Theo các nguyên tắc quản trị tốt do OECD đề ra thì HĐQT phải có một số lƣợng đủ thành viên độc lập, tuy nhiên, thế nào là số lƣợng đủ thì khơng đƣợc giải thích thêm. Tại Trung Quốc, số lƣợng thành viên độc lập trong HĐQT theo hƣớng dẫn của Ủy ban chứng khốn Trung Quốc ít nhất là 2 (từ ngày 30 tháng 6 năm 2002) và ít nhất là chiếm 1/3 số lƣợng thành viên hội đồng (từ ngày 30 tháng 6 năm
25
2003)60. Theo hƣớng dẫn của NYSE dành cho các cơng ty niêm yết thì số lƣợng thành viên độc lập phải chiếm đa số trong hội đồng, tuy nhiên, một con số cụ thể cũng không đƣợc đƣa ra bởi hƣớng dẫn này. Chỉ có thể suy ra rằng, số lƣợng thành viên độc lập chắc chắn phải nhiều hơn những thành viên điều hành. Luật tổng hợp Anh đặt ra đối với các công ty niêm yết, ngoại trừ các công ty nhỏ, ít nhất một nửa hội đồng, không bao gồm chủ tịch hội đồng là thành viên độc lập. Đối với cơng ty nhỏ hơn phải có ít nhất hai thành viên độc lập. Ở các CTCP ngoài cơ quan quản trị, cịn có cơ quan kiểm tra, giám sát riêng thì số lƣợng ít hơn, nhƣ Trung Quốc chỉ là 1/3 hội đồng. Điều này có thể lý giải nguyên nhân là do vai trò kiểm tra, giám sát của thành viên độc lập đã đƣợc chia sẻ cho Ban kiểm sốt. Tuy nhiên, có thể thấy, tại các nƣớc Anh – Mỹ, nơi ra đời của chế định thành viên độc lập, số lƣợng của thành viên này đƣợc yêu cầu vẫn phải chiếm đa số, hoặc ít nhất là một nửa hội đồng đối với công ty niêm yết thì mới đảm bảo đáp ứng mục tiêu độc lập của hội đồng.
Về nhiệm kỳ của thành viên độc lập, một câu hỏi đƣợc đặt ra, đó là có nên cho thành viên độc lập giữ nhiều nhiệm kỳ liên tiếp nhau khơng vì ngƣời ta cho rằng khi giữ vị trí trên quá lâu, thành viên độc lập sẽ hình thành những mối quan hệ nhất định với ngƣời quản lý, điều hành. Theo báo cáo Cadbury, thành viên không điều hành có thể mất đi tính độc lập của họ nếu họ giữ vị trí đó q lâu trong hội đồng. Từ đó, báo cáo Cadbury đề xuất các thành viên không điều hành chỉ nên đƣợc bổ nhiệm trong một thời hạn cụ thể. Thành viên khơng điều hành có thể phục vụ nhiều hơn 09 năm (03 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 03 năm), và cũng lƣu ý rằng, việc phục vụ hơn 09 năm có thể liên quan đến việc xác định tính độc lập của thành viên khơng điều hành đó61
. Do đó, số nhiệm kỳ thành viên độc lập đƣợc nắm giữ trong một công ty cần phải giới hạn.
60
Guidelines for Introducing Independent Directors to the Board of Directors of Listed Companies, Mục I.3
26
Kết luận chƣơng 1
Nhƣ vậy, trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày và phân tích các vấn đề mang tính lý luận chung về thành viên độc lập. Các nghiên cứu trên đƣợc thực hiện thông qua việc xem xét các quy định về thành viên độc lập của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới, tuy khơng có sự trùng khớp hồn tồn nhƣng đã cho thấy những khía cạnh tƣơng tự trong việc thiết lập chế định thành viên độc lập trong HĐQT. Các vấn đề đã đƣợc phân tích tại chƣơng 1 cụ thể nhƣ sau:
Một là, khái quát về CTCP;
Hai là, đƣa ra khái niệm, đặc điểm của thành viên độc lập HĐQT;
Ba là, phân tích các tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên độc lập, bao gồm tiêu chuẩn độc lập trong quan hệ nhân thân và độc lập trong quan hệ kinh tế;
Bốn là, nhận thức về vai trị của thành viên độc lập, trong đó, nhấn mạnh vai trị là ngƣời tƣ vấn cho cơng ty và thực hiện các hoạt động kiểm sốt trong cơng ty;
Năm là, phân tích các quyền và nghĩa vụ của thành viên độc lập. Theo đó, các thẩm quyền bao gồm triệu tập cuộc họp, đƣa ra lời tƣ vấn, tiếp cận thông tin. Các nghĩa vụ bao gồm nghĩa vụ cẩn trọng, mẫn cán vì lợi ích tốt nhất của công ty, nghĩa vụ trung thành và không tƣ lợi, nghĩa vụ trung thực và khai báo thông tin đầy đủ;
Sáu là, bàn về vấn đề số lƣợng và nhiệm kỳ thành viên độc lập để đảm bảo thành viên này thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình.
27
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT