Chƣơng 1 : Khái quát về quảng cáo trên mạng internet
2.2. Thực tiễn quảng cáo trên mạng internet tại Việt Nam
2.2.1. Quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, báo điện tử
Khi thực hiện quảng cáo trên mạng internet qua các trang thông tin điện tử, báo điện tử, nhà quảng cáo phải tuân thủ các quy định pháp luật về trình bày quảng cáo như: Khơng được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin; Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây59.
Khoản 1 Điều 3 NĐ 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử quy định: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Với quy định này, việc thực hiện quảng cáo trên mạng internet nhằm kích thích khách hàng mua hàng trực tuyến cũng được xem là một hoạt động thương mại điện tử, và chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử. Theo đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau: (1) Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân (2) Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet (3) Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP60
. Ngoài ra, Mục 1 Chương 3 NĐ 52/2013/NĐ-CP còn yêu cầu tổ chức, cá nhân có website thương mại điện tử bán hàng cung cấp các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website; Thơng tin về đặc tính, giá cả hàng hóa, dịch vụ; Thơng tin về điều kiện giao dịch chung, điều kiện vận chuyển và phương thức thanh toán.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều nhà quảng cáo khi thực hiện HĐQC trên mạng internet đều có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về quảng
58 http://techdaily.vn/tin-tuc/1472-nguoi-dung-internet-vn-ghet-quang-cao-tren-mang-xa-hoi/, truy cập ngày 18/6/2014.
59 Khoản 1, Điều 23 Luật Quảng cáo 2012.
[39]
cáo. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương đã đưa ra con số thống kê sau khi khảo sát 50 website thương mại điện tử. Theo đó: Đa số các website (96%) đều mơ tả khá rõ ràng về hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, có đến 98% website khơng đưa đầy đủ, trọn vẹn thông tin cơ bản về người bán, đơn vị kinh doanh như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng kí kinh doanh. Hơn nữa, tất cả các website đều đăng tải giá sản phẩm nhưng khi đi vào chi tiết, chỉ có 38% website công bố rõ ràng cơ cấu giá, 96% website không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp, 12% website là có cơng bố chính sách bảo vệ thơng tin cá nhân, 6% xây dựng cơ chế cho phép khách hàng lựa chọn hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân61.
Ngoài ra, những vi phạm về quảng cáo trên mạng internet trên các trang thông tin điện tử, báo điện tử thể hiện dưới các dạng vi phạm về: quảng cáo các sản phẩm dịch vụ chưa được cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc hàng hóa dịch vụ cấm quảng cáo; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, đưa thông tin không đầy đủ, gian dối gây nhầm lẫn cho khách hàng... Do nội dung khóa luận có hạn, tác giả xin trình bày thực trạng một số vi phạm về HĐQC trên mạng internet được dư luận quan tâm trong thời gian qua.
Quảng cáo các hàng hóa, dịch vụ khơng được phép quảng cáo
Đây là vi phạm khi thực hiện HĐQC đối với đối tượng quảng cáo là hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo. Các vi phạm này thường tập trung nhiều đối với hàng hóa, dịch vụ là rượu, thuốc lá, hay chất kích thích. Khoản 3 Điều 7 LQC 2012 cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ, Điều 109 LTM 2005 quy định cấm quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 30 độ trở lên. Sự mâu thuẫn này khơng chỉ tạo ra sự khó khăn khi áp dụng các quy định về quảng cáo rượu mà còn tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ trong nước với hàng hóa, dịch vụ nước ngồi Vì LTM 2005 cho phép sản phẩm rượu dưới 30 độ – các sản phẩm rượu trong nước được phép thực hiện HĐQC trong khi hầu hết các sản phẩm rượu ngoại đều có nồng độ cồn trên 30 độ nên sẽ khơng có quyền này.
Vì vậy, với sự khơng thống nhất quy định pháp luật về quảng cáo rượu thì với những quảng cáo rượu trên 15 độ và dưới 30 độ có bị xem là vi phạm quy định pháp luật hay không. Tuy hiện nay, trên thực tế, các vi phạm về quảng cáo rượu trên các website như http://sanhruou.com; http://www.sieuthiruoungoai.com... đều là các vi phạm do thực hiện quảng cáo rượu có nồng độ cồn trên 30 độ. Nhưng, để tránh hiện tượng khi có vi phạm khơng thể xử lý, chúng ta cần nhanh chóng khắc phục kẻ hở pháp luật này.
61 http://vtc.vn/1-270510/kinh-te/vi-sao-ntd-viet-khong-yen-tam-khi-mua-hang-qua-mang.htm, truy cập ngày 18/6/2014.
[40]
Khoản 6 Điều 7 LQC 2012 cấm quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục. Tuy nhiên, khi thực tìm kiếm với từ khóa “chất kích dục” trên Google, rất nhiều quảng cáo của các website bán chất kích dục xuất hiện ở những vị trí ưu tiên của Google. Truy cập chợ rao vặt: http://www.vatgia.com, shop kichduc.net chúng ta có thể thấy mặt hàng chất kích dục được quảng cáo bán một cách tràn lan. Trao đổi với phóng viên báo Nguoiduatin.vn, ông Nguyễn Việt Cường – Chánh Thanh tra sở Y tế Hà Nội khẳng định: Sở Y tế Hà Nội không cấp phép cho các đơn vị hay cá nhân nào kinh doanh loại mặt hàng thuốc kích dục như quảng cáo. Theo luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc văn phòng luật sư Fanci (Hà Nội) cho rằng: “Thuốc kích dục có thể bao gồm các chất độc hại, không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép và bị cấm buôn bán và sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Hai mức xử lý với hành vi quảng cáo loại thuốc kích dục này là chế tài xử phạt hành chính và chế tài xử phạt hình sự… Cịn với các trang mạng thì có thể xác định là đồng phạm. Người buôn bán nhờ đơn vị hoặc cá nhân đăng tải là các trang web, trang mạng bất kỳ nào đó. Nếu như cơ quan chức năng chứng minh được việc đăng tải sản phẩm đó có lỗi của trang web đó thì hồn tồn có thể xử phạt cả đơn vị đăng tải.”62.
Chất kích dục là hàng hóa bị cấm kinh doanh và quảng cáo theo quy định của pháp luật. Pháp luật đã quy định mức xử phạt hành chính đối với người quảng cáo, người cung cấp dịch vụ quảng cáo khi vi phạm quy định về hành vi quảng cáo hàng hóa là chất kích dục. Nhưng hiện nay, vẫn chưa có bất cứ một doanh nghiệp hay chủ sở hữu các website bị xử phạt về hành vi quảng cáo mặt hàng này. Nguyên nhân của việc HĐQC này vẫn còn tồn tại nhiều, chưa bị xử lý tại Việt Nam là do:
Thứ nhất, đó là do mơi trường internet là mơi trường rất rộng, khó quản lý nhưng lại dễ xâm nhập. Việc tự tạo quảng cáo trên mạng internet là khá dễ dàng, do đó, cơng tác kiểm tra, xử lý các hoạt động diễn ra trên mạng nói chung và HĐQC hàng hóa này nói riêng khá khó khăn.
Thứ hai, việc quản lý nhà nước với hoạt động này chưa hiệu quả. Số vụ xử lý đối với hành vi quảng cáo chất kích dục là rất ít, mức xử phạt cịn thấp, tối đa đối với vi phạm này là 100.000.000 đồng nên không đủ sức răn đe các chủ thể cố tình thực hiện hành vi này.
Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam
Tháng 2/2012, quảng cáo của bộ 3 “thiên thần” Ngọc Trinh, Hoàng Yến, Yến Trang cho sản phẩm nước uống samurai xuất hiện trên mạng internet đã gây nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Trong quảng cáo này, hình ảnh các người mẫu với những hành động được đánh giá là “gợi dục” gây phản cảm. Khi được hỏi với việc
62 http://www.nguoiduatin.vn/nguoi-rao-ban-va-trang-mang-tiep-tay-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao-a103752.html, truy cập ngày 19/6/2014.
[41]
quảng cáo phản cảm như vậy, các “thiên thần” liệu có đối mặt với các án phạt hay khơng. Ơng Võ Trọng Nam – Phó giám đốc Sở VHTT&DL cho biết điều đó sẽ do Bộ TT&TT quyết định bởi họ chính là đơn vị quản lý, cấp phép về quảng cáo trên báo chí, trên mạng thơng tin máy tính và trên xuất bản phẩm chứ không phải Sở VHTT&DL. Nhưng sau một thời gian bị dư luận “ném đá” thì quảng cáo trên cũng khơng bị xử phạt, và khi truy cập Google tìm kiếm về quảng cáo này, chúng ta vẫn thấy nó vẫn cịn tồn tại khơng bị tháo xuống. Với hiện tượng này, chúng ta cũng cần xem xét lại công tác quản lý nhà nước đối với HĐQC nói chung và quảng cáo trên mạng internet nói riêng. Khi quy định chức năng quản lý thì các cơ quan nhà nước đều cố gắng dành quyền quản lý về mình, nhưng khi xảy ra vi phạm thì các cơ quan này lại đùn đẩy trách nhiệm hoặc đợi chờ nhau rồi mới giải quyết.
Ngày 13/6/2014, hàng loạt các báo đã đưa tin việc cộng đồng mạng phản ứng rất gay gắt và mạnh mẽ sau khi đoạn phim quảng cáo dài 1 phút 20 giây của Ngọc Trinh cho sản phẩm sửa tắm của NuWhite xuất hiện trên mạng. Với những hình ảnh phơ cơ thể một cách thái quá, quảng cáo đã nhanh chóng bị cộng đồng mạng lên án và gắn cho mác là quảng cáo gây phản cảm. Luật sư Nguyễn Thành Cơng (Đồn Luật sư TP. HCM) cho rằng, quảng cáo này là một đoạn phim quảng cáo phản cảm vì thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Theo LQC 2012 thì quảng cáo này đã vi phạm Khoản 3, Điều 8 trong HĐQC63
. Sau khi có phản ứng từ dư luận, được biết Bộ VHTT&DL đã vào cuộc.
Theo quy định của pháp luật, đối với HĐQC vi phạm quy định pháp luật thì nhà quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm đó. Hiện nay, với những vi phạm này đơn vị quảng cáo sẽ có thể bị phạt từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng64. Nhưng với những quảng cáo khi bị dư luận lên án là quảng cáo phản cảm, vi phạm quy định pháp luật quảng cáo thì chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng lúng túng, khơng dám khẳng định chắc chắn HĐQC đó có vi phạm quy định pháp luật hay khơng. Trong khi đó, pháp luật đã có những quy định về mức độ xử phạt, cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan VHTT&DL) giải quyết vi phạm nhưng tại sao việc quản lý các quảng cáo liên quan vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này vẫn chưa được cụ thể hóa. Hiện nay, chưa có bất kì văn bản nào đưa ra tiêu chí để xác định các quảng cáo thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Ngoài ra, cũng là do các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có sự chủ động trong việc phát hiện, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, dù là vì lý do gì thì điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến
63 http://baophapluatdoisong.com/vi-sao-ngoc-trinh-khoe-than-phan-cam-chua-bi-so-gay.html, truy cập ngày 19/6/2014.
[42]
việc điều chỉnh HĐQC. Bởi với các vi phạm quảng cáo được xem là khá rõ ràng mà việc xử lý đối tượng vi phạm, nhằm răn đe các đối tượng khác còn bị kéo dài thì việc tạo ra mơi trường quảng lành mạnh, tuân thủ quy định pháp luật sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
Quảng cáo khơng đúng hoặc gây nhầm lẫn
Hiện tượng quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được cơng bố cịn diễn ra tương đối phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN), quảng cáo dịch vụ y tế. Theo báo An ninh Thủ đô ngày 14/5/2014, chưa đầy 2 tháng gần đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã xử phạt khoảng 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN sai phạm về quảng cáo với tổng tiền phạt lên đến gần 300 triệu đồng65.
Tháng 5/2014, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Trần Quang Trung vừa ký quyết định xử phạt 8 công ty về việc quảng cáo và bán các thực phẩm chức năng không đúng với nội dung đã đăng Ký – vi phạm các quy định về ATTP như: Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia (quảng cáo 3 sản phẩm TPCN là An trĩ, Vững cốt và Kiều xuân có nội dung gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Công ty CP Tuscany (quảng cáo 8 sản phẩm TPCN của cơng ty có nội dung khơng phù hợp với nội dung quảng cáo đã đăng ký); Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khổng Gia (quảng cáo TPCN Rich Slim, viên giảm cân Perfect Slim USA, nội dung quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định)…66
Nhìn chung, những quảng cáo vi phạm quy định này đều là những quảng tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về công dụng của sản phẩm. TPCN với cơng dụng chính là sản phẩm bổ trợ sức khỏe nhưng lại được quảng cáo như “thần dược” có cơng dụng như thuốc, giúp nhanh chóng lấy lại sắc đẹp, vóc dáng, chống ung thư… Nguyên nhân của việc hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này khi thực hiện quảng cáo đều “qn” cơng dụng chính của sản phẩm được quảng cáo, tạo sự nhầm lẫn cho khách hàng là do lợi nhuận thu được từ sản phẩm bán được là khá cao so với mức phạt khi bị phát hiện, xử lý. Mức xử phạt tối đa đối với hành vi này cũng chỉ là 40.000.000 đồng, con số khá nhỏ so với nguồn lợi nhuận vài trăm triệu hay vài tỷ.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, đưa thông tin gian dối
hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng
65
.http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Nhieu-loai-thuc-pham-chuc-nang-treo-dau-de-ban-thit- cho/550544.antd, truy cập ngày 20/6/2104.
66
http://baodientu.chinhphu.vn/An-ninh-trat-tu/Xu-phat-8-cong-ty-vi-pham-quy-dinh-ATTP/198988.vgp,
[43]
Khi thực hiện quảng cáo, các doanh nghiệp đều hướng đến việc thu hút khách hàng, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, dịch vụ của mình, loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp khi thực hiện quảng cáo đã cố tình vi phạm các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM). Năm 2012, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã tiến hành điều tra được 41 vụ liên quan đến hành vi CTKLM. Trong đó, có tới 40 vụ liên quan tới hành vi quảng cáo