oloxy)phenylimino)-o-Cresol
Sản phẩm sau khi kết tủa trong hexan và rửa lại nhiều lần với metanol được làm khô bằng tủ sấy chân không ở nhiệt độ 500C trong vòng 24h. Sau khi sấy sản phẩm có dạng rắn, màu vàng nâu. Sản phẩm được tiến hành kiểm tra bằng phổ IR và sắc ký gel (GPC).
3.2.3.1. Kết quả IR
Hình 3.20: Kết quả IR của polyme -(4-(metacryloxypropan-2-oloxy)phenylimino)-o-Cresol
Kết quả IR (phụ lục 18) của sản phẩm cho thấy có dao động của nhóm OH tại 3370,08 cm-1; dao động của nhóm C=O tại 1726,40 cm-1; dao động của nhóm C=N tại 1618,19 cm-1; C=C của vòng thơm tại 1455,87 cm-1, C-H của vòng thơm tại 829,77 cm-
1
. Khi so sánh với kết quả IR của monome (hình 3.13) thì thấy kết quả IR của sản phẩm (hình 3.20) không xuất hiện dao động tại 900 cm-1 của nhóm olefin C=C, điều này chứng tỏ sản phẩm đã được polyme hóa.
3.2.3.2. Kết quả GPC
Hình 3.21: Kết quả GPC của polyme -(4-(metacryloxypropan-2-oloxy)phenylimino)-o-Cresol
Kết quả sắc ký gel (phụ lục 19) cho thấy sản phẩm sau phản ứng có phân tử lượng vào khoảng 106 g/mol. Từ kết quả này có thể kết luận rằng sản phẩm sau phản ứng đã được polyme hóa.
3.2.3.3. Kết quả đo độ hấp thu UV
Từ biểu đồ cho thấy, polyme này cũng có vùng hấp thu UV trong khoảng 200 đến 450 nm và có max = 352 nm. Vùng hấp thu UV của polyme (hình 3.22) không thay đổi so với monome (hình 3.19) chứng tỏ polyme này có khả năng hấp thu UV trong vùng gây hại cho polyme.
Hình 3.22: Biểu đồ hấp thu UV của polyme -(4-(metacryloxypropan-2-oloxy)phenylimino)-o-Cresol
KẾT LUẬN VÀ
4.1. Kết luận
4.1.1. Chất chống UV cho polyetylen
Thông qua việc khảo sát khả năng bảo vệ polyetilen trước tác hại của tia UV của một số hợp chất ổn định UV, thu được các kết quả sau:
Hợp chất salicyliden anilin có vùng hấp thu UV trong khoảng 300 đến 370 nm, là vùng gây hại cho polyme.
Kết quả SEM của mẫu phối trộn giữa polyetilen và chất hấp thu UV sau khi chiếu xạ 60 giờ cho thấy mẫu bị hư hại ít hơn mẫu không phối trộn.
Kết quả đo lực kéo cưc đại của các mẫu cho thấy các mẫu có chứa chất hấp thu UV sau khi chiếu xạ có lưc kéo cực đại giảm không đáng kể so với mẫu chưa chiếu xạ. Trong ba hợp chất sử dụng thì salicyliden anilin cho kết quả tốt nhất. Các mẫu chứa hợp chất này trước và sau khi chiếu xạ có lực kéo cực đại dường như không đổi.
4.1.2. Tổng hợp polyme ổn định UV
Thông qua việc kiểm tra các phổ GC-MS, LC-MS, IR, 1H-NMR, 13C-NMR của sản phẩm tổng hợp từ 4-aminophenol, thu được các kết quả sau:
Đã tổng hợp thành công hợp chất -(4-(metacryloxypropan-2-
oloxy)phenylimino)-o-Cresol với độ tinh khiết 100%.
Tiến hành đo độ hấp thu UV của hợp chất -(4-(metacryloxypropan-2-
oloxy)phenylimino)-o-Cresol, kết quả cho thấy hợp chất hấp thu tốt trong
vùng bước sóng từ 300 đến 400 nm. Điều đó chứng tỏ hợp chất có khả năng hấp thu UV trong vùng gây hại cho polyme.
Kết quả sắc ký gel cho thấy đã tổng hợp được polyme -(4-
4.2. Kiến nghị
Khảo sát thêm tính năng cơ lý của polyme -(4-(metacryloxypropan-2- oloxy)phenylimino)-o-Cresol
Tiến hành phối trộn và đồng trùng hợp monome ổn đinh UV -(4- (metacryloxypropan-2-oloxy)phenylimino)-o-Cresol với một vài polyme thông dụng khác như polyetilen, polystyren, polycacbonat… nhằm khảo sát và so sánh độ bền giữa polyme phối trộn và polyme đồng trùng hợp trước tác hại của tia UV.