10 Theo Bản án số 399/2012/HS-ST ngày 18/12/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
của ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Phịng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội31.
Nội dung phòng ngừa tội phạm là tất cả các vấn đề, các khía cạnh cần tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm. Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm bao gồm: các biện pháp về chính trị, kinh tế, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quản lý… Những biện pháp này tác động trực tiếp, gián tiếp đến người phạm tội và khắc phục, tình huống điều kiện phạm tội nhằm làm giảm tội phạm TCTS của NNN tại TP.HCM.
3.2.1. Nhóm biện pháp tác động đến người phạm tội
- Các biện pháp liên quan đến đặc điểm sinh học của người phạm tội: Như phân tích ở chương 1 và 2, nhóm đặc điểm sinh học bao gồm: giới tính, độ tuổi, tính cách, khí chất... Đây là nhóm đặc điểm khơng giữ vai trị quyết định đến việc hình thành động cơ phạm tội nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng với việc lựa chọn các phương thức, thủ đoạn, phương tiện phạm tội32
. Trong nguyên nhân và điều kiện từ đặc điểm sinh học của người phạm tội cũng khơng có nguyên nhân sinh học thuần túy mà nó có liên quan đến tâm lý, xã hội của gới tính, lứa tuổi... vấn đề này đã được chỉ ra ở chương 2. Do vậy, đặc điểm sinh học khó có thể loại bỏ và khơng có giải pháp nào riêng, độc lập để loại trừ triệt để nguyên nhân sinh học. Vì vậy, tác giả chỉ đưa ra các biện pháp cảnh giác hoặc được lồng ghép vào các biện pháp tác động đến đặc điểm tâm lý, xã hội của người phạm tội, cụ thể:
Biện pháp giáo dục người phạm tội cách xử sự phù hợp với pháp luật, đạo đức và lối sống trong sinh hoạt hàng ngày.
31
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd số 15, tr.276.
32
Nguyễn Ngọc Thơng (2011), Phịng ngừa tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa
Nội dung của biện pháp: giáo dục hành vi và lối sống của cá nhân, định hướng
hành vi của cá nhân sao cho phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, hạn chế các nguyên nhân và điều kiện phát sinh động cơ phạm tội.
Cách thức thực hiện: tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho công dân các quy
định của pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí trong các chương trình về trật tự an tồn xã hội. Chương trình phải được tiến hành thường xuyên với những nội dung đa dạng về pháp luật, đạo đức và lối sống vào khoảng thời gian thích hợp làm cho mọi người nâng cao nhận thức trong cách xử sự hàng ngày để tránh nguy cơ trở thành tội phạm. Tuyên truyền sâu rộng các vụ án TCTS của NNN điển hình, các hình phạt đã bị tịa án xét xử đối với người phạm tội TCTS của NNN tại các bản tin khu phố, các buổi họp tổ dân phố, qua đó tạo tính răn đe, tác động đến ý định phạm tội của những người có điều kiện phạm tội, hạn chế họ thực hiện hành vi phạm tội. Tăng cường vai trị kiểm sốt, giáo dục con người từ phía gia đình, nhà trường và các cơ quan tổ chức có trách nhiệm nhằm kịp thời uốn nắn các hành vi lối sống tiêu cực của cá nhân; Thường xuyên gọi hỏi những người có điều kiện hồn cảnh phạm tội. Thơng qua các cơ quan tổ chức, các ngành đoàn thể tác động đến những người này, giáo dục họ nhận thức pháp luật, không để họ có điều kiện hồn cảnh để thực hiện tội phạm. Điển hình cho hình thức này là mơ hình “5+1” đã được các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả trong thời gian qua33.
Biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ người phạm tội
Nội dung biện pháp là thực hiện việc theo dõi, quản lý di biến động của người
nghi vấn phạm tội TCTS của NNN, kịp thời ngăn cản họ thực hiện các hành vi phạm tội khi có ý định phạm tội.
Cách thức thực hiện: thông qua các đặc điểm sinh học như độ tuổi, giới tính,
các cơ quan nhà nước lập danh sách những người có biểu hiện phạm tội TCTS của NNN, nhất là với những người ở độ tuổi 18 đến 30, nam giới có sức mạnh, khả
33
Mơ hình “5+1” có tên gọi “Quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỡ tại cộng đồng dân cư”; bao gồm 05 ngành, đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi
và Công an) cùng tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 01 ngƣời lầm lỡ tại cộng đồng dân cư. Mục
đích của mơ hình là làm chuyển biến về nhận thức của các ban ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong việc quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỡ, làm cho họ khơng cịn khả năng, điều kiện tái phạm; giúp họ nhận thức được hành vi sai phạm của mình và quyết tâm sửa chữa, tự giác từ bỏ những hành vi sai phạm.
năng hoạt động nhanh, mạnh mẽ và linh hoạt, có thể trốn chạy khi bị phát hiện TCTS hoặc số nữ giới có biểu hiện tụ tập thành băng nhóm với các phần tử xấu, thanh thiếu niên thất học, bỏ học, chay lười lao động… để theo quản lý, giám sát.
Đối với người nghi vấn phạm tội TCTS của NNN, có những dấu hiệu bất minh về tài sản, các lực lượng nghiệp vụ đấu tranh phịng chống tội phạm như: Cơng an, Viện kiểm sát, Tòa án cần tổ chức gọi hỏi răn đe thường xuyên, đấu tranh khai thác để xác định các cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội, tổ chức xử lý theo quy định pháp luật, đảm bảo đúng người đúng tội. Ngược lại, nếu xác định các cá nhân chưa thực hiện hành vi phạm tội thì tiến hành răn đe để tác động họ không được thực hiện các hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội như: Ủy ban mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đối với những người nghi vấn hoặc có biểu hiện TCTS của NNN trên địa bàn, kết hợp gia đình tổ chức giáo dục răn đe những người này, không để họ nảy sinh ý định phạm tội.
- Biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện từ đặc điểm xã hội, nhân khẩu của người phạm tội: Xuất phát từ luận điểm của triết học Mác Lênin xem con người vừa là thực thể sinh học, vừa là thực thể xã hội và “bản chất của con người khơng phải là cái gì trừu tượng sẵn có của từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người thực tế là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ xã hội”34.
Nội dung biện pháp bao gồm: giáo dục người dân cảnh giác đối với các thủ
đoạn TCTS của NNN thông qua các đặc điểm nghề nghiệp, nhân khẩu của người phạm tội, đồng thời tổ chức quản lý, giáo dục người phạm tội, hạn chế các ý định phạm tội của người phạm tội.
Cách thức thực hiện: từ thông số về nghề nghiệp đã cho thấy những người phạm
tội TCTS của NNN phần lớn là những người khơng có việc làm hoặc thuộc nhóm làm các ngành nghề có liên quan đến NNN như: nhân viên, bảo vệ khách sạn, khu chung cư, đơ thị có NNN sinh sống, các khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, nhóm người bn bán hàng rong tại các khu vui chơi giải trí, chợ, khu vực trung tâm TP.HCM. Do đó, cần tuyên truyền các chủ nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh có liên quan đến người nước ngoài… thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng lao động, đảm bảo nắm rõ
34
lai lịch gia đình họ để có thể truy bắt khi họ thực hiện hành vi phạm tội TCTS của NNN. Mặt khác, thông qua việc nắm rõ lai lịch gia đình sẽ làm cho họ nếu có ý định phạm tội cũng phải cân nhắc vì nếu thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị phát hiện, xử lý.
Bên cạnh đó, để khắc phục nguyên nhân, điều kiện từ đặc điểm nơi cư trú của người phạm tội (được xem là mơi trường của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân con người), ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục lý tưởng, nhân cách, đạo đức và các kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, đổi mới nội dung chương trình giáo dục theo hướng tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường và tồn xã hội, hạn chế tính tư lợi và lịng tham của con người. Tuy nhiên, để phòng ngừa tội phạm TCTS của NNN đạt hiệu quả, công tác giáo dục, tuyên truyền cần tập trung có trọng điểm và có nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể, phải phù hợp với trình độ, điều kiện sống, làm việc của các đối tượng khác nhau mà ở đây cần chú trọng đến những người khơng có việc làm, lao động thủ công, lao động ở những lĩnh vực ngành nghề có liên quan đến NNN bởi tỷ lệ những người này phạm tội TCTS của NNN là rất lớn.
Ngoài ra, để khắc phục nguyên nhân, điều kiện từ hồn cảnh gia đình khơng hồn thiện của người phạm tội, ở địa phương cần chú trọng công tác tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn nơi cư trú, nhất là nhu cầu đời sống tinh thần lành mạnh cho thanh thiếu niên có biểu hiện hư hỏng, giúp họ điều chỉnh những nhận thức lệch lạc, hình thành lối sống lành mạnh, có ích với tinh thần say mê học tập và lao động.
Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Công an, Cảnh sát khu vực cần nắm vững tình hình địa bàn dân cư, quản lý chặt chẽ nhân khẩu trên địa bàn, đặc biệt những người có tiền án, tiền sự, thanh thiếu niên thất học, bỏ học, hư hỏng, khơng có việc làm... tạo điều kiện giúp đỡ họ có cơng ăn việc làm ổn định. Đồng thời vừa quản lý, vừa giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và hành vi tái phạm của họ; Tổ chức quản lý chặt chẽ về diễn biến tốt xấu, hoạt động của từng loại người nghi vấn phạm tội cụ thể. Đặc biệt là những người nghi vấn hoạt động lưu động, hoạt động theo băng nhóm, người đang sưu tra35
để nắm chắc tình
35
Đây là một biện pháp nghiệp vụ của ngành Cơng an. Theo đó, cơng tác sưu tra là q trình điều tra nghiên cứu về những người đang có điều kiện, khả năng phạm tội hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội theo chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng, phục vụ phòng ngừa, đấu tranh phịng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội.
hình hoạt động của những người này; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành có hiệu quả cơng tác lập hồ sơ, xét duyệt người vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào diện quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục; Thường xuyên rà soát và tiến hành điều tra cơ bản tuyến, địa bàn trọng điểm, hệ loại đối tượng theo các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an, định kỳ hàng tháng, quý có nhận xét đánh giá để có biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Biện pháp tư vấn, giúp đỡ những người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng nhằm hạn chế tái phạm.
Nội dung biện pháp: xây dựng môi trường xã hội lành mạnh với các điều kiện
thuận lợi để những người phạm tội này xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập với cộng đồng. Đảm bảo việc tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội sau khi đã chấp hành hình phạt tù trở về địa phương, giúp họ có cơng việc phù hợp, phục vụ cho bản thân và cho xã hội.
Cách thức thực hiện: Biện pháp này thuộc về trách nhiệm của các cấp ủy
Đảng và lãnh đạo xã, phường cấp cơ sở, cần có kế hoạch và hành động cụ thể, khả thi. Hiện nay, nhà nước có chủ trương quan tâm, giới thiệu công ăn việc làm cho những người sau cai nghiện, ra tù về… nhưng các doanh nghiệp chưa phối hợp tốt, khơng nhận hoặc nhận rất ít những người phạm tội vào làm việc khiến họ luôn phải đối diện với nạn thất nghiệp, từ đó nảy sinh hành vi phạm tội. TP.HCM có Ban quản lý Cụm công nghiệp – dân cư Nhị Xuân (thuộc lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM) chiêu sinh, đào tạo nghề và tuyển dụng người sau cai nghiện hồi gia chưa có việc làm. Tuy nhiên, số lượng được nhận việc rất ít, ngành nghề chủ yếu là may mặc, dệt lưới, cơ khí… lương thấp nên chưa thu hút được nhiều người lao động thuộc diện này. Do vậy, trong thời giai tới cần xây dựng nhiều trung tâm đào tạo, giải quyết việc làm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm cho những người phạm tội tái hịa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội ở địa phường cần thường xuyên thăm hỏi, động viên số người tái hòa nhập cộng đồng, nắm diễn biến tư tưởng, hoàn cảnh của họ để giúp đỡ họ đảm bảo cuộc sống thơng qua các chương trình giải quyết chính sách tại địa phương; Mặt khác, lơi kéo họ tham gia các hoạt
động ở địa phương, nhằm hạn chế họ có thời gian nhàn rỗi, hoặc tụ tập các bạn bè xấu tiếp tục phạm tội.
- Các biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện từ đặc điểm tâm lý, ý thức của người phạm tội: Người phạm tội TCTS của NNN trên địa bàn TP.HCM đa
phần bị lệch lạc về hành vi, nhân cách, có trình độ học vấn thấp, ít hiểu biết về pháp luật, thường hay tụ tập ăn chơi... Do vậy, để phòng ngừa họ phạm tội, các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện từ đặc điểm xã hội tác giả đề xuất nêu trên cũng phần nào tác động đến nguyên nhân, điều kiện từ đặc điểm tâm lý, ý thức của người phạm tội. Ngoài ra, tác giả đề xuất một số biện pháp tác động trực tiếp đến tâm lý, ý thức của người phạm tội, cụ thể như sau:
Biện pháp giáo dục nhân cách và nâng cao trình độ học vấn cho người phạm tội, giúp họ nhận thức pháp luật, hạn chế các ý định phạm tội.
Nội dung biện pháp: phát huy vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục nhân cách và nâng cao trình độ học vấn, trang bị kiến thức pháp luật cho người phạm tội nhằm phòng ngừa, hạn chế các ý định phạm tội.
Cách thức thực hiện: giáo dục nhân cách và nâng cao trình độ học vấn cho người phạm tội. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Đa phần người phạm tội là các thanh thiếu niên hư, lười biếng lao động, đạo đức bị xuống cấp cho nên việc giáo dục lại nhân cách và nâng cao trình độ học vấn cho những người phạm tội này cần phải có sự quan tâm sâu sắc từ phía gia đình, nhà trường, xã hội, cần phải tốn rất nhiều thời gian, cơng sức. Theo đó, gia đình cần phải quan tâm theo dõi con cái trong các mối quan hệ xã hội, kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai lệch chuẩn mực; Nhà trường ngoài việc trang bị kiến thức cho học sinh, cần phải giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, đưa các tình huống thực tế xã hội vào bài học để học sinh nhận thức; Các tổ chức xã hội tạo các sân chơi tại các khu dân cư, cộng đồng để thu hút thanh thiếu niên tham gia sinh