Nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức hành chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở giáo dục mầm non (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)

2.2. Các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động quản

2.2.1.Nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức hành chính

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục hiện hành, rà soát, bổ

sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, làm cơ sở để triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, trong đó có các quy định về GDMN và thẩm quyền quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở GDMN theo hướng:

Một là, pháp luật về GDMN cần quy định sự bình đẳng giữa cơ sở

GDMN cơng lập và cơ sở GDMN ngồi cơng lập trên các mặt như: sự hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho cơ sở GDMN để mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ bữa ăn cho học sinh, ... Việc sửa đổi như vậy nhằm khắc phục tình trạng các quy định tổ chức, hoạt động như: đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn, số lượng giáo viên, nhân viên/lớp, chương trình chăm sóc, giáo dục, chế độ dinh dưỡng, … cho trẻ ở hai loại hình cơ sở công lập và dân lập gần như đồng nhất nhưng kinh phí hoạt động của cơ sở công lập gần như được Nhà nước đài thọ tồn bộ. Trong khi đó cơ sở GDMN dân lập hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào đáng kể từ ngân sách Nhà nước mà nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu do cha, mẹ trẻ chi trả. Nhưng cha, mẹ của trẻ học trong các cơ sở GDMN ngồi cơng lập đại đa số là công nhân lao động, người nhập cư từ các tỉnh, thành phố nên có nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế nhưng lại phải trả chi phí ni dạy con cao hơn những người có điều kiện gửi con vào cơ sở GDMN cơng lập. Đồng thời, sửa đổi trên cịn phù hợp với quy định: “Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành” (Điều 10 Luật Giáo dục) và “phổ cập giáp dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở” (Điều 11 Luật Giáo dục).

Hai là, quy định các chế độ, chính sách về lương, bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế của giáo viên, nhân viên (cơ sở GDMN ngồi cơng lập) được hưởng tối thiểu như giáo viên, nhân viên các trường cơng lập. Có văn bản hướng dẫn, hỗ trợ chủ GDMN ngồi cơng lập trong việc giải quyết vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của giáo viên, nhân viên các cơ sở GDMN ngồi cơng lập.

Ba là, xây dựng các chế độ chính sách hỗ trợ cho trẻ dưới 03 tuổi được

đảm bảo bình đẳng như trẻ trên 03 tuổi, khơng phụ thuộc vào loại hình cơ sở GDMN. Có chế độ về ưu đãi giáo dục cho trẻ nhập cư giống như trẻ có hộ khẩu.

Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành những văn bản quy phạm

pháp luật sát với thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ sở GDMN từ đó tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ GDMN đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung và cho ngành giáo dục nói riêng.

Năm là, Ủy ban nhân dân và Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh cần bám

sát vào thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về GDMN địa phương để ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện sát với tình hình thực tế, kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản khơng cịn phù hợp.

Thứ hai, cần thay đổi một số quy định về trách nhiệm và quyền hạn của

từng cấp để việc quản lý vừa đảm bảo theo phân cấp, phân quyền hợp lý và đảm bảo giám sát, kiểm tra và đánh giá có căn cứ. Muốn như vậy cần xây dựng các chuẩn, tiêu chí, quy định thực hiện nhiệm vụ rõ ràng đối với từng cấp.

Một là, các cơ quan Nhà nước các cấp có văn bản quy định về cơ chế

quản lý, phân cấp, phối hợp và ủy quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương, trong đó nêu rõ chế độ trách nhiệm (các quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm...) trong việc quản lý các cơ sở GDMN.

Hai là, cần có văn bản về cơ chế phối hợp cấp địa phương, chỉ rõ vai

trò, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức trong việc phối hợp quản lý các các cơ sở GDMN, tăng cường vai trò quản lý giám sát tại chỗ cho các cá nhân, tổ chức tại địa bàn.

Ba là, ban hành các văn bản, hướng dẫn, quy định về các chuẩn đánh

giá các cơ sở GDMN theo các lĩnh vực: cơ sở vật chất, chăm sóc ni dưỡng, giáo dục, nhân sự, hướng dẫn về các loại sổ sách, về chương trình giáo dục cho trẻ nhà trẻ, dạng lớp ghép... Các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn dưới luật giúp các cơ sở GDMN chủ động trong việc tự đánh giá, kiểm định trong quá trình thành lập và duy trì hoạt động.

Loại bỏ tối đa cơ chế thỏa thuận, chấp thuận hoặc cho ý kiến đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện và đã được phân cấp quản lý. Định kỳ đánh giá các nội dung phân cấp quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực để kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế thực hiện phân cấp trong từng giai đoạn.

Các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN trong và ngồi cơng lập. Công khai số lượng, yêu cầu quy mơ để những cá nhân có ý định mở trường/nhóm/lớp có hướng triển khai.

Thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng độc lập tại các tỉnh sẽ kiểm tra và cấp giấy thẩm định đạt hay không đạt cho các cở sở GDMN xin cấp phép. Ủy ban nhân dân cấp xã và phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên kết quả kiểm định của Trung tâm kiểm định chất lượng độc lập để cấp một loại giấy phép cho phép các cơ sở thành lập và hoạt động. Đồng thời, hàng năm có kiểm tra, đánh giá và xếp hạng chất lượng giáo dục của các cơ sở GDMN trên địa bàn, làm căn cứ cho các cấp quản lý ra quyết định biểu dương, khen thưởng hay xử phạt, cắt phép hoạt động của các cơ sở GDMN.

Thứ ba, nâng cao u cầu về trình độ chun mơn của cán bộ quản lý

các cơ sở GDMN ngồi cơng lập:

Một là, phân biệt và tách riêng 2 vai trò: Chủ cơ sở với vị trí nhà đầu tư

(hiện chỉ cần trình độ trung học cơ sở) và chủ cơ sở tư cách là nhà quản lý chuyên môn của cơ sở GDMN (hiện chỉ yêu cầu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mầm non, thời gian đào tạo tối thiếu 30 ngày). Khi tách riêng vai trò của nhà đầu tư (chủ nhóm) thì có thể thu hút những người có khả năng tài chính nhưng khơng có chun mơn GDMN tham gia mở cơ sở GDMN.

Hai là, nâng cao yêu cầu quy định về trình độ chun mơn của chủ các

cơ sở với tư cách là người phụ trách chun mơn trong cơ sở tối thiếu phải có trình độ trung cấp sư phạm mầm non.

Thứ tư, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong

GDMN, xác định vấn đề cần ưu tiên khi thanh tra, giám sát, tư vấn hoạt động các cơ sở GDMN cho hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, quản lý Nhà nước về GDMN

theo hướng chun nghiệp hóa, hồn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương theo hướng phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục. Theo đó, các địa phương xây dựng chương trình giáo dục của địa phương, nhà trường xây dựng chương trình giáo dục của nhà trường, được tự chủ về nhân sự, tài chính để thực hiện mục tiêu GDMN.

2.2.2. Nhóm giải pháp kinh tế - công nghệ

Thứ nhất, xây dựng chính sách hỗ trợ về vốn (cho thuê đất, cho thuê

nhà, cho mua trả chậm, cho vay dài hạn với lãi suất thấp…) cho các cơ sở GDMN ngồi cơng lập để giải quyết khó khăn lớn nhất hiện nay là sự yếu kém về cơ sở vật chất của các cơ sở GDMN. Đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động GDMN.

Thứ hai, các cơ quan quản lý GDMN chủ trì phối hợp với các trường sư

phạm tổ chức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ số lượng và đảm bảo chất lượng; đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ và phẩm chất để không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở tất cả các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố. Tiếp tục đổi mới, hồn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo giáo viên mầm non trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời củng cố, quy hoạch lại các sở đào tạo giáo viên mầm non phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung.

Thứ ba, hỗ trợ giáo viên các cơ sở GDMN ngồi cơng lập tham gia bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để họ yên tâm làm việc, gắn bó với cơng việc chăm sóc trẻ nhiều hơn, tạo sự ổn định trong nhân sự các cơ sở GDMN ngoài cơng lập, gián tiếp góp phần giảm mức đóng góp của cha mẹ và nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhóm lớp. Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề sư phạm cho các giáo viên và nhân viên, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho các chủ các cơ sở GDMN ngồi cơng lập. Thực hiện chế độ khen thưởng hàng năm với giáo viên và nhân viên, bồi dưỡng về

nghiệp vụ quản lý cho chủ các cơ sở GDMN ngồi cơng lập như các cơ sở GDMN công lập.

Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở

GDMN; xây dựng các nguồn tài liệu bồi dưỡng chuyên môn (web, facebook...) trong nhiều lĩnh vực thông qua các chủ đề có tính thời sự, cần thiết để cán bộ, giáo viên các cơ sở GDMN và cán bộ cơ quan quản lý nhà nước có thể tự định hướng, khai thác, sử dụng và tương tác, trao đổi về các vấn đề quan tâm cần tìm hiểu, cần hỗ trợ.

Thứ năm, ngành giáo dục và đào tạo tích cực tham mưu để rà sốt, lập quy

hoạch mạng lưới trường, lớp học đảm bảo đủ diện tích theo quy định đối với trường học đạt chuẩn quốc gia, đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong đó chú trọng cơ sở GDMN. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GDMN cho từng giải đoạn bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

2.2.3. Nhóm các giải pháp xã hội - con người

Thứ nhất, tổ chức truyên truyền định hướng dư luận để tạo sự quan tâm,

hỗ trợ và tham gia tích cực vào các chính sách giáo dục đối với các cơ sở GDMN ngồi cơng lập để mọi người hiểu đúng vai trị và sự đóng góp của nó trong đời sống.

Thứ hai, tổ chức tập huấn cho cộng đồng, các tổ chức xã hội về cơng

tác chăm sóc giáo dục trẻ dưới 36 tháng.

Thứ ba, phát triển các hiệp hội cơ sở GDMN để kết nối, phát hiện, tư

vấn, hỗ trợ chuyên môn, chia sẻ nhân sự cho các thành viên các cơ sở GDMN cùng phát triển

Thứ tư, bổ sung nhân sự phụ trách chuyên trách việc phát triển nguồn

lực giáo viên mầm non tại các đơn vị như: Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo là những người có nghiệp vụ về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này có nhiệm vụ cơ bản là tham mưu cho Ủy ban nhân nhân quận, huyện những vấn đề liên quan đến giáo viên mầm non và cơ sở GDMN.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

theo quan điểm giáo dục tồn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm của trẻ; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; xây dựng mơ hình điểm theo tinh thần đổi mới ở một số cơ sở GDMN để nhân rộng.

Thứ sáu, đầu tư ngân sách Nhà nước có trọng điểm, khơng bình qn

dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hố cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở GDMN.

Thứ bảy, tổ chức thực hiện tốt Chương trình GDMN; đổi mới phương

pháp giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; tập trung thực hiện tốt chương trình giáo dục tồn diện: đức - trí - thể - mỹ đối với học sinh; nâng cao chất lượng các hoạt động của các loại hình cơ sở GDMN. Tham mưu trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giáo dục ở tất cả các cơ sở GDMN

Tiểu kết Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDMN và quản lý Nhà nước nói chung, trong đó có quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở GDMN tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho để các cơ sở GDMN phát triển, đến nay cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non của các bậc cha mẹ.

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về công tác GDMN của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cịn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách để các cơ sở GDMN phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp lớn như sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức hành chính. Tác giả

tập trung chủ yếu vào việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về giáo dục. Đồng thời bổ sung thêm quy định các chế độ, chính sách về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của giáo viên, nhân viên…

Thứ hai, nhóm giải pháp kinh tế - cơng nghệ. Tác giả tập trung vào các

giải pháp hỗ trợ về vốn (cho thuê đất, cho thuê nhà, cho mua trả chậm, cho vay dài hạn với lãi suất thấp…) cho các cơ sở GDMN ngồi cơng lập, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở GDMN; xây dựng các nguồn tài liệu bồi dưỡng chuyên môn (web, facebook...) trong nhiều lĩnh vực thơng qua các chủ đề có tính thời sự, cần thiết để cán bộ, giáo viên các cơ sở GDMN và cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước…

Thứ ba, nhóm các giải pháp xã hội - con người. Tác giả tập trung vào công tác tổ chức truyên truyền định hướng dư luận để tạo sự quan tâm, hỗ trợ và tham gia tích cực vào các chính sách giáo dục đối với các cơ sở GDMN ngồi cơng lập để mọi người hiểu đúng vai trị và sự đóng góp của nó trong đời sống.

KẾT LUẬN

Là một bộ phận của công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, công tác quản lý Nhà nước về GDMN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và ngành giáo dục và đạo tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở giáo dục mầm non (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)