Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 68 - 90)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm “Hủy hoạ

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp về quản lý – tổ chức

Giải pháp này thuộc về thẩm quyền của các cơ quan chun mơn, các chủ thể có thẩm quyền, góp phần vào cơng tác phịng ngừa tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới, cụ thể như sau:

47 Trịnh Văn Thanh , Vấn đề bảo vệ quyền con người của người tiến hành tố tụng hình sự, Tài liệu Hội thảo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr.259.

- Các Đảng bộ, Chi bộ Đảng, Ban cán sự Đảng các cấp tăng cường giám sát cơng tác phịng ngừa tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền, theo dõi và nắm bắt tình hình tội phạm, có đường lối chỉ đạo kịp thời, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra các chương trình, kế hoạch cụ thể để nâng cao cơng tác phịng ngừa tội phạm.

- Hội đồng nhân dân các cấp phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật của tổ chức và cá nhân, có văn bản kiến nghị, kịp thời nhằm ngăn chặn khơng để tình hình tội phạm ngày càng phức tạp hơn.

- Đối với chính quyền địa phương các cấp phát huy tốt vai trị và nắm tình hình tội phạm ở địa phương mình, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm về xâm phạm sở hữu, đồng thời kết hợp với biện pháp nhắc nhở trước nơi cư trú đối với những người có hành vi vi phạm chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Giải quyết kịp thời những khiếu nại, bức xúc của người dân, họp dân để lắng nghe ý kiến của họ, qua đó để có những giải pháp kịp thời và đúng đắn. Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra giám sát các cán bộ, đoàn thể được giao nhiệm vụ giáo dục tuyên truyền pháp luật cũng như trách nhiệm phòng chống tội phạm. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm; nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật những cán bộ khơng hồn thành nhiệm vụ được giao, trốn tránh trách nhiệm để xảy ra tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức tổng kết kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất để rút kinh nghiệm về đề ra những giải pháp mới hữu hiệu trong cơng tác phịng ngừa tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

- Lực lượng Công an với vai trị nịng cốt trong cơng tác phát hiện, ngăn chặn và góp phần xử lý tội phạm. Do đó các cán bộ, chiến sĩ Công an phải phát huy cao và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, quyền hạn của mình, khơng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, xử lý tin báo tội phạm kịp thời, cử cán bộ, chiến sĩ chuyên trách ngăn chặn có hiệu quả khơng để tình hình tội phạm phát triển, kẻ xấu lợi dụng tình hình để gây phương hại đến an ninh chính trị. Bên cạnh đó, khơng ngừng “Nâng cao chất lượng công tác điều tra, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách điều tra với các cơ quan khác được giao

nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để phục vụ tốt cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm...” 48.

Xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm, những đối tượng liều lĩnh; tổ chức tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn những trường hợp có thể dẫn đến tội phạm, giải tán những tụ điểm ăn chơi không lành mạnh của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, kết hợp với các lực lượng khác để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, chẳng hạn như: kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các thành phần thanh thiếu niên và các đối tượng khác; tăng cường lực lượng dân quân tự vệ ở từng địa phương phải chú trọng công tác tuần tra, bảo đảm an ninh trên địa bàn mình, kết hợp với lực lượng Cơng an ngăn chặn và phát hiện những hành vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Trong thời gian tới theo dự báo tình hình tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không chỉ tăng lên về số lượng mà quy mơ, tính chất, hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm hơn. Để ngăn chặn, phát hiện, trấn áp cũng như xử lý tội phạm khơng chỉ địi hỏi về năng lực trình độ chun mơn nghiệp vụ mà u cầu về kinh phí để phịng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này sẽ tăng lên. Do đó, yêu cầu đặt ra là cơ quan Công an phải dự kiến kế hoạch về kinh phí theo từng năm cho hoạt động này, cũng như trang thiết bị, công cụ, phương tiện hỗ trợ cần thiết, kinh phí khen thưởng, v.v...qua đó để Nhà nước cân đối ngân sách và bổ sung kịp thời để cơng tác phịng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung và đối với tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng ngày càng đạt hiệu quả cao.

- Đối với Tòa án và Viện kiểm sát cần phải:

Về hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát thực hiện chủ yếu ở việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, xét xử và giáo dục, cải tạo người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Về công tác thực hành quyền công tố đảm bảo nguyên tắc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vì đây là chức năng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Những lý lẽ buộc tội xác đáng trong bản luận tội của Viện kiểm sát có tác dụng rất cao đối với quần chúng nhân dân đồng thời định hướng cho công tác xét xử đạt được thấu tình đạt lí. Tổ chức các chương trình phối hợp phịng ngừa tình hình tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ Pháp luật và các cơ quan nhà nước, tổ

48 Xem Nghị quyết số: 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới.

chức chính trị - xã hội. Để thực hiện hoạt động này,Viện kiểm sát cần có đầy đủ các thơng tin về tình hình tội phạm ở từng cơ sở. Tuy nhiên hiện nay do chưa có điều kiện tổ chức các chương trình phối hợp phịng ngừa tội phạm nên Viện kiểm sát thực hiện hành động này còn hạn chế. Do vậy ngoài chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định cần thực hiện công tác tuyên truyền, công khai các tin tức điều tra, xét xử tội phạm nhất là liên ngành liên quan cần có quy chế phối hợp về phịng ngừa tội phạm, đó sẽ là những tác động tích cực cho hoạt động phịng ngừa tội phạm.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cịn đóng vai trị then chốt đảm bảo truy tố đúng người, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, khơng để oan người vơ tội. Do đó, trong thời gian tới đối với Viện kiểm sát cần nâng cao vai trị, nhiệm vụ của mình, kiểm sát chặt chẽ hoạt động bắt người, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, phát hiện những sai sót trong q trình xử lý những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản để có biện pháp khắc phục, “... Tăng cường cơng tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật...; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ...”49.

Công tác xét xử giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động trừng trị, giáo dục người phạm tội, phòng ngừa chung cho xã hội. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản,Tòa án cần tăng cường công tác xét xử lưu động đối với các vụ án phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, nhất là ở những địa phương có số vụ phạm tội cao, vùng sâu, vùng xa “Các Tịa án nhân dân khơng ngừng được xây dựng kiện toàn và phát triển cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện các mặt đời sống xã hội ở nước ta”50. Bên cạnh đó, tổng kết rút kinh nghiệm đối với từng vụ án trọng điểm, phức tạp, hạn chế việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với các bị cáo phạm tội này; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ Thẩm phán, xác định đường lối xét xử, thống nhất việc áp dụng pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm, để oan người vơ tội. Tịa án thơng qua hoạt động xét xử được đánh giá là trung tâm của việc thực thi pháp luật trên thực tế, trừng trị người phạm tội, giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội “Ngày nay, ở tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới, Tịa án nếu khơng phải là chủ thể duy nhất thì cũng là chủ thể trung tâm của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, đồng thời cũng là chủ thể trung

49 Xem Nghị quyết số: 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

50 Trần Văn Độ (2003),“Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tịa án và pháp luật, (11), tr.11.

tâm của quyền lực tư pháp...”51, do đó việc phát huy vai trị của Tịa án trong cơng tác phịng ngừa tội phạm là cần thiết.

Vai trị phịng ngừa tội phạm của Tịa án có thể cụ thể hóa ở một số nội dung: xét xử tội phạm để phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung; giám đốc kiểm tra việc xét xử nhằm phát hiện sai sót, vi phạm trong hoạt động xét xử; hướng dẫn áp dụng pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; phối hợp với các chủ thể khác xây dựng và thực hiện các hoạt động phịng ngừa tội phạm.

Ngồi ra các hoạt động xét xử lưu động của Tòa án cũng là hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm tích cực. Cơng tác trên góp phần quan trọng và hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm của Tịa án. Thơng qua công tác xét xử để tác động với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phạm tội tại cơ sở, từ đó giúp cho các chương trình phịng ngừa tình hình tội phạm chung đi vào thực tiễn cuộc sống.

- Thanh tra tỉnh kịp thời tiến hành thanh tra các vụ khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài; đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết bức xúc của nhân dân. Đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan, cơ quan chuyên môn, các thanh tra chuyên ngành phối hợp xây dựng quy chế phối hợp với nhau đảm bảo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân được khách quan, đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

- Các cơ quan, ban ngành đoàn thể các cấp căn cứ vào quy định của pháp luật về chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mình, qua đó xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu rõ qui định của pháp luật về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, sẵn sàng tham gia với các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn tội phạm xảy ra.

3.2.2.2. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Pháp luật được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhất đối với công tác đấu tranh, phịng ngừa tội phạm, bởi lẽ nó khơng chỉ xác định hành vi phạm tội, các biện pháp trừng trị, hình thức áp dụng, đối tượng bị trừng trị, mà qua đó các chủ thể có thẩm quyền có cơ sở pháp lý ngăn chặn người phạm tội và giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói

51 Chu Thị Trang Vân (2006), “Tiếp cận quyền lực tư pháp và việc áp dụng áp luật hình sự của Tịa án từ góc độ lịch sử”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,(07), tr.47.

chung, tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng cần có một số giải pháp về mặt pháp luật, cụ thể như sau:

- Quy định chính sách khen thưởng rõ ràng và có thể kịp thời cho những cá nhân, tập thể xuất sắc trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Mỗi cơ quan, ban, ngành, đoàn thể dựa vào quy định của pháp luật về chính sách khen thưởng mà quy định cụ thể hình thức khen thưởng cũng như đối tượng khen thưởng riêng cho cơ quan mình, khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào cơng tác phịng ngừa tội phạm.

- Ban hành chính sách đãi ngộ thật sự tương xứng cho những người tham gia cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng. Ngồi ra, cịn có chính sách đãi ngộ cho người thân của người khi thi hành công vụ bị hi sinh hoặc tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, giảm hoặc mất khả năng lao động, có như vậy thì các chiến sĩ, cán bộ, cơng nhân viên chức mới dốc hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tích cực tham gia vào cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm.

3.2.2.3. Giải pháp về dân cư, kinh tế - xã hội

Xuất phát từ một số nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm trong thời gian tới, trong đó nguyên nhân từ kinh tế - xã hội là ảnh hưởng rất lớn, mà nhất là mặt trái của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập nền kinh tế trong khu vực cũng như thế giới, chênh lệch giàu nghèo, mức sống giữa nông thôn và thành thị, tỉ lệ lao động thất nghiệp ngày càng cao v.v... các yếu tố này đã tạo ra một thách thức rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, do đó về lĩnh vực kinh tế - xã hội cần có một số giải pháp để giảm tội phạm nói chung, tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng “Đề xuất ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội liên quan trực tiếp đến nguyên nhân của tội phạm; đề xuất các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, khắc phục những khe hở của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”52.

Trong các nguyên nhân và điều kiện có thể dẫn đến tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì cịn có nguyên nhân về dân cư, mà cụ thể như chênh lệch về thu nhập, mức tăng dân số, thành phần dân cư, v.v... các yếu tố này tác động khơng nhỏ đến tình hình tội phạm. Do vậy, để cơng tác phịng ngừa tội phạm đạt được một kết quả cao nhất thì cần có một số giải pháp về dân cư như sau:

- Kiềm chế mức độ tăng dân số một cách hợp lý, hạn chế không để tỷ lệ tăng dân số cao hơn so với dự kiến, bởi một khi việc dân số tăng cao so với kế hoạch sẽ kéo theo việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, v.v...Khi không đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội sẽ làm cho tình hình xã hội phức tạp và dẫn đến tội phạm có thể tăng lên.

- Có chính sách hỗ trợ cho người có thu nhập thấp, triển khai các hoạt động vì người nghèo, huy động các nguồn lực xã hội cho các hoạt động nhân đạo, xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển các mơ hình kinh tế gia đình, quy mơ nhỏ, v.v... nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong dân cư, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giải quyết tốt một số vấn đề xã hội, có như vậy phần nào giảm được một số nguyên nhân có thể dẫn đến phạm tội, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 68 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)