không qua kho
Kế toán khi tiến hành xuất bán không qua kho sẽ hạch toán giá vốn hàng xuất bán thông qua 2 tài khoản:
TK 632 - Giá vốn hàng bán
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng không qua kho: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm
Thứ sáu, về kế toán chiết khấu thương mại có các trường hợp hạch toán cụ thể như sau:
+ Trường hợp khách hàng mua hàng với số lượng lớn và được hưởng khoản chiết khấu thương mại ngay tại giao dịch mua hàng đó:
Nếu giá bán ghi trên hóa đơn GTGT của Tổng công ty là giá đã giảm số chiết khấu thương mại thì Tổng công ty không hạch toán khoản chiết khấu vào TK 521, doanh thu được ghi nhận theo giá đã trừ khoản chiết khấu thương mại
Nếu giá bán ghi trên hóa đơn vẫn bao hàm phần chiết khấu thương mại, Tổng công ty có thể xuất hóa đơn theo giá đã giảm, việc xuất hóa đơn chiết khấu thương mại thực hiện theo quy định của Bộ tài chính. Theo đó, trên hóa đơn chiết khấu thương mại của Tổng công ty tại giao dịch bán hàng này cần ghi rõ số hóa đơn
GTGT tương ứng và số tiền được giảm. Việc làm này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình hạch toán chiết khấu thương mại của Tổng công ty. Lúc này chứng từ sẽ được cập nhật vào phần mềm kế toán và phản ánh theo bút toán:
+ Phản ánh giá vốn Nợ TK 632 Có TK 155
+ Phản ánh doanh thu (không hạch toán qua TK 521) Nợ TK 111,112
Có TK 511 Có TK 33311
Tổng công ty cũng có thể chỉ phát hành 1 hóa đơn GTGT nhưng theo hướng dẫn của thông tư trên, phần chiết khấu thương mại cần ghi rõ ràng trên hóa đơn và việc hạch toán sẽ diễn ra bình thường thông qua TK 521
+ Trường hợp khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng cần thiết để được hưởng chiết khấu, Tổng công ty cần có các quy định rõ tỷ lệ chiết khấu được hưởng trong trường hợp này. Khi đó, khoản chiết khấu này được ghi giảm vào giá bán trên hóa đơn GTGT lần cuối cùng, trên hóa đơn này ghi rõ dòng chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng
Thứ bảy, Tổng công ty cần có các chính sách cụ thể về số hàng bán trả lại của khách hàng và chính sách giảm giá hàng bán. Cụ thể:
+ Đối với hàng bán bị trả lại, tuy trong kỳ tại Tổng công ty thường không phát sinh các nghiệp vụ này nhưng Tổng công ty cần có các quy định cụ thể về tổ chức công tác nhận lại hàng (bộ phận kiểm tra chất lượng hàng bị trả lại, bộ phận tiếp nhận và lưu kho số hàng hóa này), các chứng từ và sổ sách có liên quan để hạch toán (như: “Biên bản giao nhận hàng hóa”, “Hóa đơn giá trị gia tăng hàng hóa bị trả lại”), bên cạnh đó Tổng công ty cần có các quy định cụ thể trong hợp đồng nguyên tắc hoặc hợp đồng mua bán về quá trình trả lại hàng hóa của bên mua khi hàng hóa không đảm bảo yêu cầu như đơn đặt hàng để kích thích tiêu thụ thành phẩm
+ Đối với kế toán giảm giá hàng bán, khi tiêu thụ thành phẩm có những thành phẩm của công ty không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, quy cách, kích thước, trọng lượng, … (nhất là đối với các thành phẩm nội địa, quy trình chất lượng chưa được chú trọng như đối với thành phẩm xuất khẩu) Tổng công ty cần có chính sách giảm giá hàng bán để kích thích tiêu thụ, tránh tình trạng hàng bán bị trả lại gây thiệt hại cho Tổng công ty.
Việc hạch toán các khoản hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán được thực hiện hoàn toàn tương tự như khoản chiết khấu thương mại như đã trình bày ở trên.
Thứ tám, Tổng công ty cần có các chính sách chiết khấu thanh toán với khách hàng để kích thích tiêu thụ. Việc làm này tuy làm tăng chi phí cho Tổng công ty nhưng lại giúp cho Tổng công ty thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ vòng quay của vốn. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán hiệu quả khi nó được dặt trong mối quan hệ với lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay tại thị trường liên Ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ chiết khấu thanh toán của Tổng công ty phải lớn hơn lãi suất tiền gửi và nhỏ hơn lãi suất tiền vay Ngân hàng của Tổng công ty. Quá trình hạch toán các khoản chiết khấu thanh toán diễn ra như sau: Khi phát sinh các giao dịch nhận tiền hàng ứng trước hoặc khách hàng thanh toán trước tiền hàng, Tổng công ty tiến hành trả các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng hoặc trừ vào các khoản phải thu của khách hàng, kế toán tiến hành cập nhật các chứng từ có liên quan (như phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của Ngân hàng) vào phần mềm kế toán và hạch toán theo bút toán:
Nợ TK 635 : Số CKTT chấp nhận cho KH
Có TK 111,112,131: Số CKTT chấp nhận cho KH
Riêng đối với nợ quá hạn của Tổng công ty có thể phạt các khách hàng này bằng cách tính lãi suất trên phần trả chậm cao hơn lãi suất vay vốn của Ngân hàng
Thứ chín, để khắc phục tình trạng nguồn vốn của Doanh nghiệp bị chiếm dụng khá nhiều, xem xét mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của Tổng công ty khi sử dụng công cụ lãi phạt với các khoản nợ quá hạn,nếu chi phí quá lớn, Tổng công ty
có thể bán các khoản nợ cho các công ty mua nợ. Hiện nay, các công ty này có mặt ngày càng nhiều trên thị trường, việc bán nợ cho họ có thể giảm bớt chi phí cho quá trình đôn đốc, thu hồi nợ, giảm vốn ứ đọng, giảm thời gian trung bình của vòng phải thu của khách hàng.
Thứ mười, Tổng công ty cần tiến hành lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng theo quy định của Bộ tài chính, cụ thể như sau:
+ Đối với các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 3 tháng đến dưới 1 năm : số dự phòng cần trích là 30% giá trị khoản nợ;
+ Đối với các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dưới 2 năm thì số dự phòng cần trích là 50% giá trị khoản nợ;
+ Đối với các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm thì số dự phòng cần trích là 70% giá trị khoản nợ;
+ Đối với những khoản nợ khác chưa đến hạn thanh toán nhưng cần trích lập dự phòng, Tổng công ty cần xác định tỷ lệ nợ khó đòi ước tính để trích lập dự phòng;
Để thực hiện được điều này, trong sổ chi tiết thanh toán với khách hàng cần có thêm phần “tuổi nợ”, “tỷ lệ nợ khó đòi ước tính”.
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng
Hiện này khi hạch toán các khoản phải thu của các cửa hàng trực thuộc Tổng công ty, Tổng công ty sử dụng tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” chi tiết 1312 "Phải thu của các cửa hàng" để phản ánh số tiền phải thu từ các cửa hàng. Điều này là không hợp lý vì đây thực chất không phải là một khoản phải thu khách hàng mà là một khoản phải thu nội bộ. Vậy Tổng công ty không nên sử dụng tài khoản 1312 để phản ánh số tiền phải thu của các cửa hàng mà nên sử dụng tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” để phản ánh khoản phải thu này cho chính xác hơn.
3.1.2. 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp ho n thià ện kế toán tiêu thụ th nhà
phẩm tại tổng công ty may 10 công ty c– ổ phần
Để thực hiện các giải pháp trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan Nhà nước và Tổng công ty
3.4.1. Về phía Nhà nước
Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán của Tổng công ty nói chung có nguyên nhân khách quan là từ sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý về kinh tế, kế toán tài chính. Các thông tư hướng dẫn chưa thực sự rõ ràng, chưa thật phù hợp với công tác kế toán thực tế tại Tổng công ty. Để có một khung pháp lý phù hợp với các hướng dẫn cụ thể, phù hợp, các cơ quan Nhà nước mà trực tiếp là Bộ tài chính cần tiếp tục xây dựng, tạo lập các khuôn khổ pháp lý về kế toán tại Việt Nam, kèm theo đó là các thông tư hướng dẫn cụ thể để các Doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt chúng vào quá trình hạch toán cụ thể và đảm bảo sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy công tác kế toán quản trị của các Doanh nghiệp chưa được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Do đó, các cơ quan Nhà nước có thể nghiên cứu để đưa ra các mẫu báo cáo quản trị mang tính chất hướng dẫn cho các Doanh nghiệp.
3.4.2. Về phía công ty
Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Thứ nhất, Tổng công ty cần có các chính sách, các chương trình cụ thể trong bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho các nhân viên trong phòng kế toán tài chính và phòng kế hoạch thị trường. Tổng công ty có thể cử các nhân viên này tham gia các lớp bồi dưỡng các nghiệp vụ ngắn hạn về chế độ, chính sách mới của Nhà nước.
- Thứ hai, ban lãnh đạo Tổng công ty cần xây dựng các quy định về tiền
hăng say, phấn đấu và gắn bó trong công tác của bản thân các nhân viên trong Tổng công ty
- Thứ ba,Tổng công ty cần giữ vững và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn, có các chính sách thanh toán và tiêu thụ hợp lý nhằm giữ vững các đơn hàng định kỳ cho sản xuất và tiêu thụ nhằm tạo ra lợi nhuận ổn định.
- Thứ tư, bên cạnh thì trường xuất khấu, Tổng công ty cần nghiên cứu để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng như Việt Nam với dân số đông, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tương đối cao. Hiện nay, Tổng công ty đã thiết lập được thị trường tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng của khu vực phía Nam còn bị hạn chế, cho đến nay mới đóng góp trên 10% tổng doanh thu nội địa của toàn công ty. Vì vậy, Tổng công ty nên chú trọng hơn nữa đến việc khai thác thị trường phía Nam, bởi đây là một thị trường rộng lớn, đông dân; mặt khác người dân khu vực phía Nam có thu nhập cao lại rất chú trọng tới thời trang… Với một số thành phố lớn và đông dân như Thành phố HCM, Biên Hoà, Cần Thơ... chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều thành công nếu Tổng công ty quan tâm khai thác và thâm nhập vào thị trường này.
Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng của khu vực này không phải đơn giản bởi ở khu vực phía Nam cũng có rất nhiều các Công ty may mặc có uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, để mở rộng thị trường tiêu thụ tại khu vực phía nam, tổng công ty cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh với các Công ty may khác như:
- Thứ năm, Chiến lược sản phẩm ngoài việc đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất; nâng cao tay nghề cho công nhân; kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm; Tổng công ty nên:
+ Liên tục cải tiến mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt chú trọng chất liệu bởi thời tiết, khí hậu khu vực phía Nam nắng nóng quanh năm nên những chất liệu vải thoáng, thấm mồ hôi rất được người tiêu dùng ưa thích. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng cần nghiên cứu sở thích, tập quán của người dân khu vực phía Nam: mặc áo bà ba và đeo khăn vằn. Từ đó thiết kế những chiếc áo sơ mi
dựa trên kiểu dáng áo bà ba và những chiếc caravat có mầu sắc gần giống chiếc khăn vằn.
+ Sản xuất những sản phẩm cao cấp dành cho những người có thu nhập cao, bên cạnh đó cũng nên sản xuất những sản phẩm dành cho những người có thu nhập trung bình.
- Thứ sáu, Chiến lược giá cả, Tổng công ty cần tiếp tục nghiên cứu và tìm
cách hạ giá bán sản phẩm bằng cách:
+ Hạn chế nhập nguyên vật liệu, phụ liệu từ nước ngoài, tăng cường sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có chất lượng tương đương; từ đó để hạ giá thành sản phẩm đồng thời giúp cho các ngành công nghiệp khác trong nước có thị trường tiêu thụ.
+ Có mức chiết khấu hợp lý đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán nhanh.
- Thứ bảy, Chiến lược phân phối và truyền thông:
+ Tăng số lượng đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại khu vực phía Nam nhằm giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được dễ dàng với sản phẩm của Tổng công ty.
+ Có những phương thức giao hàng linh hoạt, ví dụ như nếu khách hàng có yêu cầu Tổng công ty sẽ chuyển đến tận nơi theo thoả thuận nếu chi phí cho việc giao hàng đó không quá cao.
+ Tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị sản phẩm thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, truyền hình…
Nếu cạnh tranh để thắng thầu các hợp đồng mới và có được thị trường tiêu thụ mới doanh nghiệp nên vận dụng phạm vi giá linh hoạt với mức thấp nhất có thể chấp nhận được chứ không nên cứng nhắc mà để mất những hợp đồng, thị trường tiêu thụ mới.
KẾT LUẬN
Kế toán ra đời, tồn tại và phát triển xuất phát từ nhu cầu phải giám sát và quản lý hoạt động kinh tế. Xã hội càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất càng tăng, càng cần phải tăng cường quản lý sản xuất, theo đó kế toán cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện về phương pháp và hình thức tổ chức. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với công tác đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lấy lý luận làm cơ sở và bằng thực tiễn chứng minh, đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần” đã khẳng định vai trò của kế toán tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp, cụ thể là Tổng công ty may 10, qua đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp đổi mới, nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại tổng công ty.
Cụ thể, trong chương I, tác giả đã trình bày rõ ý nghĩa và các phương thức tiêu thụ sản phẩm, nội dung của kế toán tiêu thụ sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính. Vận dụng lý thuyết về kế toán tiêu thụ sản phẩm trong chương II , tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần. Tác giả đã phác họa được bức tranh tổng quát về chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của tổng công ty May 10. Về công tác kế toán, tác giả đã tìm hiểu kỹ về việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo kế toán đang được áp dụng, cũng như cách thức tổ chức bộ máy kế toán. Từ đó, tác giả nêu