PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

DỤNG NGẮN HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

4.5.1. Dƣ nợ TD ngắn hạn HSXNN trên tổng nguồn vốn và DN TD ngắn hạn HSXNN trên tổng nguồn vốn huy động hạn HSXNN trên tổng nguồn vốn huy động

Bảng 28: DƢ NỢ TD NGẮN HẠN HSXNN TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN VÀ DƢ NỢ TD NGẮN HẠN HSXNN TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6TĐ 2009 6TĐ 2010 DN ngắn hạn HSXNN 183.036 153.754 146.218 162.365 154.516 Tổng nguồn vốn 338.161 316.371 370.362 380.211 401.625 Tổng nguồn vốn huy động 131.583 172.523 203.358 216.532 227.264 DN ngắn hạn HSXNN / tổng nguồn vốn (lần) 0,54 0,49 0,39 0,43 0,38 DN ngắn hạn HSXNN / tổng nguồn vốn huy động (lần) 1,39 0,89 0,72 0,75 0,68

(Nguồn: Tự tính tốn theo các số liệu của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Chỉ tiêu DN TD ngắn hạn HSXNN trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn của Chi nhánh, thể hiện sự tham gia của nguồn vốn vào DN TD ngắn hạn HSXNN. Chỉ tiêu này càng cao

càng thể hiện mức độ tham gia của nguồn vốn vào DN TD ngắn hạn HSXNN càng nhiều. Nhìn chung, chỉ tiêu này qua các năm có xu hƣớng giảm nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tăng cao hơn tốc độ tăng trƣởng DN TD ngắn hạn HSXNN. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn đạt rất cao, năm 2007 là 0,54 lần nghĩa là 1 đồng vốn của Chi nhánh có 0,54 đồng tham gia vào DN TD ngắn hạn HSXNN. Sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,49 lần tức 1 đồng vốn của Chi nhánh có 0,49 đồng tham gia vào DN TD ngắn hạn HSXNN, giảm 0,05 đồng so với năm 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này giảm tƣơng đối nhiều (giảm còn 0,39 lần) do nguồn vốn của Chi nhánh tăng lên tƣơng đối nhiều nhƣng DN cho vay TD ngắn hạn HSXNN lại giảm xuống. Cho nên 1 đồng vốn của Chi nhánh chỉ có 0,39 đồng tham gia vào DN TD ngắn hạn HSXNN, giảm 0,1 đồng so với năm 2008. Đến tháng sáu năm 2010, chỉ tiêu này là 0,38 lần, 1 đồng vốn của Chi nhánh có 0,38 đồng tham gia vào DN TD ngắn hạn HSXNN giảm 0,03 đồng so với cuối tháng sáu năm 2009.

Chỉ tiêu DN TD ngắn hạn HSXNN trên tổng nguồn vốn huy động

Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu dƣ nợ TD ngắn hạn HSXNN trên tổng nguồn vốn chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Chi nhánh hay là phản ánh mức độ tham gia của vốn huy động vào DN TD ngắn hạn HSXNN. Nếu chỉ tiêu nhỏ hơn 1 cho thấy Chi nhánh huy động vốn đáp ứng đủ cho nhu cầu TD ngắn hạn HSXNN.

Năm 2007, chỉ tiêu này là 1,39 lần nghĩa là nếu DN TD ngắn hạn HSXNN là 1,39 đồng thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào DN TD ngắn hạn HSXNN, điều này cũng chứng tỏ Chi nhánh huy động vốn chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu TD ngắn hạn của HSXNN. Năm 2008, chỉ tiêu này là 0,89 lần tức là trong 1 đồng vốn huy động có 0,89 đồng tham gia vào DN TD ngắn hạn HSXNN. Năm 2009, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,72 lần, cho thấy 1 đồng vốn huy động của Chi nhánh chỉ có 0,72 đồng tham giam vào DN TD ngắn hạn HSXNN, giảm 0,17 đồng. Đến cuối tháng sáu năm 2010, chỉ tiêu này giảm còn 0,68 lần nghĩa là trong một đồng vốn huy động chỉ có 0,68 đồng tham gia vào DN TD ngắn hạn HSX, giảm 0,07 đồng so với cuối tháng sáu năm 2009. Từ năm 2008 đến tháng sáu năm 2010 chỉ tiêu này liên tục giảm và dƣới 1 lần, chứng tỏ Chi nhánh huy động vốn ngày càng nhiều mức huy động không chỉ đáp ứng cho

DN TD ngắn hạn HSXNN mà cịn có thể đáp ứng cho các đối tƣợng vay vốn khác. Cho thấy Chi nhánh ngày càng chủ động trong việc cấp TD cho HSXNN giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển.

4.5.2. Hệ số thu nợ

Biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh, hệ số thu nợ cao và ổn định thể hiện công tác thu nợ của Chi nhánh đƣợc thực hiện tốt. Hệ số thu nợ thể hiện đƣợc số tiền mà Chi nhánh đã thu về trong một thời kỳ nhất định so với số vốn mà Chi nhánh đã cho vay trong kỳ đó.

Bảng 29: HỆ SỐ THU NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN HSXNN CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6TĐ 2009 6TĐ 2010

Doanh số thu nợ 238.777 267.635 245.878 145.266 167.341 Doanh số cho vay 252.680 238.353 238.342 153.877 175.639 Hệ số thu nợ (lần) 0,94 1,12 1,03 0,94 0,95

(Nguồn: Tự tính tốn theo các số liệu của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Nhìn vào bảng số liệu bên trên ta thấy hệ số thu nợ trong thời gian qua không ổn định nhƣng luôn ở mức tƣơng đối cao. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh luôn cố gắng làm tốt công tác thu hồi nợ, một phần là do khách hàng vay là HSXNN nên đa số họ luôn muốn trả nợ trƣớc hạn hoặc đúng hạn. Năm 2007, hệ số thu nợ là 0,94 lần nghĩa là Chi nhánh cho vay 1 đồng thì thu về đƣợc 0,94 đồng. Năm 2008, hệ số thu nợ là 1,12 lần, tức là 1 đồng vốn cho vay Chi nhánh thu về 1,12 đồng, tăng 0,18 đồng so với năm 2007. Sang năm 2009, hệ số thu nợ là 1,03 lần, Chi nhánh cho vay 1 đồng thì thu về 1,03 đồng, giảm 0,09 đồng so với năm 2008. Và sáu tháng đầu năm 2010, hệ số thu nợ là 0,95 có nghĩa là 1 đồng cho vay Chi nhánh thu về đƣợc 0,95 đồng, tăng 0,01 đồng so với sáu tháng đầu năm 2009. Hệ số thu nợ cao và và tƣơng đối ổn định qua từng kỳ thể hiện công tác thu nợ của Chi nhánh đƣợc thực hiện tốt. Tuy nhiên hệ số thu nợ chỉ cho

chúng ta cái nhìn khái quát về tình hình thu nợ của ngân hàng, để đánh giá một cách chính xác ta nên dựa trên số tiền thu về trên nợ đến hạn.

4.5.3. Hệ số rủi ro TD

Hệ số này còn đƣợc gọi là nợ xấu trên dƣ nợ cho vay. Hệ số này thể hiện chất lƣợng TD của của các khoản TD của một ngân hàng. Theo quy định của NHNN thì mức an tồn cho phép ở mõi ngân hàng là 3%.

Bảng 30: HỆ SỐ RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN HẠN HSXNN CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6TĐ 2009 6TĐ 2010 Nợ xấu 511 1.056 659 4.791 400 DN TD ngắn hạn HSXNN 183.036 153.754 146.218 162.365 154.516 Hệ số rủi ro TD (%) 0,28 0,69 0,45 2,95 0,26

(Nguồn: Tự tính tốn theo các số liệu của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Nhìn chung trong thời gian qua Chi nhánh có hệ số rủi ro TD ln thay đổi nhƣng vẫn ở mức rất thấp (dƣới 1%) chỉ có cuối tháng sáu năm 2009 tỷ lệ này tăng đến 2,95% nhƣng không vƣợt qua mức an toàn cho phép của NHNH. Năm 2007, hệ số rủi ro TD đối với cho vay ngắn hạn HSXNN là 0,28%. Năm 2008, hệ số này là 0,69%, tăng lên tƣơng đối cao so với năm 2007. Sang năm 2009, tỷ lệ này giảm trở lại còn 0,45% giảm. Đến cuối tháng sáu năm 2010, tỷ lệ này giảm còn 0,26% so với cuối tháng sáu năm 2009 đã giảm rất đáng kể.

4.5.4. Vòng quay vốn TD

Thể hiện việc luân chuyển vốn vay của Chi nhánh trong một thời kỳ nhất định, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng TD. Đồng vốn quay vịng càng nhanh thì Chi nhánh luân chuyển vốn càng tốt và ngƣợc lại.

Bảng 31: VÕNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NGẮN HẠN HSXNN CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6TĐ 2009 6TĐ 2010 Doanh số thu nợ 238.777 267.635 245.878 145.266 167.341 Dƣ nợ bình quân 176.084,5 168.395,0 149.986,0 158.059,5 150.367,0 Vòng quay vốn TD (vòng) 1,36 1,59 1,64 0,92 1,11

(Nguồn: Tự tính tốn theo các số liệu của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy vịng quay vốn TD tăng từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2007, vòng quay vốn TD ngắn hạn HSXNN là 1,36 vòng. Năm 2008, vòng quay vốn TD ngắn hạn HSXNN là 1,59 vòng, tăng 0,23 vòng. Nguyên nhân tăng là do DSTN TD ngắn hạn HSXNN tăng lên cao ngƣợc lại dƣ nợ bình quân TD ngắn hạn HSXNN lại ở mức tƣơng đối thấp so với năm 2007. Sang năm 2009, dƣ nợ bình quân TD ngắn hạn HSXNN của Chi nhánh giảm xuống thấp nên vòng quay vốn TD ngắn hạn HSXNN tăng lên đến 1,64 vòng, tăng 0,05 vòng so với năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2010, vòng quay vốn TD TD ngắn hạn HSXNN là 1,11 vòng, tăng 0,19 vòng so với sáu tháng đầu năm 2009. Nhìn chung vịng quay vốn TD ngắn hạn HSXNN luôn ở mức cao và tăng qua từng kỳ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn của Chi nhánh ngày càng cao.

CHƢƠNG 5:

GIẢI PHÁP TĂNG TRƢỞNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ 5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1. Về phía Ngân hàng

 Cho vay đối với HSXNN chịu nhiều rủi ro do ảnh hƣởng của thiên tai, bệnh dịch từ cây trồng vật nuôi…, giá cả nông sản không ổn định. Hơn thế nữa, Chi nhánh cho vay đối với HSXNN chủ yếu là cho vay khơng đảm bảo bằng tài sản nên khi có rủi ro phát sinh Chi nhánh thƣờng rất khó thu hồi đƣợc gốc và lãi vay.

 Quá trình thẩm định, giải quyết các món vay cịn mất nhiều thời gian do các khoản vay này thƣờng có giá trị thấp, có khi chỉ 1, vài triệu đồng.

 Cán bộ tín dụng chƣa chủ động tìm đến khách hàng mà vẫn còn chờ các chủ hộ đến Chi nhánh và chƣa có biện pháp tiếp cận HSXNN để mở rộng đầu tƣ.

 Hiện nay, thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn khơng cịn là thị trƣờng độc quyền của NHNo & PTNT huyện Long Hồ, nhiều TCTD đã đƣợc thành lập và tham gia vào thị trƣờng này trong khoản thời gian gần đây.

5.1.2. Về phía HSXNN

 Đối tƣợng xem xét là các HSXNN, đối tƣợng này có những đặc điểm rất khác biệt so với các thành phần kinh tế khác làm cho khả năng tiếp cận nguồn TD chính thức tƣơng đối thấp. Họ đã quen sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngƣời thân, bè bạn. Tuy nhiên, khi đã tiếp cận đƣợc nguồn TD chính thức, họ thƣờng có xu hƣớng vay vốn nhiều lần để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

 Trình độ học vấn của những chủ HSXNN cịn tƣơng đối thấp, nhiều chủ hộ có tuổi đời tƣơng đối cao nên khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao.

 Một số HSXNN vay vốn ngân hàng nhƣng khơng sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho Chi nhánh. Một số khác lại khơng có ý thức trả nợ gây khó khăn cho cơng tác thu hồi vốn của Chi nhánh.

 Hộ sản xuất nơng nghiệp vay vốn khơng đảm bảo có giá trị các khoản vay rất thấp thơng thƣờng từ vài triệu đến hơn 10 triệu ngƣợc lại một số hộ lại vay vốn đảm bảo bằng tài sản với số tiền rất lớn đến vài trăm triệu nguyên nhân là do phần lớn HSXNN vay vốn chỉ để đáp ứng một phần chi phí sản xuất chƣa chú trọng đến việc mở rộng hay đầu tƣ cho một phƣơng án sản xuất kinh doanh lớn hơn, có hiệu quả hơn.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHẤP TĂNG TRƢỞNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

5.2.1. Giải pháp về tăng trƣởng tín dụng

Địa bàn hoạt động của Chi nhánh hiện tại là 12 xã thị trấn với hơn 27.000 hộ gia đình, trong đó có khoản 16.000 hộ sống bằng nghề nông nhƣng hiện nay Chi nhánh chỉ cấp những khoản TD ngắn hạn cho khoảng vài ngàn HSXNN do đó Chi nhánh vẫn có khả năng tăng trƣởng về TD. Dựa theo tình hình thực tế Chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp sau:

 Trong năm hoạt động có thể tổ chức khoảng 1 đến 2 lần tiếp cận với các HSXNN bằng cách phân cơng cán bộ TD có trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức về kinh tế đặc biệt là có kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giới thiệu các sản phẩm của Chi nhánh với các HSXNN, thời gian tiếp cận tốt nhất là đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ.

 Đối với những HSXNN đã vay vốn tại Chi nhánh cố gắng tƣ vấn để họ tiếp tục vay vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Đặc biệt là nên khuyến khích họ mở rộng sản xuất để tăng giá trị khoản vay nhƣng phải xem xét kỹ đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của từng khách hàng cụ thể.

 Sử dụng hình thức khích lệ cho các HSXNN bằng cách phân biệt các hộ sử dụng vốn hiệu quả cụ thể là gia tăng giá trị các khoản vay lên một mức nào đó phù hợp với khả năng sản xuất của họ để khuyến khích họ sử dụng vốn.

5.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng tín dụng

Cùng với việc tăng trƣởng các khoản TD ngắn hạn HSXNN Chi nhánh đồng thời phải chú trọng đến chất lƣợng các khoản TD này.

5.2.2.1. Về công tác cho vay

 Cán bộ TD cần thực hiện tốt khâu thẩm định vì đây là khâu quan trọng

nhất trong cả quy trình cấp TD, quyết định chất lƣợng của một khoản TD. Đối với những HSXNN vay vốn theo phƣơng án sản xuất kinh doanh cũ thì phải thẩm định lại một cách kỹ lƣỡng tránh chủ quan khi thẩm định.

 Đối với HSXNN mới vay vốn tại Chi nhánh cán bộ TD phụ trách địa bàn

khoản vay cố gắng phân tích uy tính của ngƣời vay nhằm xác định khả năng và ý muốn trả nợ của khách hàng.

 Hƣớng dẫn tận tình, kỹ lƣỡng giúp khách hàng hồn thành hồ sơ vay vốn,

tránh tình trạng khách hàng đi lại nhiều lần để hoàn thành hồ sơ nhằm tạo đƣợc mối quan hệ thân thiết với khách hàng ngay từ khi vay vốn. Cố gắng rút ngắn thời gian thẩm định để hợp đồng đƣợc ký kết một cách nhanh chóng giữa khách hàng và Chi nhánh.

5.2.2.2. Về công tác thu nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng

 Cán bộ TD phải xem xét kỹ để phƣơng thức sản xuất kinh doanh của

HSXNN để đƣa ra thời hạn trả nợ phù hợp với thời gian thu hoạch của khách hàng đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh trƣờng hợp HSXNN sử dụng vốn vào mục đích khác đồng thời giảm gánh nặng về lãi xuất phạt cho các HSXNN khi thu hoạch không kịp để trả nợ vay.

 Cán bộ TD thƣờng xuyên khuyến khích, động viên khách hàng trả nợ

tránh nợ xấu dẫn đến do những nguyên nhân từ phía khách hàng nhƣ cố tình khơng trả nợ, bỏ trốn, sử dụng sai mục đích khoản vay…

 Đối với khách hàng vay vốn là HSXNN Chi nhánh nên sớm quy định và

thực hiện yêu cầu khách hàng vay vốn mua bảo hiểm tiền vay để giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh và cả khách hàng vì một đặc điểm quan trọng là HSXNN vay vốn không cần đảm bảo đến 50 triệu đồng.

CHƢƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Ngày nay, kinh tế hộ đƣợc xem là đơn vị cơ bản ứng với kinh tế doanh nghiệp tƣ nhân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhất là ở khu vực nơng thơn. Do đó, muốn phát triển tốt kinh tế nông thôn trƣớc tiên cần nâng cao khả năng tiếp cận vốn TD của HSXNN nhất là nhu cầu vốn ngắn hạn. Vì đây là nguồn vốn chủ yếu giúp HSXNN giải quyết bài tốn chi phí đầu vào cho q trình sản xuất kinh doanh. Đóng vai trị là chủ đạo và chủ lực trong thị trƣờng tài chính nơng thơn tại địa bàn 12 xã thị trấn trong huyện Long Hồ nhiều năm qua, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ ln cố gắng làm tốt vai trị của một TCTD phục vụ cho tam nông: nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Điều đó đã đƣợc Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ chứng minh qua việc cung cấp ngày càng nhiều các khoản TD ngắn hạn cho HSXNN giúp các HSXNN an tâm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)