PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU

Bất cứ một NHTM nào dù hoạt động tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi tình trạng khách hàng vì một lý do nào đó có thể mất khả năng trả nợ nhƣ cam kết đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ xem xét xếp chúng vào các nhóm nợ khác nhau theo quy định của NHNN. Nếu các khoản nợ này đƣợc phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì đây là những khoản nợ xấu. Những khoản nợ này sẽ dẫn đến rủi ro TD cho ngân hàng.

4.4.1. Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất nơng nghiệp

Bảng 25: NỢ XẤU TÍN DỤNG NGẮN HẠN HSXNN CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6TĐ 2010

Nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN 511 1.056 659 400

Nợ xấu TD ngắn hạn 710 1.095 765 625

Nợ xấu TD HSX 1.012 1.564 1.113 1.076

Nợ xấu toàn Chi nhánh 1.012 1.564 1.113 1.076 Nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN /

Nợ xấu TD ngắn hạn (%) 71,97 96,44 86,14 64,00 Nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN /

Nợ xấu TD HSX (%) 50,49 67,52 59,21 37,17 Nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN /

Nợ xấu toàn chi nhánh (%) 50,49 67,52 59,21 37,17

(Nguồn: Phòng kinh doanh (TD) Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rất rõ nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN chiếm tỷ trọng rất cao trong nợ xấu TD ngắn hạn của Chi nhánh và có sự tăng giảm khơng đều qua từng kỳ. Tỷ trọng này cuối năm 2007, cuối năm 2008, cuối năm 2009 lần lƣợc là 71,97%; 96,44%; 86,14%. Và cuối tháng sáu năm 2010 tỷ trọng giảm tƣơng đối mạnh chỉ còn 64,00%. Một điều đáng chú ý là tất cả nợ xấu

của toàn Chi nhánh đều là của HSX cho nên tỷ trọng nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN trong nợ xấu TD HSX bằng với tỷ trọng nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN trong nợ xấu của toàn Chi nhánh. Cuối năm 2007, tỷ trọng nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN trong nợ xấu TD HSX và nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN trong nợ xấu toàn Chi nhánh bằng 50,49%. Cuối năm 2008, 2 tỷ trọng này tăng lên đáng kể, tăng lên đến 67,52%. Đến cuối năm 2009 giảm xuống còn 59,21%. Đến cuối tháng sáu năm 2010 thì tỷ lệ này giảm xuống rất nhiều chỉ còn 37,17%. Chi nhánh thƣờng cho vay không đảm bảo đối với đối tƣợng là HSXNN nên cho vay đối với đối tƣợng này tìm ẩn rủi ro rất lớn mặc dù đây là đối tƣợng khách hàng quan trọng nhất. Do đó để hoạt động TD có đƣợc chất lƣợng tốt Chi nhánh luôn quan tâm và cố gắng thực hiện mục tiêu tăng trƣởng TD đi đôi với nâng cao chất lƣợng TD

4.4.2. Phân tích nợ xấu tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất nơng nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh

Hình 13: Biểu đồ về nợ xấu ngắn hạn HSXNN của Chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009 0 200 400 600 800 1000 1200 2007 2008 2009 Trồng trọt Chăn nuôi KTTH Triệu đồng

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thúy Hằng

Bảng 26: NỢ XẤU TÍN DỤNG NGẮN HẠN HSXNN CỦA CHI NHÁNH CUỐI NĂM 2007, NĂM 2008 VÀ NĂM 2009

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 CHÊNH LỆCH 2008 / 2007 2009 / 2008 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Trồng trọt 5 0,98 9 0,85 0 0,00 4 80,00 -9 -100,00

Chăn nuôi 26 5,09 19 1,80 2 0,30 -7 -26,92 -17 -89,47

KTTH 480 93,93 1.028 97,35 657 99,70 548 114,17 -371 -36,09

Tổng 511 100,00 1.056 100,00 659 100,00 545 106,65 -397 -37,59

(Nguồn: Phòng kinh doanh (TD) Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Bảng 27: NỢ XẤU TÍN DỤNG NGẮN HẠN HSXNN CỦA CHI NHÁNH CUỐI THÁNG 6 NĂM 2008, NĂM 2009 VÀ NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6TĐ 2008 6TĐ 2009 6TĐ 2010 CHÊNH LỆCH 6TĐ 2009 / 6TĐ 2008 6TĐ 2010 / 6TĐ 2009 Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Trồng trọt 4 0,32 324 6,76 0 0,00 320 8.000,00 -324 -100,00

Chăn nuôi 65 5,13 325 6,78 14 3,50 260 400,00 -311 -95,69

KTTH 1.198 94,55 4.142 86,45 386 96,50 2.944 245,74 -3756 -90,68 Tổng 1.267 100,00 4.791 100,00 400 100,00 3.524 278,14 -4391 -91,65

Từ năm 2007 đến tháng sáu năm 2010, tình hình nợ xấu có rất nhiều biến động, tăng giảm khơng có xu hƣớng rõ ràng và đƣợc thể hiện cụ thể qua 2 bảng số liệu bên trên.

Cũng giống nhƣ cơ cấu DN TD ngắn hạn HSXNN, từ năm 2007 đến tháng sáu năm 2010, cơ cấu nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN có tỷ trọng nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN mục đích vay trồng trọt chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN (từ 0,00% đến 6,76%). Tỷ trọng nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN mục đích vay chăn nuôi trong nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN cũng ở mức tƣơng đối nhỏ giao động từ 0.30% đến 6,78%. Trong khi tỷ trọng DN TD ngắn hạn HSXNN mục đích vay chăn ni trong DN TD ngắn hạn HSXNN giao động từ 24,03% đến 31,54% cho thấy nợ xấu của mục đích vay này là rất thấp, điều này thể hiện chất lƣợng TD của các khoản vay này rất cao. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN là nợ xấu ngắn hạn mục đích vay làm KTTH, tỷ trọng này thƣờng dao động xung quanh 70%.

Hai nguyên nhân chính gây ra nợ xấu chủ yếu và làm cho nợ xấu tại Chi nhánh tăng cao trong năm 2008 là do thiên tai bệnh dịch mà ảnh hƣởng nhiều nhất là bệnh dịch trên cây lúa (vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu…) và nguyên nhân kế tiếp là do khách hàng sử dụng sai mục đích các khoản vay. Nhờ vào các biện pháp hạn chế nợ xấu tích cực của phịng kinh doanh (tín dụng) nợ xấu giảm xuống rất nhiều kể từ giữa năm 2009 đến cuối tháng sáu năm 2010.

Cuối năm 2007, nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN chỉ là 511 triệu đồng. Đây là mức rất thấp trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến tháng sáu năm 2010. Trong đó: nợ xấu TD ngắn hạn của HSXNN mục đích vay trồng trọt là 5 triệu đồng; mục đích vay chăn ni là 26 triệu đồng cịn lại là mục đích vay KTTH là 480 triệu đồng và chiếm tỷ trọng rất cao trong nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN (chiếm 93,93%).

Cuối năm 2008, nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN là 1.056 triệu đồng, tăng với mức cao so với cuối năm 2007 (tăng 106,65%). Trong đó: nợ xấu ngắn hạn của HSXNN mục đích vay trồng trọt là 9 triệu đồng, tăng lên 80% so với cuối năm 2007 nhƣng tỷ trọng nợ xấu mục đích vay này rất nhỏ nên làm cho nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN tăng lên rất ít; đối với mục đích vay chăn ni thì nợ xấu là 19 triệu đồng giảm 26,92% so với cuối năm 2007 và mục đích vay KTTH là

1.028 triệu đồng tăng đến 114,17% tƣơng đƣơng mức tăng 548 triệu đồng về số tuyệt đối so với cuối năm 2007. Do nợ xấu mục đích vay này tăng lên rất cao làm cho nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN tăng cao vào cuối năm.

Đến cuối năm 2009, nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN giảm trở lại với mức giảm 37,59% còn 659 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm đi 397 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2008. Có đƣợc mức giảm đáng kể này là nhờ vào sự cố gắng hết mình của cán bộ TD trong việc quản lý, giám sát các khoản vay của từng mục đích vay. Cụ thể mức giảm nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN mục đích vay trồng trọt giảm 100% cịn 0 triệu đồng, mục đích vay chăn ni giảm 89,47% cịn 2 triệu đồng và mục đích vay làm KTTH giảm 36,09% cịn 657 triệu đồng.

Đến cuối tháng sáu năm 2010, nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN là 400 triệu đồng, giảm 91,65% so với cuối tháng sáu năm 2009. Trong đó: mục đích vay trồng trọt giảm 100%, mục đích vay chăn ni giảm 95,69% cịn 14 triệu đồng và mục đích vay làm KTTH giảm 90,68% cịn 386 triệu đồng.

4.4.3. Nguyên nhân gây ra nợ xấu TD ngắn hạn HSXNN

Theo báo cáo thống kê hằng tháng của Chi nhánh thì nguyên nhân gây ra nợ xấu tại Chi nhánh từ năm 2007 đến tháng sáu năm 2010 phát sinh do các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân từ phía khách hàng cịn nguyên nhân từ phía Chi nhánh thì chƣa phát sinh.

 Ngun nhân khách quan phát sinh do những sự kiện bất ngờ xảy ra cả Chi nhánh và phía khách hàng đều khơng muốn.

+ Do làm ăn thua lỗ: đây là nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ xấu tại Chi nhánh trong các nguyên nhân khách quan.

+ Do khách hàng chết đi: đây là nguyên nhân tƣơng đối ít phát sinh tại Chi nhánh, theo hợp đồng TD thì ngƣời thừa kế sẽ chịu trách nhiệm trả nợ nhƣng vẫn có rất nhiều trƣờng hợp ngƣời thừa kế từ chối trả nợ. Để hạn chế nguyên nhân này trong khoảng thời gian gần đây trƣớc khi ký kết hợp đồng TD cán bộ TD tƣ vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tiền vay nhằm hạn chế rủi ro cho Chi nhánh và cả khách hàng.

+ Do thiên tai bất khả khán: với điều kiện tự nhiên đƣợc ƣu đãi của huyện Long Hồ thì những thiên tai nhƣ: lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng, bão… rất hiếm xảy ra nhất là từ năm 2007 đến tháng sáu năm 2010. Nợ xấu chủ yếu phát

sinh ở nguyên nhân này là do bệnh dịch trên vật nuôi và cây trồng phát sinh làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ.

 Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng: Chi nhánh khơng thể kiểm soát đƣợc và đây là hai nguyên nhân thƣờng xuyên xảy ra nhất.

+ Trốn, mất tích: xuất phát từ ý thức khơng muốn trả nợ của khách hàng, các khoản nợ này thƣờng rất khó địi, Chi nhánh cần có biện pháp xử lý khéo léo, tích cực mới có khả năng thu hồi đƣợc.

+ Do sử dụng vốn sai mục đích: khi cần tiền cho một số mục đích khác khách hàng đến Chi nhánh để xin vay vốn, hoặc đã vay vốn với mục đích cụ thể lại khơng sử dụng theo đúng mục đích sản xuất kinh doanh đã thỏa thuận với Chi nhánh dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)