10 Theo Bản án số 399/2012/HS-ST ngày 18/12/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Nguyên nhân và điều kiện từ phía ngƣời phạm tộ
Đây được coi là nhóm nguyên nhân, điều kiện giữ vai trò quyết định đối với việc làm phát sinh một tội phạm cụ thể. Khơng có những ngun nhân, điều kiện từ phía người phạm tội thì khơng thể có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, bởi hành vi phạm tội luôn là hành vi của cá nhân có ý thức kiểm sốt và ý chí thúc đẩy. Nhóm nguyên nhân, điều kiện này hiện diện ở mọi tội phạm cụ thể với những đặc trưng riêng biệt gắn với các đặc điểm cá nhân thuộc về người phạm tội.
Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của người phạm tội TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM, tác giả tập trung làm rõ vai trò của các đặc điểm sinh học, xã hội, đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội.
2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện từ đặc điểm sinh học của người phạm tội
Nhóm đặc điểm này bao gồm giới tính, độ tuổi, tính cách, khí chất... Đây là nhóm đặc điểm khơng giữ vai trị quyết định đến việc hình thành động cơ phạm tội nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng với việc lựa chọn các phương thức, thủ đoạn, phương tiện phạm tội.
16
- Về giới tính: Nghiên cứu đặc điểm này của người phạm tội nhằm xác định hai vấn đề: tỷ lệ phạm tội của nam giới và nữ giới và những đặc trưng của tội phạm do nam giới và nữ giới thực hiện.
Qua thống kê bảng 1.8 cho thấy người phạm tội phạm tội TCTS của NNN tại TP.HCM chủ yếu là nam giới (chiếm tỷ lệ 85,21%), tỷ lệ nữ giới phạm tội chiếm tỷ lệ thấp hơn (với 14,79%). Đối với nam giới, do có sức mạnh, khả năng hoạt động nhanh, mạnh mẽ và linh hoạt, cộng với khả năng chạy trốn khi bị phát hiện tốt hơn nữ giới nên chiếm tỷ lệ cao. Đa số nữ giới phạm tội này là đồng phạm, ở vai trò giúp sức hoặc tiêu thụ tài sản sau khi đồng bọn trộm cắp được. Điều này phản ánh mặt khách quan trong cấu trúc tâm sinh lý của nữ giới ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động nói chung và hành vi phạm tội TCTS của NNN nói riêng.
- Về lứa tuổi: Nghiên cứu đặc điểm này cũng nhằm xác định hai vấn đề quan
trọng là: lứa tuổi phạm tội nhiều nhất, phân bổ và diễn biến của tội phạm theo lứa tuổi và cơ cấu của tội phạm theo lứa tuổi. Độ tuổi của người phạm tội sẽ được nghiêu cứu gồm 05 nhóm: dưới 16 tuổi, từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi, từ đủ 30 đến dưới 45 tuổi và từ 45 tuổi trở lên.
Qua thống kê bảng 1.9 cho thấy người phạm tội TCTS của NNN có độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm đa số (108 người, chiếm gần 64%). Ở độ tuổi này người phạm tội có đầy đủ sức khỏe, nhanh nhẹn nên thuận lợi khi thực hiện hành vi phạm tội cũng như lẩn trốn nhằm tránh sự phát hiện, bắt giữ. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này con người vừa thoát lý khỏi gia đình, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng sống…trong khi đó bản thân lại nảy sinh nhiều nhu cầu nếu khơng kiềm chế được thì rất dễ thực hiện hành vi phạm tội để thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày đó.
Trong tình hình hiện nay, với sự tiến bộ nhanh chóng của y khoa, của công nghệ gien cũng như của nhiều lĩnh vực khoa học khác, các đặc điểm sinh học của con người đang được tiếp tục mở rộng về phạm vi và mức độ nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phòng chống tội phạm trong xã hội hiện đại.
2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện từ đặc điểm xã hội, nhân khẩu của người phạm tội
Các đặc điểm xã hội thuộc về người phạm tội bao gồm một số đặc điểm có liên quan đến q trình xã hội hóa cá nhân như: nghề nghiệp, vị trí xã hội, hồn cảnh gia đình, nơi cư trú... Đây là nhóm đặc điểm có thể tác động đến các khâu kế
hoạch hóa và khâu thực hiện tội phạm của cơ chế tâm lý xã hội17. Khi lên kế hoạch thực hiện tội phạm, người phạm tội ln có sự cân nhắc tính tốn đến một số đặc điểm về nghề nghiệp, vai trị xã hội của bản thân. Chính các đặc điểm này giúp cho người phạm tội nhanh chóng lựa chọn phương thức, thủ đoạn phù hợp để thực hiện tội phạm.
- Về nghề nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm này nhằm xác định hai vấn đề: mối liên
hệ giữa nghề nghiệp với tình hình tội phạm và cơ cấu của tội phạm theo nghề nghiệp. Theo thống kê cho thấy tội phạm TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM khơng có việc làm chiếm tỷ lệ cao (44,97%)18. Trong số những người có nghề nghiệp thì người phạm tội phần lớn rơi vào nhóm lao động phổ thơng (chiếm 51,48%), nhóm người có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ rất ít (chiếm 2,37%). Mặt khác, do đặc thù đối tượng bị xâm phạm là tài sản của NNN trong khi người phạm tội thường thuộc nhóm làm các ngành nghề có liên quan đến NNN như: nhân viên, bảo vệ khách sạn, khu chung cư, đơ thị có NNN sinh sống, các khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, nhóm người bn bán hàng rong tại các khu vui chơi giải trí, chợ, khu vực tung tâm TP.HCM... Nhóm người này có điều kiện tiếp xúc với NNN thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp hàng ngày, khi có điều kiện thuận lợi dễ nảy sinh ý định TCTS của NNN.
Nghiên cứu đặc điểm này giúp chúng ta nhận thức được nghề nghiệp và thành phần xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, nó ảnh hưởng đến cơ chế của hành vi phạm tội; là cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp phòng ngừa tội phạm.
- Về nơi cư trú: Nghiên cứu đặc điểm này cho phép chúng ta nhận thức được
tỷ lệ phạm tội theo khu vực cư trú, cơ cấu của tình hình tội phạm theo các vùng miền, khu vực khác nhau. Nơi cư trú là mơi trường của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân con người, nó thể hiện q trình xã hội hóa cá nhân, xác định vai trị, vị trí của mỗi cá nhân trong mơi trường lớn. Vì vậy, yếu tố này có thể ảnh hưởng đến một số đặc điểm thuộc tâm lý cá nhân. Điều này rất có ý nghĩa trong hoạt động dự báo và phòng ngừa tội phạm.
17
Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được trình bày tại mục 2.1
18
Kết quả thống kê cho thấy tình hình tội phạm TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM cho thấy người phạm tội thường trú tại TP.HCM chiếm 43,2%, người tỉnh khác đến tạm trú chiếm tỷ lệ cao nhất 53,25%19. Điều này cho thấy tội phạm thường chọn địa bàn khác địa bàn cư trú để hoạt động phạm tội. Nguyên nhân là khi thực hiện tội phạm, người phạm tội né tránh sự nhận dạng, phát hiện của những người quen biết (cùng cư ngụ chung tại địa bàn cư trú), qua đó làm giảm khả năng phát hiện tội phạm và tăng sự yên tâm đối với người phạm tội khi thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, người từ các tỉnh đến tạm trú tại địa bàn TP.HCM sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, nhu cầu nhà trọ, sinh hoạt hàng ngày, đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý tiêu cực, dễ dẫn đến hành vi phạm tội.
- Về hồn cảnh gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người được
sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách mỗi người. Vì vậy, với những gia đình khơng thuận lợi như thiếu bố, thiếu mẹ hoặc thiếu cả bố lẫn mẹ, bố mẹ ly hơn, gia đình có các thành viên phạm tội hình sự, tệ nạn xã hội… sẽ là những môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân hình thành và phát triển tâm lý tiêu cực, chệch hướng nhân sinh quan và những chuẩn mực, đạo đức xã hội, dễ sa vào con đường phạm tội.
Trong tổng số 169 bị cáo được đưa ra xét xử về tội TCTS của NNN thì có 29 bị cáo sống trong mơi trường gia đình khơng hồn thiện (chiếm 17,15%)20 như: gia đình có cơ cấu khơng hồn thiện; gia đình có bầu khơng khí xung đột căng thẳng kéo dài; gia đình có phương pháp sư phạm, phương pháp giáo dục con cái khơng phù hợp; gia đình có khiếm khuyết, sai lệch trong ý thức đạo đức, ý thức pháp luật và định hướng giá trị; gia đình có một hoặc nhiều thành viên phạm tội. Người phạm tội xuất phát trong những gia đình có khiếm khuyết đó sẽ hạn chế trong việc kiểm soát giáo dục, quản lý đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con cái, đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
Dưới góc độ tội phạm học, tầm quan trọng của gia đình được xem xét ở hai góc độ: Thứ nhất, sự tác động qua lại của gia đình và cá nhân đối với sự hình thành nhân cách cá nhân. Trong sự tương tác này thì gia đình sẽ tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhu cầu, lợi ích, mục đích cũng như các đặc điểm khác của cá nhân. Những đặc điểm này có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản hành vi chống đối xã hội
19
Theo thống kê Bảng 1.15
20
của cá nhân. Thứ hai, sự tác động qua lại của gia đình và cá nhân trong thời điểm xảy ra tội phạm và ngay sau khi phạm tội. Ở góc độ này, gia đình có thể tham gia vào việc che giấu tội phạm, giúp đỡ cho người phạm tội khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc gia đình có thể là yếu tố ngăn cản việc thực hiện tội phạm và lên án hành vi phạm tội21.
2.2.3. Nguyên nhân và điều kiện từ đặc điểm về tâm lý, ý thức của người phạm tội
Ở góc độ tâm lý, có những đặc điểm tâm lý có nguồn gốc bẩm sinh như khí chất. Tuy nhiên, đặc điểm khí chất ít có vai trị đối với tội phạm trộm cắp tài sản. Vì vậy, nội dung nghiên cứu tác giả chỉ tập vào các đặc điểm tâm lý có nguồn gốc xã hội, phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm.
Đặc điểm tâm lý – ý thức được hình thành trong suốt quá trình sống của cá nhân, dưới sự tác động của môi trường xã hội, khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh của cá nhân. Không thể tuyệt đối hóa vai trị của mơi trường sống đối với việc hình thành các đặc điểm tiêu cực của cá nhân cũng như không thể cho rằng những đặc điểm xấu có sẵn trong cá nhân là hệ quả của sự tác động mang tính biện chứng giữa nhân tố cá nhân với mơi trường bên ngồi, trong đó bản thân cá nhân có sự tự do đầy đủ về ý chí và sự độc lập tương đối với mơi trường xã hội. Các đặc điểm tâm lý của người phạm tội bao gồm trình độ học vấn, nhu cầu, định hướng giá trị, quan điểm sống, sở thích, thị hiếu, thói quen, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật... Chính các đặc điểm này trong sự tương tác với nhau và với những tình huống khách quan thuận lợi bên ngồi sẽ làm phát sinh động cơ của hành vi phạm tội.
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm (đã nêu ở chương 1), cho thấy đặc điểm tâm lý – ý thức của người phạm tội TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM như sau:
- Trình độ học vấn thấp: Bảng 10 (đã nêu ở chương 1) thống kê về trình độ
học vấn của người phạm tội TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM cũng có thể lý giải một phần cho lý do nêu trên. Đa số người phạm tội chưa học hết phổ thông trung học, họ thường bỏ học do nhiều ngun nhân. Với những người có trình độ học vấn thấp, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ và không đúng đắn đã làm hạn chế khả năng nhận thức về hậu quả của việc thực hiện tội phạm. Vì vậy, người phạm tội dễ hình thành động cơ TCTS khi có tình huống thuận lợi mà ít suy nghĩ, cân nhắc
21
hậu quả trước khi thực hiện. Mặc khác, do trình độ học vấn thấp nên giảm khả năng tự điều chỉnh hành vi, tự lên án bản thân trước những hành vi sai trái mà họ dự định sẽ thực hiện. Đặc điểm này cũng liên quan chặt chẽ đến nhận thức của cá nhân, ảnh hưởng đến nhu cầu, lợi ích, sở thích cũng như những định hướng giá trị của người đó. Nó tác động qua lại trong hệ thống các đặc điểm tâm lý - ý thức dẫn đến việc phạm tội TCTS của NNN.
- Về đặc điểm nhu cầu của người phạm tội: do nhu cầu cá nhân về một lợi ích
vật chất để giải quyết khó khăn hoặc ham muốn của bản thân nên đã hình thành động cơ phạm tội nhằm thỏa mãn nhu cầu. Việc tìm cách để thỏa mãn nhu cầu là tất yếu của mọi cá nhân trong xã hội nhưng cách thức thỏa mã nhu cầu hợp pháp hoặc bất hợp pháp sẽ được xã hội khuyến khích hay bị lên án. Đối với những người phạm tội TCTS trong tình huống cụ thể, họ nhận thức được cách thức thỏa mãn nhu cầu bằng cách chiếm đoạt tài sản là sai nhưng ý chí đã khơng thể thắng được nhu cầu ham muốn hoặc nhu cầu cá nhân vượt quá điều kiện khả năng thực tế cho phép nên đã dẫn đến thực hiện tội phạm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nếu người thuộc diện nghèo, khơng có thu nhập ổn định, nhu cầu cuộc sống hằng ngày đòi hỏi cần thỏa mãn bức bách thì dễ dẫn đến phạm tội có tính chiếm đoạt. Riêng TCTS của NNN, nhu cầu của người phạm tội về tài sản khá rõ, thậm chí họ tính tốn khả năng trộm được tài sản lớn của NNN để thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân.
- Về đặc điểm định hướng giá trị và khuynh hướng chống đối xã hội của người phạm tội TCTS của NNN: Người phạm tội TCTS, đặc biệt là TCTS của NNN có
định hướng giá trị mất cân đối, lệch chuẩn. Trong ý thức của họ đề cao giá trị vật chất và lợi ích cá nhân, xem nhẹ giá trị đạo đức, tình cảm. Họ quan tâm những lợi ích vật chất có được từ việc phạm tội và vơ cảm trước sự mất mát, tổn thương của nạn nhân.
Liên quan đến định hướng giá trị vật chất, người phạm tội thường có khuynh hướng xâm phạm tài sản, có thể trở thành thói quen phạm tội và phạm tội nhiều lần. Nếu tiếp cận ở khuynh hướng chống đối xã hội, thì người phạm tội có khuynh hướng xâm phạm tài sản, khác với người có khuynh hướng xâm phạm nhân thân (tính mạng sức khỏe), khi có điều kiện thuận lợi sẽ hình thành ngay động cơ và thực hiện hành vi TCTS của NNN. Điển hình là một số vụ TCTS của NNN sau:
Lúc 11h30’ ngày 16/4/2013, tại nhà số 15/14 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 do bà Misako Shiozawa (sinh 1957, quốc tịch Nhật) thuê tạm trú; Nguyễn Thị Thủy (sinh 1992, thường trú Quận Bình Thạnh, người giúp việc nhà trên) đang quét rác thì phát hiện dưới chân cầu thang có để 01 chiếc ví (trong có 1.200.000 đồng và 02 nhẫn vàng trị giá 8.200.000 đồng) của bà Shiozawa nên Thủy đã lấy trộm.22
Lúc 22h30’ ngày 16/10/2012, tại nhà hàng Dragon Steak, số 138 Tôn Thất Đạm, Phường Bến Nghé, Quận 1, anh Takayyuki Sawamara (sinh 1963, quốc tịch Nhật Bản, tạm trú Quận Tân Bình) đến điểm trên ăn tối và có đưa 01 điện thoại di động hiệu Iphone 4S cho anh Phạm Trần Vũ (sinh 1990, thường trú Quận Gò Vấp, nhân viên của nhà hàng) để sạc pin. Khi ra về, anh Sawamara quên lấy điện thoại di động và đến 12h00’ ngày 17/10/2012 thì anh Sawamara nhớ ra nên đến nhà hàng