Đặc điểm gây hại theo khu vực điều tra

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi nấm (mọt ambrosia) gây hại cho các loài cây họ dẻ (fagaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 63 - 82)

Tiến hành lập 36 ô tiêu chuẩn tại các xã Nậm Xây , Nậm Xé , Liêm Phú, Minh Lƣơng, đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại trên các ô tiêu chuẩn ở các khu vực điều tra khác nhau. Kết quả đƣợc trình bày ở biểu 4.

Bảng 4.3: Đặc điểm gây hại theo khu vực điều tra TT Khu vực (xã) Tỷ lệ bị hại (P%) Mức độ bị hại (R%) Cây chủ Ghi chú 1 Liêm Phú 95 23,75 Dẻ gai ấn độ 2 Nậm Xé 43,93% 13,36 Dẻ bốp 78.04% 44,51% Sồi lá mác 3 Minh Lƣơng 92,78% 66,86% Sồi lá mác

4.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ MỌT CHÂN DÀI P.QUERCIVORUS MURAYAMA BẰNG BẪY

Mô tả cấu tạo bẫy tự chế

Bẫy gồm các phần:

- Phần thân bẫy đƣợc thiết kế bởi 10 cổ chai nhƣ̣a nƣớc khoáng cắt ngắn tƣ̀ 6 - 8cm treo bởi dây treo xiên dọc tƣ̀ dƣới lên trên , hai bên thân là 4 lọ đựng mồi nhƣ̉.

- Phần đuôi bẫy là phần lỗ hổng phía dƣới của cổ chai và đƣợc gắn với chai đựng mẫu có chƣ́a dung dịch bảo quản bởi bởi một chốt giữ vặn hai chiều , khi mọt bay và o sẽ tƣ̣ động rơi xuống chai đƣ̣ng mẫu .

- Mồi nhử đƣợc đổ cố định ở 4 lọ đƣ̣ng quanh thân bẫy , trên mỗi nắp của lọ đƣ̣ng mồi nhƣ̉

đƣợc đục nhiều lỗ hổng để cho chất dẫn dụ bay hơi ra ngoài lôi kéo côn trùng tới (Hình 4.16)

Hình 4.16: Cấu tạo bẫy côn trùng tƣ̣ chế * Cách đặt bẫy và thu mẫu

Trƣớc khi tiến hành đặt bẫy cần phải chuẩn bị một số dụng cụ và trang thiết bị sau:

(1). Bẫy (2). Mồi nhử

(3). Dung dịch lƣu giữ

(4). Bìa cứng (ghi số hiệu của bẫy) (5). GPS (ghi vị trí đặt bẫy)

(6). Xô có nắp (pha trộn dung dịch) (7). Dây buộc (treo và cố định bẫy)

(9). Vải sạch (lau chùi bẫy) (10). Vải lọc (đổ mẫu)

(11). Túi ni lông hoặc lọ nhựa có nắp (lƣu giữ mẫu) (12). Bìa cứng (ghi nhãn mác)

(13). Bút chì (ghi nhãn mác)

(14). Dung dịch dùng để cất giữ côn trùng bẫy đƣợc trong chai khỏi bị hƣ hỏng (khoảng 3 ngày tiến hành thay 1 lần). Thành phần trong dung dịch bao gồm: Ethanol, nƣớc tẩy không mùi, glycerol và nƣớc. Với tỷ lệ 400ml ethanol + 20 ml nƣớc tẩy không mùi+ 100 ml glycerol+ 1480 ml nƣớc có thể chia cho 6 bẫy.

* Tiến hành đặt bẫy

Lựa chọn địa điểm nằm trong khu vƣ̣c bị gây hại có những cành thấp, thân cây hoặc có thể dùng dây nối 2 cây với nhau để treo bẫy và đảm bảo chai đựng mẫu có chƣ́ a dung dịch cao cách mặt đất khoảng 1m đến 1.5 m. (Hình 4.17).

* Cách thu mẫu và lau chùi bẫy

- Tháo nắp lọ đựng dung dịch và lau sạch.

- Không đƣợc dùng lại dung dịch lƣu giữ mẫu, bắt buộc phải thay mới. - Chai đƣ̣ng mẫu đƣợc đổ qua vải lọc đảm bảo rằng không có mẫu mọt nào bị bỏ sót.

- Sử dụng bình phun nƣớc để rửa sạch chai đựng mẫu.

- Cho vào túi ni lông nhãn bao gồm các thông tin: địa điểm, ngày, số hiệu bẫy.

- Lau chùi sạch bẫy bằng vải hoặc chổi lông.

- Kiểm tra dây treo bẫy để đảm bảo rằng vẫn sƣ̉ dụng tốt .

- Kiểm tra bẫy đã đƣợc gắn cố định chƣa.

- Kiểm tra mồi nhử và thay thế nếu mồi nhử bị hỏng hoặc khô. Mồi nhử đƣợc thay thế 3 ngày 1 lần, lƣu giữ mồi nhử trong tủ đá và luôn đƣợc duy trì trong điều kiện lạnh trong quá trình di chuyển.

* Cách lƣu giữ mẫu

- Mẫu côn trùng thu đƣợc đƣợc cất giữ trong tủ đá tránh bị mất màu và bị hƣ hỏng.

- Nếu cần làm mẫu thì sau khi mang ra từ tủ đá cần phải giám định tên, ghi ngày tháng năm thu mẫu côn trùng vào phiếu. Sau đó mẫu phải đƣợc cắm bằng kim. Đối với côn trùng cánh cứng nhƣ Bọ rùa, Bọ hung…thì kim cắm có vị trí nằm phía ở phía đỉnh dƣới của tám giác đều mà đáy của nó là chiều rộng của gốc cánh sát với phần ngực. Còn đối với côn trùng nhƣ Mọt thì cần phải có keo dính rồi dính vào miếng bìa nhỏ hình tam giác. Cả hai loại trên sau khi làm xong công đoạn trên đều đƣợc để vào lò sấy ở mức nhiệt độ khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng (thƣờng 30o

* Thời gian thu mẫu

Định kỳ khoảng 3 ngày tiến hành thu mẫu 1 lần cùng với thời điểm thay mồi nhử.

* Địa điểm đặt bẫy

Vị trí tiến hành đặt bẫy:

- Lựa chọn địa điểm đặt bên trong hoặc gần với khu rừng mình muốn thu mẫu. Lƣu ý, côn trùng thƣờng bị thu hút bởi các yếu tố: rừng vừa bị trải qua giai đoạn suy yếu, rừng già, sƣơng muối, hỏa hoạn, mới tỉa thƣa hoặc chặt hạ.

- Dễ dàng tiếp cận đƣợc với nơi đặt bẫy, nhƣng lƣu ý tránh khu vực đông ngƣời để giảm thiểu ảnh hƣởng đến bẫy.

- Khoảng cách tối thiểu giữa các bẫy là 200m.

- Vị trí đặt bẫy phải ở nơi có nhiều côn trùng bay qua nhƣ: nơi có lối đi hẹp hoặc những khoảng trống trong rừng.

- Vị trí đặt bẫy phải ở nơi có ít tầng cây thấp hoặc nếu có thì phải chặt bỏ những cây này đảm bảo côn trùng dễ dàng bay tới nơi đặt bẫy mà không gặp trở ngại.

- Nơi đặt bẫy phải dễ quan sát đƣợc và có bóng dâm nhằm giảm sự bay hơi của dung dịch lƣu giữ mẫu và mồi nhử.

- Bẫy phải đƣợc giữ cố định bằng cách buộc cố định đầu trên và đầu dƣới vào thân cây tránh tác động của gió.

Mỗi bẫy cần đƣợc gắn số hiệu rõ ràng cùng các thông tin về địa điểm đặt bẫy (Hình 4.18).

Hình 4.18: Một số địa điểm đƣợc tiến hành đặt bẫy

Tiến hành lựa chọn các địa điểm có dấu hiệu bị gây hại trong khu vực điều tra để tiến hành đặt bẫy, tổng số bẫy đƣợc đặt ở mỗi khu vực là 6 bẫy, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả bắt Mọt bằng phƣơng pháp bẫy T

T Tên loài Mọt

Số Mọt thu đƣợc tại các khu vực nghiên cứu (con) L. Phú Nậm Xây Nậm Xé M.Lƣơ ng Tổng Loài 1 P. solidus Walker 3 4 10 18 35 2 P. secretus Sampson 5 3 16 20 44 3 P. quercivorius Murayama 8 0 45 127 180 4 X. morigerus Blandford 4 0 0 0 4 5 X. indicus Eichhoff 25 13 15 8 61 6 C. rhizophorae Wood&Bright 12 4 3 3 22 7 Xyleborus sp. 10 3 0 5 18 8 X. capucinus Fabricius 12 15 6 10 43 9 Sinoxylon sp. 4 0 0 0 4 Tổng khu vực 83 42 95 191 411

Qua bảng trên cho thấy số lƣợng loài Mọt thu dƣợc 411 con, khu vực thu đƣợc nhiều nhất loài nhất là xã Minh Lƣơng, suất hiện nhiều nhất vẫn là loài Platypus quercivorius Murayama với 180 con, nhƣ vậy có thể đánh giá khách quan là phƣơng pháp bẫy là phƣơng pháp có hiệu quả.

4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỌT HẠI CÁC LOÀI CÂY THUỘC HỌ DẺ (FAGACEAE)

* Biện pháp lâm sinh

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là biện pháp áp dụng cho các khu rừng trồng rƣ̀ng phòng hộ , khoanh nuôi tái sinh , trồng phục hồi rƣ̀ng sau cháy , sƣ̉ dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rƣ̀ng ; phát luỗng dây leo, lai tạo các nguồn gen mới và lựa chọn các loài cây có khả năng chống chịu bệnh tật tốt để trồng , trồng hỗn giao nhiều loài cây, để khi có dịch bệnh xảy ra dễ dàng quản lý và tránh đƣợc sự lây lan.

* Biện pháp vật lý, cơ giới

Biện pháp vật lý, cơ giới là biện pháp tại các khu vực bị hại tiến hành chặt tất cả các cây bị hại ra khỏi khu vƣ̣c bị hại để không có môi trƣờng cho Mọt gây hại, với nhƣ̃ng cây chƣa bị xâm hại chúng ta tiến hành dùng các mảnh nilon lớn, dài quấn quanh gốc cây từ sát mặt đất lên đến khu phân cành và buộc chặt bằng dây, làm môi trƣờng trong cây thay đổi không phù hợp với môi trƣờng gây hại của loài nữa, sẽ làm hạn chế và phòng trừ đƣợc sự lây lan từ cây bị hại sang cây còn khỏe (hình 4.19).

Hình 4.19: Phƣơng pháp quấn nilon

* Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học là biện pháp dùng những chế phẩm hoá học gây ngộ độc cho côn trùng để hạn chế và tiêu diệt mọt nhanh chóng, có khả năng chặn đứng sự lan tràn của dịch hại, mang lại hiệu quả cao.

Sau khi bơm, tiêm thuốc hoặc phun tiến hành bọc kín bằng bạt nhựa hoặc nilon ủ kín để thuốc phát tán hấp thụ vào trong các lỗ Mọt và tiêu diệt cả con trƣởng thành và ấu trùng của mọt (Hình 4.20).

Hình 4.20: Phƣơng pháp hóa học, ủ thuốc gây độc

Chƣơng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra nghiên cứu Điều tra thành phần loài gây hại các loài cây thuộc họ Dẻ tại Khu bảo tồ n thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn tỉnh Lào Cai thu đƣợc 280 mẫu. Dựa vào đặc điểm hình thái đối chiếu với các khóa phân loại đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu đã xác định đƣợc 3 họ và 9 loài gây hại trong đó xác định đƣợc 1 loài lần đầu tiên ghi nhận có ở Việt Nam là loài P. quercivorius Murayama. Đây là loài gây hại chính trên khu vực điều tra, gây hại nặng nhất trên loài Sồi lá mác (Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae).

Xác định đƣợc 32 loài cây thuộc họ Dẻ , trong đó 3 loài cây thuộc họ Dẻ bị mọt P. quercivorius Murayama gây hại nặng: Sồi lá mác (Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.) và Dẻ bốp (Castanopsis cerebrina Barnett)

Đối với cây Sồi lá mác, tỷ lệ bị hại bình quân cho toàn bộ khu vực là 88,40% và mức độ bị hại là 54,16%, loài Dẻ gai Ấn độ tỷ lệ bị hại bình quân cho toàn bộ khu vực là 95% và mức độ bị hại là 23,75%, loài Dẻ bốp tỷ lệ bị hại bình quân cho toàn bộ khu vƣ̣c là 43,93%, mƣ́c độ bị hại 13,63%.

Tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại khác nhau ở các khu vực điều tra, cây bị hại nặng nhất tại xã Minh Lƣơng, vùng đệm của Khu bảo tồn.

Sử dụng bẫy mồi nhử bằng alcohol có hiệu quả đối với Mọt chân dài và các loài Mọt khác. Phòng trừ tổng hợp bao gồm biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp vật lý, cơ giới và biện pháp hóa học.

5.2. TỒN TẠI

Do thời gian thực tập ngắn nên đề tài mới tập trung điều tra tại 4 địa điểm vì vậy có thể chƣa đại diện cho toàn bộ khu vực nghiên cứu. Danh mục thành phần các loài Mọt hại Dẻ còn ít, đây là kết quả bƣớc đầu cho việc điều tra và xây dựng danh mục các loài Mọt tại khu vực nghiên cứu

Tên thƣờng gọi của các loài mọt mà tác giả sử dụng trong Luận văn có thể chƣa chính xác, chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái và các tài liệu liên quan để nhận biết đặc điểm về mặt hình thái và tiện so sánh phân biệt với các loài thu đƣợc trong kết quả điều tra nghiên cứu.

Việc sử dụng bẫy để điều tra côn trùng Bộ cánh cứng nói chung và Mọt nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố thời tiết nên khi thời tiết nhƣ mƣa có thể ít nhiều ảnh hƣởng đến số liệu điều tra.

5.3. KIẾN NGHỊ

Đề tài mới chỉ bƣớc đầu điều tra đánh giá và xác định thành phần loài gây hại, tính hiệu quả của 3 phƣơng pháp phòng trừ côn trùng Bọ cánh cứng bằng phƣơng pháp hóa học, phƣơng pháp quấn nilon và bẫy dụ bằng mồi nhƣ̉ nên cần phải có quá trình kiểm nghiện tính hiệu quả của 3 phƣơng pháp đó.

Việc xác định tên khoa học của các loài côn trùng cần phải có nhiều thời gian và phải có sự giúp đỡ hỗ trợ của đồng nghiệp ở nƣớc ngoài.

Lớp côn trùng nói chung và Bộ cánh cứng nói riêng vẫn còn khá mới mẻ trong lĩnh vực nghiên cứu ở nƣớc ta nên cần có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để có thể chuẩn hoá đƣợc tên thƣờng gọi và đặc điểm nhận biết không chỉ về mặt hình thái mà còn có thể mô tả đƣợc đặc điểm sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nƣớc

1 Bùi Công Hiển (1970), Pheromone côn trùng, NXB khoa học kỹ thuật, Hà nội.

2 Bùi Công Hiển (1995), Côn trùng hại kho, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.

3 Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ (2003),Côn trùng học ứng dụng,

NXB khoa học kỹ thuật. Hà Nội.

4 Trần Công Loanh, Nguyến Thế Nhã (1997), Côn trùng rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5 Nguyễn Thuý Nga, Phạm Quang Thu (2007), Xác định được cơ chế gây bệnh chết Thông mã vĩ của tổ hợp nấm xanh (Ophiostoma sp.)

và một số loại Mọt tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, (3), tr. 407- 410

6 Lê Văn Nông (1985), Côn trùng hại tre gỗ ở các tình miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

7 Lê Văn Nông (1991), Mọt hại gỗ và vỏ gỗ được ghi nhận ở Việt Nam. Hội nghị côn trùng toàn quốc Việt Nam công bố năm 1991.

8 Lê Văn Nông (1993), Thành phần Mọt hại gỗ chân dài (Platypodidae) ở miền Bắc Việt Nam và một số biện pháp phòng trừ. Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp.

9 Lê Văn Nông (1999), Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ, NXB Nông Nghiệp.

dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, giáo trình trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam , 2001.

11 Nguyễn Thế Nhã ,Trần Văn Mão (2002), Côn trùng và vi sinh vật có ích, tập 1, 2. NXB Nông nghiệp , 2002.

12 Nguyễn Ngọc Quỳnh (2009), Một số ghi nhận về loài mọt hại gỗ mới ở Việt Nam, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2009.

13 Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Vũ Văn Định và Bùi Quang Tiếp (2010), Kết quả điều tra thành phần loài côn trùng Bộ cánh cứng Coleoptera và cánh nửa Hemiptera tại Đại Lải, Vĩnh Phúc bằng phương pháp bẫy. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, (3), tr. 1363-1369.

Tài liệu nƣớc ngoài

14 Burkholer, W.E and G.M. Boush (1974), Pheromones in stored product insect trapping and pathagen dissemination. Bull. OEPP.

15 CARD Newsletter (2009), Internal newsletter of the collaboration for agriculture and rural development program. No.6, 12/2009

16 Choate, P.M (2001), Manual for the Identification of the Ground Beetles (Coleoptera: Carabidae) of Florida.

17 Cognato A.I., Sperling F.A. (2000), Phylogeny of Ips DeGeer species (Coleoptera:Scolytidae) inferred from mitochondrial cytochrome oxidase I DNA sequence, Molecular Phylogenetics and Evolution 14: 445- 460.

18 Murray S.Upton (1991), Methods for collecting preserving and studying insects, The Australian entomological soiety, Brisbane, Australia.

the oaks Quercus suber and Q. ilex in Algeria. IOBC/wprs Bulletin 25: 93-100.

20 J.L.Gressitt, J.A.Rondon& S.von Breuning (1970), Pacific instects monograph 24, Entomology Department, Bernice P. Bishop Musuem Honolulu, Hawaii, U.S.A.

21 Cassier, P.; Lévieux, J.; Morelet, M. & Rougon, D. (1996) - The mycangia of Platypus cylindrus Fab. and P. oxyurus Dufour (Coleoptera: Platypodidae). Structure and associated fungi. Journal of Insect Physiology 42: 171-179.

22 Teresa McMaugh (2008). Hướng dãn điều tra dịch hại thực vật ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương, CICAR chuyên khảo số 119b. 23 Website:http://criso.au/science/beetle-research.htm 24 Website:http://ditext.com/ardrey/imperative.html 25 Website: http://forest.kyushu-u.a.c.jp/miyazaki/old/Database/mdb- list/beetle.html 26 Website: http://nationalinsectweek.co.uk/gbbu.php 27 Website: http://wikipedia.org/wiki/Pheromone#Human_pheromones 28 Website: http://www.socialforestry.org.vn/tai%20lieu.htm 29 Website: http://www.socialforestry.org.vn/huongdankythuatlamsinh... 30 Website:http://www.vietnamforestry.org.vn/libraryfolder/Quanlysaube nhhairung..

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.

Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

LỜI NÓI ĐẦU

Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học khóa 17, tại Trƣờng Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên. Với luận văn nghiên cứu

"Điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học m ọt nuôi nấm (Mọt ambrosia) gây hại các loài cây họ Dẻ (Fagaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn bàn tỉnh Lào Cai".

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi nấm (mọt ambrosia) gây hại cho các loài cây họ dẻ (fagaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 63 - 82)