Đặc điểm sinh học của loài Mọt Platypus quercivorius Murayama

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi nấm (mọt ambrosia) gây hại cho các loài cây họ dẻ (fagaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 57 - 82)

Trứng Mọt đƣợc đẻ rải rác hoặc đẻ tập trung 5-7 cái xếp gần nhau ở trong hang mà Mọt bố và mẹ đào để đẻ trứng, Mọt không bao giờ đẻ trứng

trên mặt phẳng gỗ lộ ra ngoài không khí, mỗi con cái P. quercivorius

Murayamađẻ trung bình từ 40-50 trứng.

Sâu non sau khi nở từ trứng hoạt động ngay, nhƣng yếu ớt, vì không có chân ngực và chân bụng nên sự di chuyển của sau non là do sự co dãn của các đốt, thức ăn của sâu non là những sợi nấm Ambrosia do Mọt bố, mẹ khi sâm nhập vào gỗ đã mạng theo vào gây cấy trong đó. Sâu non Mọt P. quercivorius Murayama qua 4 lần lột xác và có 5 tuổi, sâu non không tham gia đào hang trong gỗ, mà tất cả hệ thống hang Mọt đều do Mọt bố và mẹ tạo nên (Hình 4.11).

Hình 4.11: Hình ảnh trứng và sâu non của Mọt

Buồng nhộng đƣợc đào sẵn bởi Mọt bố mẹ, hƣớng của buồng nhộng song song với thớ gỗ, Mọt trƣởng thành mới thoát ra từ nhộng có màu vàng nhạt, và mềm, dần dần cánh cứng, tấm lƣng ngực trƣớc có màu thẫm lại nhƣ Mọt trƣởng thành đồng loại sau 2-3 ngày Mọt P. quercivorius

Murayama sau khi thoát ra từ nhộng còn ở lại trong hang 2-3 ngày mới theo đƣờng hang cũ do bố, mẹ chúng đào bay ra ngoài, chúng không tạo đƣờng hang mới.

Sự hình thành hệ thống đƣờng hang Mọt gỗ toàn bộ vòng đời P. quercivorius Murayama từ trứng, sâu non, nhộng và Mọt trƣởng thành đều diễn ra bên trong hang Mọt gỗ, trừ thời gian Mọt trƣởng thành non mới bay ra ghép đôi và giao phối lần đầu là diễn ra bên ngoài hang Mọt.

đƣờng hang Mọt gỗ gồm (hang chính, hang nhánh) đối với Mọt gỗ P.

quercivorius Murayama là 25-27,2cm. Ở trong cây gỗ Sồi, Dẻ chiều dài đƣờng hang tính bình quân 6,1-6,5cm, số lƣợng đƣờng hang nhánh trong một hệ thống đƣờng hang Mọt gỗ là 13-15cm (Hình 4.12).

Hình 4.12: hệ thống đƣờng hang của Mọt

Thức ăn và gỗ ký chủ của Mọt P. quercivorius Murayama loài Mọt gỗ này đƣợc xếp trong nhóm côn trùng ăn gỗ và nấm. Sâu non và Mọt trƣởng thành dùng những sợi nấm làm thức ăn, mà không trực tiếp tiêu hóa gỗ, trong cơ quan tiêu hóa của sâu non có những sợi nấm Ambrosia mà hầu nhƣ không có mùn gỗ.

4.3.2. Đặc điểm gây hại loài Mọt Platypus quercivorius 4.3.2.1. Đặc điểm gây hại theo loài cây chủ

a. Đối với các loài cây thuộc họ Dẻ

Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp từ 36 OTC, tại khu vực 4 xã Liêm Phú, Nậm Xây, Nậm Xé và xã vùng đệm Minh Lƣơng của khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, điều tra đƣợc 729 cây thuộc họ Dẻ , qua đặc điểm hình thái cách nhận biết đã xác định đƣợc 32 loài cây họ Dẻ , xây dƣ̣ng thành danh mục các loài cây chủ bị gây hại đƣợc thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Danh mục các loài cây bị hại do mọt

P.quercivorius Murayama TT Loài cây gây hại Tên khoa học

Tỷ lệ bị hại (P%) Mức độ bị hại (R%)

1 Sồi lá mác L. balansae (Drake) A. Camus 88,40 54,16 2 Dẻ gai Ấn độ C. indica (Roxb.) A. DC. 95 23,75 3 Dẻ bốp C. cerebrina Barnett. 43,93 13,63

Qua bảng danh mục các loài bị hại ta đã xác định đƣợc 32 loài thuộc loài cây họ Dẻ, nhƣng trong đó chỉ có 5 loài là bị hại do Mọt gây ra, trong 5

loài đó có 3 loài là do Mọt Ambrosia (P.quercivorus Murayama) mang nấm xanh (Blue stain) gây hại trên loài Dẻ gai Ấn độ, Dẻ bộp, và loài Sồi lá mác là loài bị gây hại nhiều nhất và nặng nhất tại khu vực điều tra.

b. Mô tả các loài cây chủ bị gây hại

* Đối với loài Sồi lá mác (Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus).

Đặc điểm hình thái

Cây gỗ thƣờng xanh cao 30m, cành có màu xám hơi vàng, lá có phiến thon nhon, cuống lá dài 1,5 - 2,5cm, lá thuôn hình oval, kích thƣớc dài 10-38cm rộng 5 -13cm, lá khi khô có sáp, mép lá nhẵn, nhọn ở đầu lá,

có 9-12 gân. Hoa đực hình chùy, hoa cái mọc thành cụm có 5-7 hoa, đấu bao kín hết hạt , sau một thời gian dài mới nƣ́t ra để lộ hạt , gỗ rất cƣ́ng và có vân rất sáng.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Cây sinh trƣởng trung bình, cây 16 tuổi cao trung bình 17m, đƣờng kính 18cm. Mùa hoa tháng 4-6, quả chín tháng 4-5. Khả năng tái sinh hạt và chồi tốt.Cây mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh nhiệt đới và á nhiệt đới, thƣờng phân bố ở độ cao 400-1300m trở xuống. Cây ƣa sáng mọc tốt nơi đất cát pha hơi ẩm (Hình 4.13).

Hình 4.13: Hình ảnh loài Sồi lá mác * Đối với loài Dẻ gai Ấn độ(Castanopsis indica).

Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, có thể cao 30m, đƣờng kính 100cm. Thân thƣờng có tán rộng phân cành thấp. Vỏ xám nâu nứt dọc sau bong mảng, nhiều xơ xợi. Cành non phủ lông màu gỉ sắt. Lá đơn mọc cách trên cành, tạo thành mặt phẳng lá hình trái xoan thuôn dài 10-20cm, rộng 5-9cm, đầu nhọn dầu đuôi gần tròn, 3/4 mép phía đầu có răng cƣa thô và dài, mạt trên lá nhẵn màu xanh thẫm; mặt dƣới phủ sáp màu xám trắng hơi có ánh bạc, lúc non phủ lông thƣa. Gân bên 14-20 đôi gần song song và phủ nhiều lông dầy. Cuống lá dài 0,6-1cm. Hoa đơn tính cùng gốc, hoa tự đực hình bông đuôi sóc dài 15-22cm dựng đứng nghiêng. Hoa tự cái dài gấp hai lần lá; phủ nhiều lông; đấu không cuống đƣờng kính 2-4cm; gai dài 1-2cm, phân nhánh từ gốc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phủ gần kín đấu. Khi quả chín đấu rách không đều. Quả kiên đơn lẻ, hình trứng cao 0,6-1,3cm đầu nhọn gấp, phủ lông nâu vàng. Hệ rễ bên phát triển mạnh, rễ cọc ngắn.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Cây sinh trƣởng trung bình, cây 14 tuổi cao 16m, đƣờng kính 15cm. Mùa hoa tháng 11-12, quả chín tháng 6-8. Khả năng tái sinh hạt và chồi tốt. Cây mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh nhiệt đới và á nhiệt đới, thƣờng phân bố ở độ cao 800 m trở xuống. Cây ƣa sáng mọc nơi tốt nơi đất cát pha hơi ẩm. Sóc thích ăn hạt ngay từ khi còn non (Hình 4.14).

Hình 4.14: Hình ảnh loài Dẻ gai ấn độ * Đối với loài Dẻ bốp (Sồi phảng).

Đặc điểm hình thái

Cây gỗ nhỡ, cao 20-25m, đƣờng kính có thể tới 80cm, thân thẳng phân cành cao, có múi, gốc có bạnh vè nhỏ. Vỏ mảng màu xám nhạt. Cành thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, mỗi năm có 2 vòng cành. Lá đơn mọc cách, có lá kèm sớm rụng lá hình trứng ngƣợc hoặc ngọn giáo, dài 17-18cm rộng 4- 8cm đầu có mũi nhọn ngắn, đuôi hình nêm, mép lá ở 3/4 phía đầu có răng cƣa nhọn, gân bên 16-20 đôi kéo dài tới đỉnh răng cƣa. Màu sắc 2 mặt lá phân biệt rõ, mặt tren xanh thẫm, mặt dƣới phủ lông ngắn màu gỉ sắt óng ánh. Cuống lá dài 1,5-2cm. Hoa đơn tính cùng gốc, buông đuôi sóc đực dựng đứng nghiêng, bao hoa 6, nhị 10-12, bông đuôi sóc cái dài 5-6cm, hoa cái thƣa trải đều trên bông. Đấu có cuống ngắn 0,4cm, đƣờng kính 1,7-

1,8cm bọc 1/2-2/3 quả, phía trong nhiều lông mịn, phía ngoài phủ lông vàng óng ánh. Vẩy trên đấu thƣa, hình thuôn dài, xếp thành nhiều hàng không đều. Quả hình trụ đầu có mũi nhọn ngắn, dễ rời khỏi đấu, dài 2,5cm, đƣờng kính 1,5cm, sẹp phẳng hoặc hơi lồi, đƣờng kính 0,6-0,7cm. Khi chín quả màu nâu vàng, rễ cọc ngắn không ăn sâu, hệ rễ bên thƣờng rộng hơn đƣờng kính tán lá, cây có khả năng liền rễ.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Cây có nhịp điệu sinh trƣởng trong năm, mỗi năm đổi ngọn một lần. Cây mọc tƣơng đối nhanh, ở tuổi 15 cao trung bình 15m, đƣờng kính 18cm. Cây thƣờng xanh, ra hoa tháng 4-6, quả chín tháng 4-5 năm sau, chu kỳ sai quả 2 năm. Tái sinh hạt và chồi tốt. Cây ƣa sáng, lúc nhỏ thích hợp với độ tàn che 0,5-0,6; là cây tiên phong nơi còn tính chất đất rừng. Dẻ bốp thƣờng phân bố trên đồi cao 300-800m có đất feralit phát triển trên sa thạch hoặc phiến thạch (Hình 4.15).

Hình 4.15: Hình ảnh về loài Dẻ bốp (Sồi phảng)

4.3.2.2. Đặc điểm gây hại theo khu vực điều tra

Tiến hành lập 36 ô tiêu chuẩn tại các xã Nậm Xây , Nậm Xé , Liêm Phú, Minh Lƣơng, đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại trên các ô tiêu chuẩn ở các khu vực điều tra khác nhau. Kết quả đƣợc trình bày ở biểu 4.

Bảng 4.3: Đặc điểm gây hại theo khu vực điều tra TT Khu vực (xã) Tỷ lệ bị hại (P%) Mức độ bị hại (R%) Cây chủ Ghi chú 1 Liêm Phú 95 23,75 Dẻ gai ấn độ 2 Nậm Xé 43,93% 13,36 Dẻ bốp 78.04% 44,51% Sồi lá mác 3 Minh Lƣơng 92,78% 66,86% Sồi lá mác

4.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ MỌT CHÂN DÀI P.QUERCIVORUS MURAYAMA BẰNG BẪY

Mô tả cấu tạo bẫy tự chế

Bẫy gồm các phần:

- Phần thân bẫy đƣợc thiết kế bởi 10 cổ chai nhƣ̣a nƣớc khoáng cắt ngắn tƣ̀ 6 - 8cm treo bởi dây treo xiên dọc tƣ̀ dƣới lên trên , hai bên thân là 4 lọ đựng mồi nhƣ̉.

- Phần đuôi bẫy là phần lỗ hổng phía dƣới của cổ chai và đƣợc gắn với chai đựng mẫu có chƣ́a dung dịch bảo quản bởi bởi một chốt giữ vặn hai chiều , khi mọt bay và o sẽ tƣ̣ động rơi xuống chai đƣ̣ng mẫu .

- Mồi nhử đƣợc đổ cố định ở 4 lọ đƣ̣ng quanh thân bẫy , trên mỗi nắp của lọ đƣ̣ng mồi nhƣ̉

đƣợc đục nhiều lỗ hổng để cho chất dẫn dụ bay hơi ra ngoài lôi kéo côn trùng tới (Hình 4.16)

Hình 4.16: Cấu tạo bẫy côn trùng tƣ̣ chế * Cách đặt bẫy và thu mẫu

Trƣớc khi tiến hành đặt bẫy cần phải chuẩn bị một số dụng cụ và trang thiết bị sau:

(1). Bẫy (2). Mồi nhử

(3). Dung dịch lƣu giữ

(4). Bìa cứng (ghi số hiệu của bẫy) (5). GPS (ghi vị trí đặt bẫy)

(6). Xô có nắp (pha trộn dung dịch) (7). Dây buộc (treo và cố định bẫy)

(9). Vải sạch (lau chùi bẫy) (10). Vải lọc (đổ mẫu)

(11). Túi ni lông hoặc lọ nhựa có nắp (lƣu giữ mẫu) (12). Bìa cứng (ghi nhãn mác)

(13). Bút chì (ghi nhãn mác)

(14). Dung dịch dùng để cất giữ côn trùng bẫy đƣợc trong chai khỏi bị hƣ hỏng (khoảng 3 ngày tiến hành thay 1 lần). Thành phần trong dung dịch bao gồm: Ethanol, nƣớc tẩy không mùi, glycerol và nƣớc. Với tỷ lệ 400ml ethanol + 20 ml nƣớc tẩy không mùi+ 100 ml glycerol+ 1480 ml nƣớc có thể chia cho 6 bẫy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiến hành đặt bẫy

Lựa chọn địa điểm nằm trong khu vƣ̣c bị gây hại có những cành thấp, thân cây hoặc có thể dùng dây nối 2 cây với nhau để treo bẫy và đảm bảo chai đựng mẫu có chƣ́ a dung dịch cao cách mặt đất khoảng 1m đến 1.5 m. (Hình 4.17).

* Cách thu mẫu và lau chùi bẫy

- Tháo nắp lọ đựng dung dịch và lau sạch.

- Không đƣợc dùng lại dung dịch lƣu giữ mẫu, bắt buộc phải thay mới. - Chai đƣ̣ng mẫu đƣợc đổ qua vải lọc đảm bảo rằng không có mẫu mọt nào bị bỏ sót.

- Sử dụng bình phun nƣớc để rửa sạch chai đựng mẫu.

- Cho vào túi ni lông nhãn bao gồm các thông tin: địa điểm, ngày, số hiệu bẫy.

- Lau chùi sạch bẫy bằng vải hoặc chổi lông.

- Kiểm tra dây treo bẫy để đảm bảo rằng vẫn sƣ̉ dụng tốt .

- Kiểm tra bẫy đã đƣợc gắn cố định chƣa.

- Kiểm tra mồi nhử và thay thế nếu mồi nhử bị hỏng hoặc khô. Mồi nhử đƣợc thay thế 3 ngày 1 lần, lƣu giữ mồi nhử trong tủ đá và luôn đƣợc duy trì trong điều kiện lạnh trong quá trình di chuyển.

* Cách lƣu giữ mẫu

- Mẫu côn trùng thu đƣợc đƣợc cất giữ trong tủ đá tránh bị mất màu và bị hƣ hỏng.

- Nếu cần làm mẫu thì sau khi mang ra từ tủ đá cần phải giám định tên, ghi ngày tháng năm thu mẫu côn trùng vào phiếu. Sau đó mẫu phải đƣợc cắm bằng kim. Đối với côn trùng cánh cứng nhƣ Bọ rùa, Bọ hung…thì kim cắm có vị trí nằm phía ở phía đỉnh dƣới của tám giác đều mà đáy của nó là chiều rộng của gốc cánh sát với phần ngực. Còn đối với côn trùng nhƣ Mọt thì cần phải có keo dính rồi dính vào miếng bìa nhỏ hình tam giác. Cả hai loại trên sau khi làm xong công đoạn trên đều đƣợc để vào lò sấy ở mức nhiệt độ khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng (thƣờng 30o

* Thời gian thu mẫu

Định kỳ khoảng 3 ngày tiến hành thu mẫu 1 lần cùng với thời điểm thay mồi nhử.

* Địa điểm đặt bẫy

Vị trí tiến hành đặt bẫy:

- Lựa chọn địa điểm đặt bên trong hoặc gần với khu rừng mình muốn thu mẫu. Lƣu ý, côn trùng thƣờng bị thu hút bởi các yếu tố: rừng vừa bị trải qua giai đoạn suy yếu, rừng già, sƣơng muối, hỏa hoạn, mới tỉa thƣa hoặc chặt hạ.

- Dễ dàng tiếp cận đƣợc với nơi đặt bẫy, nhƣng lƣu ý tránh khu vực đông ngƣời để giảm thiểu ảnh hƣởng đến bẫy.

- Khoảng cách tối thiểu giữa các bẫy là 200m.

- Vị trí đặt bẫy phải ở nơi có nhiều côn trùng bay qua nhƣ: nơi có lối đi hẹp hoặc những khoảng trống trong rừng.

- Vị trí đặt bẫy phải ở nơi có ít tầng cây thấp hoặc nếu có thì phải chặt bỏ những cây này đảm bảo côn trùng dễ dàng bay tới nơi đặt bẫy mà không gặp trở ngại.

- Nơi đặt bẫy phải dễ quan sát đƣợc và có bóng dâm nhằm giảm sự bay hơi của dung dịch lƣu giữ mẫu và mồi nhử.

- Bẫy phải đƣợc giữ cố định bằng cách buộc cố định đầu trên và đầu dƣới vào thân cây tránh tác động của gió.

Mỗi bẫy cần đƣợc gắn số hiệu rõ ràng cùng các thông tin về địa điểm đặt bẫy (Hình 4.18).

Hình 4.18: Một số địa điểm đƣợc tiến hành đặt bẫy

Tiến hành lựa chọn các địa điểm có dấu hiệu bị gây hại trong khu vực điều tra để tiến hành đặt bẫy, tổng số bẫy đƣợc đặt ở mỗi khu vực là 6 bẫy, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả bắt Mọt bằng phƣơng pháp bẫy T

T Tên loài Mọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số Mọt thu đƣợc tại các khu vực nghiên cứu (con) L. Phú Nậm Xây Nậm Xé M.Lƣơ ng Tổng Loài 1 P. solidus Walker 3 4 10 18 35 2 P. secretus Sampson 5 3 16 20 44 3 P. quercivorius Murayama 8 0 45 127 180 4 X. morigerus Blandford 4 0 0 0 4 5 X. indicus Eichhoff 25 13 15 8 61 6 C. rhizophorae Wood&Bright 12 4 3 3 22 7 Xyleborus sp. 10 3 0 5 18 8 X. capucinus Fabricius 12 15 6 10 43 9 Sinoxylon sp. 4 0 0 0 4 Tổng khu vực 83 42 95 191 411

Qua bảng trên cho thấy số lƣợng loài Mọt thu dƣợc 411 con, khu vực thu đƣợc nhiều nhất loài nhất là xã Minh Lƣơng, suất hiện nhiều nhất vẫn là loài Platypus quercivorius Murayama với 180 con, nhƣ vậy có thể đánh giá khách quan là phƣơng pháp bẫy là phƣơng pháp có hiệu quả.

4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỌT HẠI CÁC LOÀI CÂY THUỘC HỌ DẺ (FAGACEAE)

* Biện pháp lâm sinh

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là biện pháp áp dụng cho các khu rừng trồng rƣ̀ng phòng hộ , khoanh nuôi tái sinh , trồng phục hồi rƣ̀ng sau cháy , sƣ̉ dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rƣ̀ng ; phát luỗng dây leo, lai tạo các nguồn gen mới và lựa chọn các loài cây có khả năng chống chịu bệnh tật tốt để trồng , trồng hỗn giao nhiều loài cây, để khi có dịch bệnh xảy ra dễ dàng quản lý và tránh đƣợc sự lây lan.

* Biện pháp vật lý, cơ giới

Biện pháp vật lý, cơ giới là biện pháp tại các khu vực bị hại tiến hành chặt tất cả các cây bị hại ra khỏi khu vƣ̣c bị hại để không có môi trƣờng cho Mọt gây hại, với nhƣ̃ng cây chƣa bị xâm hại

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi nấm (mọt ambrosia) gây hại cho các loài cây họ dẻ (fagaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên, tỉnh lào cai (Trang 57 - 82)