Nguyên nhân và điều kiện từ phía tình huống, hồn cảnh khách quan và nạn nhân

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 57)

10 Theo Bản án số 399/2012/HS-ST ngày 18/12/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Nguyên nhân và điều kiện từ phía tình huống, hồn cảnh khách quan và nạn nhân

và nạn nhân

Các tình huống, hồn cảnh khách quan được hiểu là những yếu tố được xác định cụ thể về khơng gian, thời gian, tình huống có thể gắn liền với đặc điểm đối tượng của hành vi phạm tội và của nạn nhân. Chính những tình huống, hoàn cảnh xung quanh khơng an tồn đã tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Tất cả những tình huống, hồn cảnh này tham gia tác động trong cơ chế hành vi phạm tội (có thể ở tất cả hoặc ở một khâu nào đó) góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể.24

2.3.1. Tình huống do người phạm tội tạo ra

Loại tình huống này bao gồm: tình huống do người phạm tội tạo ra để liền sau đó thực hiện một hành vi phạm tội (giả vờ va chạm để móc túi, rạch ba lơ và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản); và tình huống do người phạm tội tạo ra nhưng trước đó chưa có ý định phạm tội (tự để mình rơi vào trạng thái say rượu, tham gia một số hoạt động bất hợp pháp)

24

Qua thống kê cho thấy, nhiều vụ TCTS của NNN do người phạm tội tự tạo ra để liền sau đó thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, điển hình cho thủ đoạn này: người phạm tội thường quan sát phát hiện du khách mang theo tài sản quý, liền ra ám hiệu cho đồng bọn đụng xe vào du khách, lợi dụng việc tranh cãi người phạm tội đã móc túi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Trước khi thực hiện trộm cắp tài sản, nhóm này khơng chỉ phân cơng người trong nhóm cảnh giới, chủ động ngăn cản cơng an mà cịn nhờ những người bán hàng rong, chạy xe ôm... hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm25.

Đối với các khu vực dân cư, tội phạm thường hoạt động theo ổ nhóm, có từ 2 tên trở lên. Giữa chúng có sự phân chia vai trị như tìm hiểu địa bàn, cảnh giới, đột nhập vào trong lấy tài sản. Trước khi gây án, các đối tượng thường đến hiện trường để nắm tình hình, khảo sát địa bàn, nghiên cứu các phương tiện, thiết bị bảo vệ như tường rào, khóa cửa, thiết bị báo động, lối ra, vào, quy luật đi lại, sinh hoạt và những sơ hở của gia chủ. Thủ đoạn đột nhập rất đa dạng. Vào ban ngày, đối với các gia đình khóa cửa, chúng kiểm tra xem có người trong nhà khơng bằng việc bấm chuông, gõ cửa hoặc gọi điện thoại liên tục. Nếu khơng có ai trả lời, chúng biết chủ nhà đi vắng, nếu có người trả lời thì chúng đặt máy xuống hoặc nói là gọi nhầm máy. Đối với những nhà cửa mở, nhưng quan sát khơng thấy có người thì chúng tự nhiên vào nhà như khách, để trộm cắp các loại tài sản gọn nhẹ như máy tính, điện thoại, xe máy, tivi. Nếu gặp người trong nhà thì chúng giới thiệu là nhân viên tiếp thị, hoặc vào nhầm nhà. Vào ban đêm (tập trung từ 0 - 5h sáng), chúng thường trèo tường, vượt rào, chui qua cửa sổ, cửa thơng tầng, cửa lỗ thống, ô thơng gió, trèo lên ban cơng, đột nhập từ cửa từ trên xuống, vì những cửa nội bộ này thường khơng kiên cố như cửa chính. Nhiều đối tượng lợi dụng cột điện, cây xanh gần nhà để leo lên và xâm nhập vào từ tầng thượng. Sau đó, chúng dùng đèn khị mặt kính làm cho mặt kính nứt vỡ để đột nhập, hay sử dụng kìm cộng lực cắt khóa, dùng dao, búa, khoan, tháo bản lề, bẻ khuy khóa. Cũng có đối tượng lợi dụng sơ hở của gia chủ để lẻn vào nhà trước, núp sẵn ở một nơi kín đáo chờ thời cơ hoạt động. Cơng cụ gây án phổ biến gồm: Kìm cộng lực, búa đinh, mỏ lết, đèn khò, xà beng, võng (dùng để khuân bê két sắt), dây dù, găng tay, khẩu trang và các loại chìa khóa tự tạo, chìa khóa vạn năng, cơng cụ phá khóa từ...

25

Theo Báo Cơng an TP Hồ Chí Minh, số 2634 ngày 04/7/2014, Bắt nhóm thực hiện hơn 200 vụ trộm cắp tài

2.3.2. Tình huống được nảy sinh do các thiếu sót, nhược điểm trong hoạt

động của cơ quan Nhà nước và các đơn vị kinh tế

- Nguyên nhân, điều kiện từ việc tổ chức, quản lý xã hội: TP.HCM ngày nay bao gồm 19 quận với 259 phường và 5 huyện với 63 xã, thị trấn, tổng diện tích 2.093 km2. Tính đến năm 2013, dân số TP.HCM là 7.990,1 nghìn người (chiếm 8,87% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.591 người/km², cao nhất cả nước, gấp 13,57 lần mật độ dân số trung bình của cả nước. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của TP.HCM vượt trên 8 triệu người.

Vấn đề tổ chức, quản lý xã hội là một nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm nói chung và tội TCTS của NNN nói riêng, cụ thể:

Thứ nhất, công tác quản lý nhân, hộ khẩu yếu, một phần do cảnh sát khu vực

bận nhiều việc, thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát đối với địa bàn do mình quản lý. Mặc dù đã có Luật Cư trú và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nhưng hiện tượng này vẫn còn tồn đọng chưa được giải quyết. Trong những năm gần đây, TP.HCM đang ở vào thời kỳ đô thị hóa nhanh, dẫn tới cơ cấu dân cư ln thay đổi, những người di dân tự do ở các địa phương khác đến TP.HCM và số lao động tăng đột biến ở các khu công nghiệp. Dân số tăng nhanh, trong khi chiến lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, gây ra sự chật chội, bức bối cho TP.HCM. Sự di dân hoàn toàn tự phát, khơng có sự hỗ trợ của nhà nước, do đó, nhiều người khi đến TP.HCM khơng có chỗ ở ổn định, sống vạ vật tại các khu nhà trọ nghèo nàn, khu ổ chuột, xóm liều nên dễ bị lợi dụng lôi kéo vào các mục đích xấu và vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó, ý thức tự bảo quản tài sản của người dân chưa được nâng cao. Công tác kiểm tra về an ninh trật tự của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, thiếu tuần tra ở nơi công cộng, đường phố, thiếu giám sát đối tượng có nhân thân xấu, thường tụ tập trộm cắp, tiêu thụ tài sản gian đã tạo điều kiện hình thành động cơ phạm tội.

Thứ hai, cơ chế thị trường kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình kinh

doanh dịch vụ như cửa hàng cầm đồ, kinh doanh điện thoại, thiết bị điện tử cũ, kinh doanh vàng bạc… nhưng việc quản lý các dịch vụ này cịn nhiều sơ hở. Tình trạng vi phạm các qui định của nhà nước về việc kinh doanh phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, chủ sở hữu hợp pháp… cịn phổ biến nhưng không được xử lý kiên quyết. Việc xử lý thường bị bỏ qua hoặc chỉ xử lý hành chính mang tính hình

thức. Do đó, nhiều người vì lợi nhuận kinh tế mà bất chấp các qui định của pháp luật dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho tội phạm TCTS của NNN. Trong số tài sản mà tội phạm TCTS của NNN chiếm đoạt chủ yếu là các tài sản gọn nhẹ, dễ lấy trộm, dễ tiêu thụ như nữ trang, điện thoại di động, máy ảnh, đồng hồ…và cửa hiệu cầm đồ, cửa hàng điện thoại di động, kinh doanh vàng là nơi tiêu thụ lý tưởng những tài sản này. Nhưng trên thực tế, xử lý những người này về “Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” lại rất ít.

Thứ ba, nhiều địa điểm du lịch, nơi công cộng thiếu an ninh, không được quản

lý, lắp camera giám sát... tạo tình huống người phạm tội lợi dụng trộm cắp tài sản của NNN. Điển hình là vụ việc xảy ra lúc 18h15’ ngày 19/12/2012, tại khu mua sắm Sài Gòn Square, số 77 - 19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, chị Norhasma Fazliana Binti Othman (sinh 1983, quốc tịch Malaysia, lưu trú Quận 1) đi mua sắm tại điểm trên bị tên Nguyễn Văn Hiệp (sinh 1969, thường trú Quận 4, tạm trú Quận 2) lợi dụng sơ hở lấy trộm 01 ĐTDĐ hiệu Samsung Galaxy SIII (trị giá khoảng 08 triệu đồng) của chị Othman để trong túi đeo trước bụng26.

- Nguyên nhân và điều kiện từ phía cộng đồng xã hội: Do sự gia tăng dân số

về mặt cơ học quá nhanh dẫn đến công tác chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân không đáp ứng. Các khu nhà trọ mọc lên san sát, bình quân một người chỉ được 01 đến 02 m2. Nhiều người dân chỉ biết đến nơi làm việc và trở về nhà, phịng trọ nên khơng có thời gian để tham gia sinh hoạt cùng với cộng đồng, khu dân cư nơi sinh sống, đặc biệt phòng ngừa các loại tội phạm. Đáng chú ý nữa là tâm lý thờ ơ trước hành vi phạm tội TCTS của một bộ phận không nhỏ người dân cũng là nguyên nhân làm nảy sinh hoặc gia tăng tình trạng phạm tội TCTS của NNN.

Trao đổi với một số điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án khi thu hồi tài sản do hành vi TCTS của NNN cho thấy nhiều người dân cùng cư trú với người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội nhưng khơng có can ngăn kịp thời. Một số người có ý thức cho rằng tài sản bị chiếm đoạt là của người khác, khơng phải là của mình nên không ngăn cản. Một số cửa hàng kinh doanh hàng cũ nhận thức rõ tài sản mà mình tiêu thụ là do phạm tội mà có nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên vẫn tiêu thụ. Vơ hình chung hành vi tiêu thụ tài sản trong những trường hợp nhất định có tác dụng khuyến khích cho hành vi trộm cắp tiếp tục xảy ra.

26

2.3.3. Nguyên nhân và điều kiện từ phía nạn nhân: Khi nghiên cứu về các tình

huống, hồn cảnh phạm tội thì khía cạnh nạn nhân đóng một vai trị rất quan trọng. Khía cạnh nạn nhân chính là một dạng tình huống cụ thể, tình huống do nạn nhân tạo ra. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là những yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm, có vai trị trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hại cho chính nạn nhân. Đối với tội TCTS của NNN, nạn nhân cũng đóng một vai trị kích thích sự phạm tội.

Khía cạnh nạn nhân bao gồm các yếu tố như hành vi của nạn nhân, các đặc điểm nhân thân của nạn nhân và mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội27

.

Các đặc điểm nhân thân của nạn nhân: nhóm yếu tố này gồm một số đặc điểm

về sinh học, xã hội, tâm lý của nạn nhân. Đối với NNN khi đến Việt Nam với mục đích du lịch hay kinh doanh, học tập thường gặp những khó khăn, vướng mắc bước đầu về ngôn ngữ, địa bàn, đặc biệt, khi du lịch với tâm lý để thư giãn, thoải mái nên lơ là trong việc trông coi tài sản, dễ bị người phạm tội TCTS lợi dụng để chiếm đoạt tài sản. Với những người phạm tội chun nghiệp, có nhiều tiền án, tiền sự thì họ biết NNN (dù là khách du lịch hay doanh nhân) là những người có nhiều tiền, sử dụng tài sản có giá trị, thiếu cảnh giác nên rất dễ chiếm đoạt tài sản, khi thực hiện tội phạm bị phát hiện thì NNN khơng thơng thạo đường để có thể truy bắt hay trình báo cơ quan chức năng. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để người phạm tội hướng đến đối tượng là NNN. Bên cạnh đó, NNN thường lưu trú tại các khu vực trung tâm; thường lui tới các địa điểm sinh hoạt như quán bar, vũ trường và các khu vui chơi giải trí nên những người phạm tội thường tập trung ở các khu này tiếp cận NNN chờ sơ hở của họ để TCTS.

Hành vi cẩu thả, thiếu cảnh giác vi phạm quy tắc an toàn của cuộc sống, sinh hoạt của nạn nhân tạo điều kiện cho tội phạm thực hiện hành vi phạm tội: Mặc dù

đã được cảnh báo, khuyến khích nhiều về nạn TCTS nhưng rất nhiều người là nạn nhân trong các vụ TCTS còn thiếu ý thức trong việc bảo vệ tài sản của mình: mất cảnh giác, những tài sản có giá trị nhưng lại để tài sản đó trong tình trạng hớ hênh, không quản lý chặt chẽ, khi ra ngoài tham quan du lịch thì lại để tài sản ở trong khách sạn mà không gửi tại quầy tiếp tân; mang ba lô du lịch nhưng thiếu cảnh giác

27

trong quản lý tài sản; hay để xe ô tô nơi công cộng không người trông coi, đi ra khỏi căn hộ khơng có biện pháp bảo vệ tài sản một cách chắc chắn... là những yếu tố làm nảy sinh lòng tham của người phạm tội. Bên cạnh đó, nạn nhân đi du lịch, thời gian ở lại Việt Nam không nhiều, bị chi phối bởi điều kiện vé máy bay nên khó khăn trong việc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; Khi bị TCTS, họ khơng biết trình bày cho cơ quan Cơng an để điều tra truy tìm theo dấu vết nóng. Một số vụ án, sau khi sự việc xảy ra, nạn nhân rời khỏi Việt Nam mang theo cả vật chứng của vụ án gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi lấy lời khai hoặc không lấy được lời khai của nạn nhân và việc giám định vật chứng.

Mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội: Ở tội phạm TCTS của NNN,

sự hiểu biết về nạn nhân, nắm bắt những thơng tin chính xác về họ giữ một vai trị đặc biệt quan trọng khi lựa chọn phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian để thực hiện tội phạm. Qua thống kê tình hình tội phạm TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM cho thấy, đối tượng mà người phạm tội TCTS hướng đến chủ yếu là nữ (chiếm 68%). Nạn nhân có quốc tịch Châu Âu chiếm tỷ lệ cao

(chiếm 52%)28. Điều này thể hiện người phạm tội TCTS của NNN muốn hướng đến là nhóm người có kinh tế cao và họ thường đi du lịch để khám phá thế giới. Bên cạnh đó, người Châu Âu có vóc dáng, thể trạng khác xa với người Việt Nam hơn là các Châu lục khác nên tội phạm dể dàng nhận biết đây không phải là người địa phương để xâm phạm tài sản của họ. Tội phạm TCTS của NNN còn thể thiện dưới dạng mối quan hệ giữa nạn nhân (người nước ngoài) với những tội phạm là người buôn bánh hàng rong, gái mại dâm. Dưới dạng mối quan hệ này, những người phạm tội tiếp cận nạn nhân, lợi dụng sự sơ hở của nạn nhân để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Chính mối quan hệ của nạn nhân và người phạm tội mà vấn đề này sẽ được giải quyết phù hợp, tạo ra sự tự tin và củng cố vững chắc động cơ phạm tội. Nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm giúp chúng ta xác định được một cách đầy đủ và toàn diện về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, xác định được tình hình tội phạm ẩn trong xã hội đồng thời có thể xây dựng những biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể một cách hiệu quả.

Ở chương 2 tác giả đã nghiên cứu hệ thống các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm TCTS của NNN với mục đích cuối cùng là để tìm ra ngun nhân và điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM. Nguyên

28

nhân của tình hình tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực làm phát sinh tội phạm. Các yếu tố đó tồn tại trong mơi trường xã hội và tồn tại ngay trong chủ thể tội phạm, ngoài ra một phần có yếu tố do lỗi của nạn nhân. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm TCTS của NNN cịn do mặt trái

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)