4.4 .1Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
4.4.3 Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động ngắn hạn, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều có ảnh hưởng khơng tốt đến ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng là thấp, nguồn vốn huy động ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn khơng có hiệu quả. Qua bảng số liệu 13 cho ta thấy. Nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng trong thành phố là rất cao. Vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể năm 2010, bình quân 1,38 đồng dư nợ ngắn hạn là có 1 đồng vốn huy động ngắn hạn, năm 2011 là 1,51 và năm 2012 là 1,58. Cho thấy nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng ngày càng tăng. Ngân hàng phải có biện pháp để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn kịp thời phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và không phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển. Từ năm 2010 – 2012, nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, cụ thể là mỗi năm thì tình hình vốn điều chuyển từ hội sở về ngân hàng đều tăng.
4.4.4 Dư nợ ngắn hạn trên dư nợ
Chỉ số này giúp đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và
có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trong cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Như vậy là hợp lý vì nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn và tập trung cho vay ngắn hạn để phòng tránh rủi ro. Qua bảng số liệu 13, ta thấy tỷ số dư nợ ngắn hạn trên dư nợ qua các năm. Năm 2010 là 72,97%, năm 2011 là 76,10% và năm 2012 là 71,81%. Nhìn chung, hệ số này có xu hướng tăng giảm khơng ổn định qua các năm. Nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và quan trọng vì thế ngân hàng cần có biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng hơn nữa.
4.4.5 Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ
xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức thấp hay cao. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng khơng được đảm bảo và có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Qua bảng số liệu 13, ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn còn ở mức tương đối thấp. Đặc biệt là năm 2010 với tỷ lệ là 1,69%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 và năm 2012 tăng lên nhưng vẫn cịn ở mức thấp. Có được kết quả này là do sự nổ lực của ngân hàng trong việc đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện những giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn một cách tốt nhất trong tình hình nợ xấu gia tăng mạnh ở nhiều ngân hàng trong cả nước. Kết quả này sẽ tạo bước ngoặc cho ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng làm giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì ngân hàng phải đối mặt và chấp nhận rủi ro. Vì thế, ngân hàng cần phải linh hoạt trong hoạt động tín dụng ngắn hạn này.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ
5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG: NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG:
5.1.1 Những mặt đạt được
Qua quá trình tìm hiểu hoạt động tín dụng ngắn hạn và phân tích các chỉ tiêu, ta nhận thấy trong 3 năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Cần Thơ đã đạt được: - Trong 3 năm qua, doanh số cho vay ngắn hạn không ngừng gia tăng. Quy mơ tín dụng được mở rộng, ngân hàng đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn ngắn hạn cho người dân. Thể hiện qua ngân hàng cho vay tất cả các đối tượng của nền kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề nhưng tập trung chủ yếu vào các ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có điều kiện thuận lợi.
- Tình hình thu nợ trong 3 năm qua tương đối tốt. Thể hiện qua mỗi năm tương ứng với việc mở rộng quy mơ tín dụng, cơng tác thu hồi nợ cũng gia tăng, số tiền thu được của năm sau cao hơn năm trước.
- Tình hình dư nợ khơng ngừng gia tăng và tỷ lệ thuận với tình hình cho vay và thu nợ. Trong 3 năm qua, ngân hàng đã thu hút được số lượng lớn các khách hàng đến vay vốn do ngân hàng đã mở rộng quy mơ tín dụng, cho vay nhiều thành phần, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay, mở rộng đầu tư vào các ngành trọng điểm. Bên cạnh đó do ngân hàng xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng trên địa bàn.
- Tình hình nợ xấu của năm 2012 giảm so với năm 2011. Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng nhưng còn ở mức thấp.
- Khả năng luân chuyển vốn ngắn hạn tương đối tốt, thể hiện qua mỗi năm vòng quay vốn ngắn hạn đều trên 2 vòng.
5.1.2 Những mặt chưa đạt được
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thúc đẩy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng phát triển thì cịn tồn tại những yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, cản trở sự phát triển cụ thể là:
- Tình hình nợ xấu ngắn hạn cịn tồn tại theo xu hướng dư nợ ngắn hạn cho vay. Mặc dù nợ xấu năm 2012 có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao so với sự tăng lên của năm 2011. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở thành phần hộ sản xuất và cá nhân. Đây là thành phần kinh tế có vốn tự có thấp, hoạt động sản xuất theo thời vụ, tự phát cao nên rủi ro cao. Mặt khác, nợ xấu cũng tập trung phần lớn ở ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, với tỷ lệ trung bình trong 3 năm là 69,68%. - Doanh số cho vay của thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này cho thấy thành phần này đang chiếm dụng vốn của ngân hàng, cho thấy cơ cấu doanh số cho vay, thu nợ và dư của của thành phần chưa hợp lý.
- Thu nợ và xử lý rủi ro ở một số ngành còn thấp nguyên nhân là do nợ tồn đọng từ nhiều năm trước khơng có khả năng thu hồi.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 5.2.1 Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu
Tập trung cho vay với khu vực sản xuất hàng hóa có quy mơ lớn, tập trung, có thương hiệu. Tăng doanh số cho vay đối với thành phần hộ gia đình và cá nhân phải đi đôi với việc thẩm định và đi đến cơ sở sản xuất để kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.
Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phịng kế tốn nhiều hơn để theo dõi tình
hình trả nợ của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng. Ban lãnh đạo cần tập trung chỉ đạo cương quyết để thu hồi nợ xấu, xử lý nhanh chóng các khoản nợ phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời sự chủ quan của cán bộ tín dụng.
Trong xử lý thu hồi nợ xấu cán bộ tín dụng phải khuyến khích, động viên khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
5.2.2 Giải pháp phân phối nguồn vốn hợp lý
Ngân hàng cần có giải pháp hợp lý trong việc phân phối nguồn vốn của mình. Đế đạt được điều đó thì trước hết ngân hàng cần nâng cao và chú trọng quy trình thẩm định vì khi thẩm định ngân hàng mới biết được tình hình tài chính, khả năng quản lý tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Tập trung cho vay những lĩnh vực có tiềm năng phát triển như thương nghiệp, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp. Đa dạng hóa lĩnh vực cho vay nhưng phải thẩm định kỹ trước khi cho vay. Giải ngân từng đợt để có thể theo dõi mục đích và phương án sử dụng vốn của khách hàng có hợp lý hay khơng, từ đó có thể thu hồi vốn kịp thời khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Vì nợ xấu tập trung chủ yếu ở hộ sản xuất và cá nhân, nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ xấu ở thành phần này là do các hộ sản xuất sử
dụng vốn khơng đúng mục đích, họ đem nguồn vốn về khơng phục vụ cho nhu
cầu sản xuất mà mua sắm xe, phục vụ nhu cầu cá nhân, chơi hụi, nhiều hộ xin vay vốn để trồng trọt nhưng lại chăn nuôi. Ngân hàng cần chú ý theo dõi tinh hình sử dụng vốn của khách hàng để bố trí nguồn vốn cho phù hợp.
Hạn chế cho vay cá nhân vì cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ dễ phá sản, cộng với hiện nay nhiều cá nhân có xu hướng lừa đảo, khơng có thiện chí trả nợ ngân hàng và các món vay nhỏ, lẻ nên ngân hàng khó quản lý. Do đó, ngân hàng nên hạn chế cho vay thành phần này.
5.2.3 Giải pháp nâng cao công tác thu hồi nợ
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng để trả nợ đúng hạn.
Đối với các nợ xấu tùy tình hình cụ thể mà ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Nếu ngân hàng xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng chi trả khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không được vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Khi một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và các khoản vay của doanh nghiệp tại nhiều ngân hàng có nguy cơ trở thành nợ xấu, để giảm thiệt hại cho các bên, các ngân hàng có liên quan có thể cùng nhau giải quyết, tìm một nhà đầu tư có khả năng mua lại tồn bộ doanh nghiệp này.
5.2.4 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cơng tác tín dụng
Tăng trưởng tín dụng hợp lý ở từng vùng, miền và đối tượng khách hàng phù
hợp với tăng trưởng nguồn vốn. Tập trung các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng, bảo đảm an tồn hiệu quả hoạt động.
Hạn chế cho vay đối với những ngành đang gặp rủi ro điển hình hiện nay là
ngành xây dựng, các dự án bất động sản, tập trung cho vay các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, cơ sở hạ tầng trường học, bệnh viện, dự án nước. Bởi những lĩnh vực này có ý nghĩa kinh tế – xã hội sẽ được hỗ trợ của nhà nước, rủi ro cũng được giảm thiểu.
Không tập trung một khoản tiền lớn để cho vay, đầu tư vào một số ngành nào mà chỉ tập trung ở một mức độ an toàn. Ngân hàng cần đa dạng hơn về sản phẩm, dịch vụ.
Đầu tư ngắn hạn cần chú ý đến phương thức đầu tư sao cho hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho khách hàng xử dụng vốn đúng mục đích, nhất là kỳ hạn trả nợ.
Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phấn đấu mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kiểm tra, thẩm định kỹ các hồ sơ vay vốn, thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng tránh tình trạng xét duyệt theo cảm tính.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ nhằm mục tiêu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng từ năm 2010 – 2012 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Để có thể đề ra một số giải pháp dựa trên tình hình thực tế, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu ứng với từng mục tiêu cụ thể được đặt ra. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn vốn, tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn thơng qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu ngắn hạn. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Qua việc sử dụng các phương pháp trên, đề tài tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn vốn, thực trạng tín dụng ngắn hạn năm 2010, 2011, 2012. Ta nhận thấy ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan:
- Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn. Trong đó nguồn vốn cho vay chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn để hạn chế rủi ro, do thời gian thu hồi nợ ngắn. Trước mắt ngân hàng cần duy trì doanh số cho vay ngắn hạn. Song song, với việc mở rộng quy mô, ngân hàng cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như mục đích sử dụng vốn của khách hàng có hiệu quả khơng, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy cơng tác thẩm định là rất quan trọng đối với ngân hàng.
- Bên cạnh mở rộng quy mơ hoạt động như tình hình huy động và cho vay. Ngân hàng cần xem xét khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đặc biệt chú ý đến khả năng thu hồi vốn ngắn hạn. Qua phân tích ta thấy, đi đơi với việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn là sự tăng lên của doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm, điều này cho thấy, khả năng thu hồi vốn ngắn hạn của ngân hàng là tốt. Bên cạnh đó, vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn khá tốt, cho thấy khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng tương đối tốt, nhưng có xu hướng giảm, ngân hàng cần khắc phục tình trạng này như thường xuyên đôn đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn.
- Ngoài việc mở rộng quy mơ tín dụng, nâng cao công tác thu hồi nợ. Thì việc xem xét tình hình dư nợ và nợ xấu rất quan trọng. Nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Qua phân tích ta thấy đi đôi với việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn, thu nợ ngắn hạn là sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn. Do đó, ngân hàng cần chú ý đến công tác thu hồi nợ khi đến hạn. Cần có biện pháp hợp lý trong công tác đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Từ đó có thể khắc phục được tình hình nợ xấu. Theo phân tích ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn có lúc tăng lên, nhưng sau đó lại giảm xuống, cho thấy ngân hàng đã quan tâm nhiều đến việc hạn chế rủi ro tín dụng. Để đảm bảo được chất lượng tín dụng ngân