ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1.DNNN 32.019 10.102 0 (21.917) (68,45) (10.102) (100) 2.DNNQD 862.959 1.430.957 1.698.948 567.998 65,82 267.991 18,73 3.HGĐ, CN 1.467.971 1.624.571 1.921.282 156.600 10,67 296.711 18,26 Tổng 2.362.949 3.065.630 3.620.230 702.681 29,74 554.600 18,09
(Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ)
Qua bảng số liệu 7 cho ta thấy dư nợ của các thành phần tăng từ năm 2010 –
2012, trừ thành phần DNNN. Sau đây ta đi vào phân tích:
Thành phần doanh nghiệp nhà nước
Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, với tỷ trọng trung bình trong 3 năm là 0,56%. Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn của thành phần DNNN giảm dần qua các năm, năm 2011 giảm 68,45% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ giảm 100% so với năm 2011 và năm 2012 dư nợ ngắn hạn đối với thành phần này khơng cịn nữa, do các DNNN trên địa bàn Cần Thơ một phần đã giải thể và một phần đã cổ phần hóa, khơng cịn tồn tại đối với hình thức này, nên làm cho dư nơ ngắn hạn giảm mạnh và hiện tại khơng cịn nữa, chỉ cịn cơng tác thu hồi nợ.
Thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đứng thứ 2 trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, với tỷ trọng trung bình trong 3 năm là 43,38%. Dư nợ ngắn hạn đối với thành phần DNNQD tăng dần qua các năm, năm 2010 dư nợ của thành phần này là 862.959 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng 65,82% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 18,73% so với năm trước, mặc dù đã giảm so với sự tăng lên của năm 2011 so với năm 2010, nhưng vẫn tăng với số tiền là 267.991 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn cho vay tăng là do các khách hàng trong thành phần này đảm bảo được uy tín trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, công tác thu hồi nợ được đảm bảo và do kinh tế ngày càng phát triển nên số lượng các doanh nghiệp trong thành phần này ngày càng tăng thêm, ngày càng có nhiều dự án được ngân hàng chấp thuận do khách hàng có uy tín tốt và trả nợ đúng hạn. Nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với thành phần này, góp phần làm tăng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với thành phần này. Bên cạnh đó, một số khách hàng quen thuộc được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thành phần kinh tế hộ gia đình và cá nhân
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn cho vay của ngân hàng với tỷ trọng trung bình trong 3 năm là 56,06% và dư nợ ngắn hạn trong 3 năm luôn tăng. Năm 2010 là 1.467.971 triệu đồng. Sang năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng 10,67% so với năm 2010. Đến năm 2012, tiếp tục tăng lên 18,26% so với
trọng dư nợ ngắn hạn khoảng 50 - 65%, cũng là nhiệm vụ chính của ngân hàng trong cho vay để hỗ trợ người dân có nhu cầu vốn trong sản xuất và đây là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng. Đồng thời do ngân hàng thường áp dụng cho vay lưu vụ đối với bà con nông dân, do việc buôn bán của các hộ kinh doanh nhỏ thường mang tính thời vụ nên họ thường vay vào cuối năm nay nhưng đến đầu năm sau mới hoàn trả nợ cho ngân hàng, vì vậy đã làm cho dư nợ ngắn hạn cho vay đối với thành phần này tăng trong 3 năm.
Sau khi phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn của các thành phần, ta nhận thấy, dư nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm, với tỷ trọng trên 50%. Kế đến là thành phần DNNQD và thấp nhất là thành phần kinh tế DNNN. Dư nợ ngắn hạn cho vay đối với các thành phần kinh tế đều tăng so với năm trước đó, trong đó dư nợ ngắn hạn cho vay đối với thành phần doanh nghiệp nhà nước khơng cịn do hình thức doanh nghiệp này trên địa bàn đã giải thể hay cổ phần hóa và trong năm 2011 ngân hàng đã tiến hành thu hồi hết nợ đối với thành phần này nên dư nợ ngắn hạn cho vay từ năm 2012 đối với thành phần này khơng cịn nữa. Nhìn chung, tình hình dư nợ tín dụng ngắn hạn của các thành phần gia tăng qua các năm và có sự chênh lệch giữa các thành phần kinh tế với nhau. Sự chênh lệch này phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương.
4.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản thể hiện chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Thấy được tình hình nợ xấu mới giúp ngân hàng có được biện pháp đúng đắn hơn trong giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, nó đồng nghĩa với việc nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trước khi đi vào phân tích, ta xem xét bảng số liệu: