3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm “Hủy hoạ
3.2.1. Các giải pháp chung
Để cơng tác phịng ngừa tội phạm đạt được kết quả cao thì cần chú trọng một số giải pháp chung cơ bản gồm:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng ngừa tội phạm, mà cụ thể là tổ chức quán triệt sâu rộng trong các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương các chủ trương, chính sách, thể chế hóa đường lối của Đảng đối với cơng tác đấu tranh phịng ngừa, phòng chống tội phạm trong tình hình mới, mà cụ thể là nội dung Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị, Quyết định số 282/QĐ- TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ,v.v….
- Đẩy mạnh công tác tổng kết rút kinh nghiệm cũng như đánh giá tổng thể cơng tác phịng ngừa tội phạm theo định kỳ từng tháng, từng quý, từng năm, đặc biệt chú trọng đến những vướng mắc trong công tác phát hiện, xử lý tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, để từ đó có cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời. Trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo rút kinh nghiệm đối với những vụ án phức tạp, rộng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
- Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của cơng tác phịng ngừa cũng như đấu tranh tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong việc bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, tạo điều kiện ổn định cho phát triển kinh tế-xã hội; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, và của quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có giải pháp phịng ngừa trước mắt cũng như về lâu dài, ứng phó kịp thời với tình huống phạm tội phức tạp. Trong đó vai trị của các cấp ủy Đảng, đồn thể, cán bộ, cơng chức là tiên phong trong cơng tác phịng ngừa tội phạm, cũng như nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của tình hình mới. Nghiêm
chỉnh thực hiện các chương trình, đề án của Trung ương cũng như của địa phương về việc đấu tranh phòng chống, phòng ngừa loại tội phạm này.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm khơng chỉ trước mắt mà cịn phải về lâu dài, có chính sách đãi ngộ xứng đáng cho những chủ thể tham gia vào cơng tác phịng ngừa tội phạm vì “...Bất cứ người nào, dù họ là ai thì đều có những nhu cầu cuộc sống thể hiện quyền con người tối thiểu của họ. Người tiến hành tố tụng không đơn thuần là một nghề kiếm sống để có miếng cơm manh áo mà đó là những con người có trách nhiệm đối với xã hội và nhân dân...”47. - Xác định nhiệm vụ phịng ngừa là then chốt, quyết định, khơng nên xem trọng công tác đấu tranh, xử lý, phải đồng thời kết hợp công tác xử lý với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, mục tiêu quốc gia, giải quyết việc làm cho người lao động, v.v...
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của người dân, không để khiếu kiện kéo dài, phát huy tốt vai trò dân chủ, quan trọng hơn là công tác dân vận trong việc khiếu nại, tố cáo.
- Nâng cao vai trị tham mưu và cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân am hiểu các quy định của pháp luật các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua gương người tốt, việc tốt; có chính sách khen thưởng, biểu dương kịp thời những người tham gia vào việc phát hiện, xử lý tội phạm, tố giác tội phạm.
-Tăng cường công tác quản lý, giáo dục những đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản đồng thời các cơ quan tiến hành tố tụng cần đẩy mạnh các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, không để bỏ lọt tội phạm. Phát huy cao vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát hiện và ngăn chặn tội phạm không.