3.2.1 Dân số, dân tộc
* Dân số
Nhìn chung mật độ dân số các xã vùng đệm Khu bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn thƣa (bình quân 23 ngƣời/Km2), sống tập trung chủ yếu ven quốc lộ 279, các khu đất bằng ven khe suối và các thung lũng theo từng thôn bản.
Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm Số
TT Xã
Diện tích
(Km2) Số hộ Số khẩu Mật độ (Ngƣời/ Km2 ) 1 Nậm Xây 171,51 385 2417 14 2 Nậm Xé 170,87 201 1106 7 3 Minh Lƣơng 35,09 858 4621 131 4 Nậm Chày 85,35 397 2516 29 Tổng Cộng 462,82 1.841 10,660 BQ: 23
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Văn Bàn tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2010)
Bảng 3.2: Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động các xã vùng đệm Số
TT Xã
Tổng dân số Dân số trong độ tuổi lao động Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Nậm Xây 2.417 1.184 1.233 955 487 468 2 Nậm Xé 1.106 636 470 470 229 241 3 Minh Lƣơng 4.621 2.279 2.342 1.799 1.069 730 4 Nậm Chày 2.516 1.256 1.260 1.046 576 470 Tổng cộng: 10.660 5.355 5.305 4.270 3.361 1.909
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Văn Bàn 2010)
- Dân số nữ chiếm tỷ lệ 51,72%.
- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 50,85%.
- Lao động nữ chiếm tỷ lệ 43,60%.
Nhƣ vậy lao động nữ trong vùng đệm chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới. Lao động nữ trong vùng chủ yếu làm các công việc nhƣ trồng bông dệt vải, trồng lúa nƣớc, chăm sóc con cái, lấy củi và làm công việc nội trợ, chi tiêu trong gia đình. Lao động nam đảm nhận các công việc nặng nhọc hơn nhƣ cày, bừa, phát nƣơng làm rẫy, khai thác gỗ làm nhà.
Việc sử dụng lao động trong vùng phụ thuộc vào mùa vụ trong năm và phong tục, tập quán của các dân tộc khác nhau, nhƣng điểm chung nhất cho thấy thời gian bận rộn công việc là vào mùa làm nƣơng rẫy, gieo cấy và thu hoạch. Trong những ngày thời vụ lao động trẻ em cũng đƣợc sử dụng vào các công việc nhƣ dọn nƣơng, dẫy cỏ, lấy củi, lấy măng, chăn trâu...phụ giúp gia đình; những ngày nông nhàn hầu hết lao động trong vùng không có việc làm vì trong vùng không có nghề phụ truyền thống..
* Dân tộc.
Trong vùng đệm Khu bảo tồn có 3 dân tộc sinh sống; Dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất (43,15%), tiếp đến là dân tộc Tày (40,68%) và dân tộc Dao (12,41%) các dân tộc sống tập trung theo từng thôn bản,. 40.68
Bảng 3.3: Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã vùng đệm
(tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2010)
TT Xã Kinh Tày Dao Mông
1 Nậm Xây 62 21 901 1433
2 Nậm Xé 193 85 316 512
3 Minh Lƣơng 122 4192 99 208
4 Nậm Chày 23 39 7 2447
Tổng cộng: 400 4.337 1.323 4600
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Văn Bàn)
+ Dân tộc Tày sống tập trung thành làng (bản), nhà cách nhà gần nhau, nơi đất bằng gần các con sông, suối, làm nhà sàn bằng gỗ, tùy theo số lƣợng nhân khẩu trong gia đình để làm nhà to hay nhỏ, canh tác ruộng nƣớc thông thạo nhƣ ngƣời Kinh và làm nƣơng rẫy nhƣng với diện tích nhỏ; xung quanh nhà có vƣờn trồng rau xanh và ao nuôi cá, chăn nuôi gia súc và gia cầm, tận dụng phân gia súc, gia cầm bón cho lúa, ngô và rau màu.
+ Dân tộc Dao sống tập trung thành từng thôn bản, nhà cách nhà xa nhau hơn so với ngƣời Tày, ở nơi chân hoặc sƣờn núi có độ dốc thấp, làm nhà trệt (đất) hoặc nửa đất nửa sàn, xung quanh nhà có vƣờn rừng hỗn giao để tiện cho việc trồng cây đặc sản nhƣ quế, thảo quả, lấy củi và các vật liệu khác, canh tác ruộng nƣớc và làm nƣơng rẫy.
+ Ngƣời Mông sống theo từng thôn bản nhƣng khoảng cách giữa các nhà xa nhau, làm nhà trệt (đất) bằng gỗ hoặc trình tƣờng bằng đất, làm ruộng nƣớc bậc thang và làm nƣơng rẫy, có tập quán thả rông gia súc gia cầm.
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế các xã vùng đệm khu bảo tồn
Đất đai trong các xã vùng đệm đã đƣợc quy hoạch sử dụng đất, đã làm rõ các loại đất, việc quy hoạch chủ sử dụng đất đã đƣợc tiến hành, các hộ gia đình phần lớn đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “Sổ Đỏ” với diện tích đất nông nghiệp, đất ở, đất lâm nghiệp trƣớc đây đã đƣợc giao Sổ Vƣờn rừng nay đang chuyển đổi sang Sổ Đỏ để việc quản lý sử dụng đúng theo quy định của luật đất đai
* Nông nghiệp
- Việc sử dụng đất chủ yếu là khai thác màu mỡ của đất thể hiện qua các hoạt động nhƣ: Sản xuất nƣơng rẫy luân canh không trồng cây cải tạo đất và chống xói mòn đất; trồng lúa nƣớc không bón phân hoặc có bón phân nhƣng ít; trồng cây ăn quả theo kiểu vƣờn tạp, cây trồng không theo quy hoạch mỗi loại một vài cây không tạo ra khối lƣợng hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao để sản xuất hàng hoá; khai thác tài nguyên còn tùy tiện tự phát chƣa chú trọng bồi bổ, tái tạo đầu tƣ.
- Trình độ canh tác thấp thể hiện qua các mặt: Gieo cấy thủ công kiểu chọc lỗ tra hạt; công cụ sản xuất thô sơ chủ yếu dùng sức kéo trâu, sức thồ của ngựa và sức ngƣời; ruộng nƣớc bậc thang khi sản xuất để nƣớc chảy tràn bờ làm mất độ phì của đất, không bền vững; hệ thống kênh mƣơng chủ yếu là mƣơng đất hoặc máng nƣớc chƣa đƣợc kiên cố hóa. Tình hình sử dụng đất trong khu vực thể hiện qua bảng.
* Lâm nghiệp
Nghề rừng trong các xã vùng đệm: đây là các xã vùng cao việc khai thác lâm sản hàng năm không có kế hoạch khai thác gỗ, tận thu lâm sản và khai thác lâm sản phụ nhƣ song mây trong rừng tự nhiên. Những năm trƣớc có tổ chức để nhân dân thực hiện nhƣng thời gian gần đây do tài nguyên cạn kiệt nên việc thu mua có giảm dần. Trong vùng dự án 661 đã tổ chức
khoán bảo vệ rừng cho nhân dân địa phƣơng, Các thôn bản đã tổ chức các tổ tuần tra bảo vệ rừng và thu nhập của ngƣời dân có đƣợc cải thiện thêm nhờ định xuất khoán BVR 80.000 đồng/ha/năm. Nhƣng thời hạn khoán giới hạn 5 năm sau đó chuyển sang thực hiện chính sách hƣởng lợi theo quyết định 178 của Chính phủ. Nhƣng ở khu vực này đa phần là rừng phòng hộ cực xung yếu, địa hình hiểm trở, đƣờng xá phức tạp nên việc thực hiện chính sách hƣởng lợi gặp nhiều khó khăn, nguyện vọng của nhân dân muốn Nhà nƣớc tiếp tục cấp kinh phí đầu tƣ cho công tác khoán bảo vệ rừng.
Bảng 3.4: Bảng cơ cấu sử dụng đất xã vùng đệm khu bảo tồn Loại đất Nậm xây Nậm Xé Lƣơng Minh Nậm
Chày Tổng diện tích tự nhiên 66.475,55 17.113 3.524 8.581
I. Diện tích đất Nông nghiệp 14.111,53 14.681,14 2.367,16 3.238,82 Đất sản xuất nông nghiệp 436,49 551,12 612,52 480,07
Đất lâm nghiệp 13.674,7 14.129,88 1.745,2 2.758,7
Đất nuôi trồng thủy sản 0,34 0,14 9,44 0,05
II. Diện tích đất phi nông nghiệp 497,74 329,12 235,41 147,99
Đất ở 14,84 8,68 35,67 11,74
Đất chuyên dung 257,90 192,95 129,45 31,25
Đất sông suối và mặt nƣớc CD 225,0 127,22 63,92 105,00
Đất có mục đích công cộng 28,33
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,27 6,37
III. Diện tích chƣa sử dụng 2.590,02 2.102,74 921,43 5.194,19
Đồi núi chƣa sử dụng 601,80 1.701,64 921,43 3.110,15
* Chăn nuôi:
Đa số các hộ gia đình đều có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Gia súc ở đây là Trâu, Bò, Ngựa, Dê một số đƣợc thả rông ở các bãi cỏ chăn thả gia súc của thôn bản, tối đƣợc lùa về chuồng gần hộ gia đình; một số trại Dê đƣợc đƣợc khoanh thành một vùng có rào xung quanh bảo vệ và có chuồng tạm hoặc ở trong các hang núi đá, đƣợc các hộ gia đình làm lán ở bên cạnh trông coi, bảo vệ. Giống gia súc chủ yếu là giống địa phƣơng nên nhỏ con, tạp giao chậm lớn. Gia cầm chủ yếu các hộ gia đình nuôi Gà, Ngan, Vịt, Ngỗng mỗi loại có số lƣợng con phụ thuộc khả năng phát triển của từng hộ gia đình và kế hoạch sử dụng chúng vào các công việc của hộ đó chƣa có hƣớng nuôi để kinh doanh. Gia cầm đƣợc nuôi thả xung quanh nhà, có chuồng hoặc ngủ qua đêm trên cành cây, dƣới gầm sàn nhà; giống gà chủ yếu là giống gà ri và gà đen của ngƣời Mông trọng lƣợng nhỏ, sinh sản nhanh, dễ nuôi, có sức đề kháng cao, thịt thơm ngon.
Bảng 3.5: Đàn gia súc của các xã vùng đệm
TT Tên xã Trâu (con) Bò (con) Ngựa (con) Dê (con) Lợn (con)
1 Nậm Xây 780 231 23 515
2 Nậm Xé 258 147 105 500
3 Minh Lƣơng 1.220 329 20 20 1.519
4 Nậm Chày 539 78 100 300 1.000
Tổng số: 2.797 785 143 425 3.534
* Nuôi chồng thủy sản: Các xã vùng đệm khu bảo tồn là xã vùng cao, chủ yếu là đồi núi có nhiều suối nhƣ: suối Nậm Chấn lớn; Nậm Chấn nhỏ; Nậm Xi Tan; Nậm Mu; Nậm Xây Noi; Nậm Xây Luông...là nơi hội tụ của nhiều loài cá suối có giá trị kinh tế và dinh dƣỡng cao. Việc đánh bắt cá trƣớc trên suối đây đƣợc thực hiện quanh năm chủ yếu là bằng chài lƣới và là nguồn cung cấp thực phẩm đáng kể trong bữa ăn của cộng đồng dân cƣ nơi đây. Những năn gần đây do việc đánh bắt bằng mìn đã làm cho số
lƣợng các loài cá trên các con suối giảm ngƣời dân bây giờ chủ yếu đắp đập đào ao nuôi cá chủ yếu là đẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
3.2.3.1. Giao thông vận chuyển
Tuyến đƣờng quốc lộ 279 loại đƣờng cấp III, 2 làn xe hạn chế chạy qua Khu bảo tồn đi qua trung tâm các xã Minh Lƣơng, Nậm Xé tuyến đƣờng này đƣợc làm từ năm 1979, đây là tuyến đƣờng huyết mạch giao lƣu kinh tế nối liền giữa huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai với huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, tuyến đƣờng này mới đƣợc nâng cấp rải nhựa đƣờng đảm bảo cho việc lƣu thông hàng hóa phục vụ đời sống cho cộng đồng dân cƣ nơi đây. Ngoài tuyến đƣờng quốc lộ 279 còn có hệ thống đƣờng liên xã, liên thôn bản, chủ yếu là đƣờng đất, hệ thống cống, rãnh thoát nƣớc chƣa đƣợc đầu tƣ, nên trong mùa mƣa thƣờng bị sạt lở ta luy dƣơng, và nƣớc lũ dâng cao ở các phai đập tràn gây ách tắc giao thông và trở ngại cho việc đi lại của nhân dân.
3.2.3.2. Mạng lưới thủy lợi
Nhìn chung các xã trong vùng đều có các công trình thủy lợi đƣợc kiên cố hóa phục vụ tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nhƣ xã Nậm Xây có 6 công trình tƣới cho 54 ha ruộng nƣớc; xã Nậm Xé có 5 công trình tƣới cho 39 ha; xã Minh Lƣơng có 4 công trình tƣới cho 93 ha; xã Nậm Chày có 6 công trình tƣới cho 46 ha. Ngoài các công trình đƣợc kiên cố hóa nêu trên còn một số công trình khác tuy chƣa đƣợc kiên cố hóa song nhân dân trong vùng có kinh nghiệm làm mƣơng dẫn nƣớc và do khu vực này rừng tự nhiên còn nhiều nên đã đáp ứng đủ nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nƣớc cho sinh hoạt của nhân dân các xã trong khu vực.
3.2.3.3. Y tế
Về Y tế các xã trong vùng đệm đều có Trạm Y tế tại trung tâm xã, với chức năng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng dân cƣ. Có một số đặc điểm sau đây:
- Cơ sở vật chất về Y tế trong khu vực còn thiếu thốn, nhà Trạm Y tế chƣa đƣợc kiên cố; dụng cụ, phƣơng tiện phục vụ cho khám, chữa bệnh chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng.
- Thiếu cán bộ y tế, mới có y sỹ, y tá, dƣợc sỹ làm việc ở các Trạm y tế xã.
- Các loại bệnh sốt rét, bƣớu cổ, các bệnh phụ khoa, đƣờng ruột...đặc biệt là sốt rét vẫn là mối đe dọa của cộng đồng dân cƣ nơi đây.
- Các hoạt động về y tế trong những năm qua nhƣ tuyên truyền vệ sinh môi trƣờng; tiêm phòng vắc xin cho trẻ em; kế hoạch hóa gia đình... đƣợc các Trạm y tế tổ chức theo kế hoạch của Trung tâm y tế huyện. Đặc biệt là việc dùng thuốc nam theo kiến thức bản địa của những ông lang, bà mế trong chữa bệnh đƣợc phát huy (chủ yếu là ngƣời Dao). Nhƣng hiện tƣợng tự đỡ đẻ của các bà lang vƣờn và việc ngƣời chết còn để lâu trong nhà vẫn còn ở một và dân tộc.
- Nhìn chung công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân các xã vùng đệm trong khu bảo tồn đã đƣợc cải thiện nhiều so với trƣớc, nhất là cơ sở vật chất đội ngũ y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngƣời dân. Nhƣng cũng còn có những bất cập nhƣ việc tuyên truyền vệ sinh sức khoẻ cộng đồng để ngăn ngừa các dịch bệnh, việc hộ sinh và thai sản có nơi vẫn còn có các bà mụ đỡ đẻ và sinh nở tại nhà gây rủi ro cao cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, vấn đề bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo và các điều kiện khám chữa bệnh cho ngƣời dân vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn cần
đƣợc cải thiện từng bƣớc để nâng cao chất lƣợng y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Bảng 3.6: Tình hình cơ sở Y tế các xã vùng đệm năm 2010
Tên xã Số Trạm Giƣờng bệnh Cán bộ Bán kiên cố Nhà tạm Y sỹ Y/dƣợc tá Hộ sinh 1. Nậm Xây 1 6 1 2 0 2. Nậm Xé 1 4 0 2 0 3. Minh Lƣơng 1 4 1 1 0 4. Nậm Chày 1 4 0 2 0 Tổng số: 4 18 2 7 0
(Nguồn: Dự án qui hoạch sản xuất, sắp xếp lại dân cư huyện Văn Bàn).
Ngoài các Trạm y tế trên còn có 01 phòng khám đa khoa khu vực Minh Lƣơng, có 01 bác sỹ, 01 y sỹ và 02 hộ sinh, có nhà bán kiên cố với trang thiết bị đủ điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực.
3.2.3.4. Văn hóa giáo dục
Trong khu vực có 3 dân tộc cùng chung sinh sống, đều ở vùng sâu, vùng xa nên có đặc điểm chung về giáo dục nhƣ sau:
- Tỷ lệ mù chữ tƣơng đối cao, bình quân chung cho toàn vùng khoảng 30%, trong đó có một bộ phận tái mù do không sử dụng sách báo thƣờng xuyên.
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học bình quân ở các cấp nhƣ sau: Tiểu học: 81%; Trung học cơ sở: 47%; Trung học phổ thông: 6,7%; ngoài ra các em còn đƣợc học ở trƣờng dân tộc nội trú huyện Văn Bàn.
- Số phòng học của các trƣờng chủ yếu là nhà tạm, chỉ có các phòng học ở trung tâm các xã đang đƣợc kiên cố hóa.
- Số lƣợng giáo viên thiếu mới đáp ứng đƣợc 80-85% nhu cầu về giáo viên.
- Công tác tuyên truyền xây dựng khu dân cƣ văn hóa còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất về thông tin đại chúng thiếu; bên cạnh đó mỗi dân tộc có nền văn hóa mang bản sắc riêng.
- Do mạng lƣới điện quốc gia chƣa phủ khắp các thôn bản. Do vậy số lƣợng ti vi chƣa nhiều, số lƣợng Rađiô mới chỉ có 80,52% số hộ gia đình trong khu vực có.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THÀNH PHẦN LOÀI MỌT HẠI CÁC LOÀI CÂY HỌ DẺ TẠI KHU BẢO TỒN HOÀNG LIÊN VĂN BÀN
Quá trình điều tra nghiên cứu Điều tra thành phần loài gây hại các loài cây thuộc họ Dẻ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn tỉnh Lào Cai thu đƣợc 280 mẫu. Dựa vào đặc điểm hình thái đối chiếu với các khóa phân loại đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu đã xác định đƣợc 03 họ và 9 loài gây hại chính, thành phần loài mọt đƣợc trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thành phần các loài Mọt hại các loài cây thuộc họ Dẻ tại Văn Bàn – Lào Cai
TT Tên loài côn trùng cánh cứng hại gỗ
(Coleoptera) Họ côn trùng
A Họ mọt gỗ chân dài . Platypodidae
1 Platypus solidus Walker Platypodidae 2 Platypus secretus Sampson Platypodidae