Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Để nâng cao hoạt động tín dụng, bên cạnh thực hiện tốt cơng tác mở rộng quy mơ tín dụng, ngân hàng phải thực hiện đi đôi với việc thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cụ thể được thể hiện qua bảng doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Sau đây là bảng số liệu:

BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. DNNN 53.851 21.917 10.102 (31.934) (59,30) (11.815) (53,91) 2. DNNQD 2.223.625 3.023.122 3.871.042 799.497 35,95 847.920 28,05 3. HGĐ, CN 2.202.227 2.663.535 2.855.546 461.308 20,95 192.011 7,21 Tổng 4.479.703 5.708.574 6.736.690 1.228.871 27,43 1.028.116 18,01

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ)

Theo bảng số liệu 6, ta thấy DSTN ngắn hạn của các thành phần kinh tế trong 3 năm đều tăng, trừ DNNN. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Điều đó chứng tỏ trong các năm qua, các thành phần kinh tế trên địa bàn làm ăn có hiệu quả, cũng thể hiện sự nỗ lực của cán bộ tín dụng ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ. Để thấy được nguyên nhân tăng giảm của từng ngành ta tiến hành phân tích:

Thành phần doanh nghiệp nhà nước

Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng DSTN ngắn hạn của ngân hàng, với tỷ trọng trung bình trong 3 năm là 0,58%. DSTN ngắn hạn đối với thành phần DNNN giảm trong 3 năm. Năm 2010 là 53.851 triệu đồng. Đến năm 2011 giảm còn 21.917 triệu đồng, tức giảm 31.934 triệu đồng so với năm 2010. Sang đến năm 2012 hoàn tất thu nợ đối với thành phần này với số tiền 10.102 triệu đồng. Nguyên nhân do trong năm 2010 các doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu

quả, thua lỗ nên làm DSCV ngắn hạn giảm dẫn đến DSTN ngắn hạn giảm. Đến

năm 2011 hầu hết các DNNN trên địa bàn đều giải thể nên công tác cho vay đối với thành phần này khơng cịn nữa, ngân hàng chỉ còn thu nợ trong các năm

trước nên DSTN ngắn hạn giảm mạnh 59,30% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 53,91% và hầu như khơng cịn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN của ngân hàng với tỷ trọng trung bình trong 3 năm là 53,35%. DSTN ngắn hạn của thành phần DNNQD tăng đều qua các năm. Năm 2010 DSTN ngắn hạn đạt 2.223.625 triệu đồng, năm 2011 tăng 35,95% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng do DSCV ngắn hạn của ngân hàng đối với thành phần này tăng qua các năm, và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng nên làm cho DSTN ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng. Đồng thời do các cán bộ tín dụng của ngân hàng có kinh nghiệm mới được đảm nhận cho vay loại hình này, thường xuyên thăm hỏi và định kỳ xếp loại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn giữ mối quan hệ tốt với những khách hàng có mức dư nợ thường xuyên, uy tín trong trả nợ và sẵn sàng thu nợ trước hạn khi phát hiện món vay có vấn đề. Nên làm tăng thu nợ. Sang năm 2012 DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng 28,05% so với năm trước. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng DSCV ngắn hạn, kéo theo đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng.

Thành phần hộ gia đình và cá nhân

Do DSCV ngắn hạn đối với thành phần này chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng cơ cấu DSCV ngắn hạn của ngân hàng với tỷ trọng trung bình trong 3 năm là 46,07%. Nên DSTN ngắn hạn cũng đứng hàng thứ 2. Năm 2010, DSTN ngắn hạn đạt 2.202.227 triệu đồng. Năm 2011 tăng 20,95% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, ngân hàng đẩy mạnh cho vay với thành phần này, kéo theo đó là sự gia tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2012, DSTN ngắn hạn tăng 7,21% so với năm 2011. Có được kết quả này là do nông dân được mùa, còn các hộ kinh doanh mua bán nhỏ có thu nhập hàng tháng khá ổn định nên trả được nợ và lãi vay cho ngân hàng đúng kỳ hạn.

DSTN ngắn hạn của thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng cơ cấu DSTN ngắn hạn của ngân hàng. Từ năm 2011 - 2012 DSTN ngắn hạn của DNNQD chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng DSTN ngắn hạn. DSTN ngắn hạn đối với thành phần DNNQD tăng nhiều hơn đối với thành phần cá nhân và hộ gia đình, nguyên nhân cũng do doanh số cho vay ngắn hạn

ngắn hạn của ngân hàng. Mặt khác, do vị trí địa lý, ngân hàng đặt ở tại thành phố, do đó khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao hơn so với hộ sản xuất và cá nhân. Điều này cho thấy DNNQD ngày càng góp phần quan trọng trong việc mở rộng quy mơ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng và là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Nhìn chung, DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế của các thành phần đều tăng qua các năm chỉ có thành phần kinh tế DNNN giảm, do trong năm 2011các DNNN trên địa bàn Cần Thơ hầu như đã giải thể hết, nên DSCV ngắn hạn khơng cịn nữa và chỉ cịn công tác thu nợ ở các năm trước nên DSTN ngắn hạn của thành phần này giảm mạnh và sang năm 2012 thì hồn tất cơng tác thu nợ đối với thành phần này.

Tóm lại, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, mà ngân hàng vẫn duy trì được DSCV ngắn hạn tăng, bên cạnh đó DSTN ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng, cho thấy hoạt động của ngân hàng là rất tốt, cũng như công tác thẩm định cho vay, trình độ, kinh nghiệm của nhân viên ngân hàng là rất tốt.

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng gia tăng qua

các năm. Bên cạnh đó là sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn. Trước khi đi vào phân tích, ta xem xét bảng số liệu tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng từ năm 2010 – 2012:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)