quản lý HĐQC trên mạng internet dường như không hợp lý. Nhưng nếu giao việc này cho Bộ TT&TT, một cơ quan có chun mơn về kỹ thuật thì chưa hẳn là một phương án hiệu quả. Bởi lẽ, trước đây khi giao việc quản lý HĐQC cho Bộ TT&TT đã không mang lại hiệu quả cao.

Vì vậy, theo tác giả nên quy định sự phân quyền chức năng quản lý nhà nước đối với HĐQC trên mạng internet thuộc sự quản lý của Bộ Công thương. Bởi Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước chuyên về các vấn đề mang tính kinh doanh thương mại, kể cả các vấn đề về quảng cáo trong cạnh tranh. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh thương mại trực tuyến hiện nay cũng đang được sự quản lý của Bộ Công thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin). Điều này là bằng chứng cho thấy Bộ Cơng thương cũng có cơ quan có đủ trình độ chun môn kỹ thuật trong việc quản lý HĐQC trên môi trường mạng internet phức tạp. Do đó, nếu giao việc quản lý HĐQC trên mạng internet cho Bộ Công thương, các vấn đề về việc xác định hành vi vi phạm luật quảng cáo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, theo tác giả, nên đồng thời quy định trách nhiệm phối hợp giúp đỡ giữa Bộ Công thương và các cơ quan hữu quan trong việc giám sát HĐQC trên mạng internet. Chẳng hạn như Bộ TT&TT giám sát việc cấp phép quảng cáo trên

75 http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Xay-dung-phap-luat/9439/Hoan-thien-phap-luat-ve-hop-dong-trong- cac-van-ban-phap-luat-chuyen-nganh, truy cập ngày 24/5/2014.

[49]

các trang thông tin điện tử, quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn qua mạng internet; còn Bộ VHTT&DL giám sát nội dung các quảng cáo có vi phạm các quy định pháp luật khơng.

2.3.3. Tuyên truyền pháp luật về quảng cáo trên mạng internet với các chủ thể trong hoạt động quảng cáo trên mạng internet

Hiện nay, các quảng cáo xuất hiện trên mạng internet không chỉ là các quảng cáo do những nhà kinh doanh dịch vụ quảng cáo tiến hành mà cịn do chính người quảng cáo tiến hành, vì vậy khơng phải ai thực hiện quảng cáo đều nắm vững các quy định pháp luật về quảng cáo. Do đó, theo tác giả, với tất cả các doanh nghiệp có thực hiện HĐQC trên mạng internet, sự tun truyền khơng phải chỉ dừng lại ở hình thức các khẩu hiệu “thực hiện HĐQC theo đúng các quy định pháp luật” mà cịn phải được thể hiện dưới dạng hành động. Ví dụ như khi có một quyết định, một văn bản pháp luật mới được ban hành, các cơ quan liên quan đều được tổ chức các buổi hội thảo, hoặc được nhận các văn bản hướng dẫn, các doanh nghiệp cũng nên được tuyên truyền theo hình thức này. Có thể tổ chức các buổi học và cung cấp các tài liệu về pháp luật quảng cáo nói chung và quảng cáo trên mạng internet cho các doanh nghiệp để họ hiểu và nắm bắt các quy định pháp luật.

Đối với công chúng – đối tượng tiếp nhận quảng cáo thì việc tuyên truyền quy định pháp luật nên chú trọng vào tuyên truyền các hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo để họ nhận biết được các quảng cáo vi phạm quy định pháp luật và có thể tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quan.

[50]

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Quảng cáo trên mạng internet là một HTQC mới và cũng đã được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật. Tại Chương 2, tác giả trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này bao gồm: nguyên tắc khi thực hiện HĐQC trên mạng internet; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ quảng cáo trên mạng internet và hoạt động quản lý nhà nước đối với HĐQC trên mạng internet. Trong đó, chủ yếu các quy định pháp luật đưa ra nhằm điều chỉnh về quan hệ của các chủ thể quảng cáo, cũng như những vấn đề về quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể trong HĐQC. Từ những quy định của pháp luật, tác giả cũng trình bày một số thực trạng của HĐQC trên mạng internet diễn ra tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp hoạt động này được thực hiện hiệu quả, trong khuôn khổ quy định pháp luật.

[51]

PHẦN KẾT LUẬN

Trong xu hướng tồn cầu hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh phát triển của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt. Đây chính là điều kiện để HĐQC nói chung và HĐQC trên mạng internet nói riêng có điều kiện phát triển. Với sự phát triển nhanh và rộng khắp của mạng internet, HTQC trên mạng internet dần trở thành một HTQC phổ biến tronghoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề liên quan đến HĐQC trên mạng internet vẫn là một bài tốn khó đối với cả các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, để HĐQC trên mạng internet phát triển nhanh, đem lại hiệu quả cao theo đúng quy định pháp luật, chúng ta cần làm rõ các vẫn đề vướng mắc và tìm ra được hướng khắc phục. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, dựa trên lịch sử hình thành và phát triển, đưa ra được định nghĩa về HĐQC trên mạng internet cũng như những ưu điểm và nhược điểm của HĐQC này. Qua đó, tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng, tác động của nó đối với các vấn đề kinh tế – xã hội để thấy được nhu cầu cần có pháp luật để điều chỉnh hoạt động này trong quá trình các chủ thể thực hiện HĐQC trên mạng internet.

Thứ hai, trong nội dung khóa luận tác giả cũng trình bày các quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt là các quy định trong LQC 2012 điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên mạng internet tại Việt Nam của các chủ thể trong quan hệ quảng cáo.

Thứ ba, đề tài cũng đưa ra những thực trạng của HĐQC trên mạng internet tại Việt Nam. Qua đó, thấy được mối quan hệ giữa các quy định của pháp luật và việc áp dụng pháp luật trong thực tế. Với những điểm còn hạn chế trong các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quảng cáo trên mạng internet, hướng đến môi trường thực hiện HĐQC lành mạnh, hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13.

2. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11. 3. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.

4. Luật Thương mại số 36/2005/QH11. 5. Luật Viễn thông số: 41/2009/QH12. 6. Luật Giao dịch điện tử số: 51/2005/QH11.

7. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12. 8. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12.

9. Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

10. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

11. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

12. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2012 của Chính phủ về chống thư

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo trên mạng internet tại việt nam (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)