Hoạt động huy động vốn khơng mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho nguồn tiền nhàn rỗi của họ sinh lời, tạo cho họ có điều kiện gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Cung cấp cho họ một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho họ tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho nhu cầu tiêu dùng.
Có thể nói Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng vừa là người cung cấp đồng vốn đồng thời cũng là người tiêu thụ đồng vốn. Và những hoạt động mua đồng vốn này được Agribank Mỏ Cày thực hiện qua các nghiệp vụ như: Mở tài khoản tiết kiệm cho dân cư, mở tài khoản thanh toán, ….
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày
Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG TẠI AGRIBANK MỎ CÀY QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH NĂM 2007 so 2006 2008 so 2007 CHỈ TIÊU Tỷ lệ Tỷ lệ 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền % % 1. Tiền gửi không kỳ 64.300 60.000 11.550 -4.300 -6,7 -48.450 -80,8 hạn 2. Tiền gửi 86.800 143.000 373.450 56.200 64,7 230.450 161,0 tiết kiệm Từ 12 tháng 81.000 36.000 103.950 -45.000 -55,5 67.950 188,8 trở xuống Trên 12 5.800 107.000 269.500 101.200 1.744,8 162.500 151,9 tháng VỐN HUY 151.100 203.000 385.000 51.900 34,3 182.000 89,6 ĐỘNG
(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)
Triệu đồng
400.000 350.000 350.000 300.000 250.000
200.000 Tiền gửi không kỳ hạn
150.000 Tiền gửi tiết kiệm
100.000 50.000 50.000 0 2006 2007 2008 TỔNG VỐN HUY ĐỘNG Năm
Hình 5: Tình hình huy động vốn tại Agribank Mỏ Cày qua 3 năm 2006 - 2008
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm đều tăng cao. Năm 2007, vốn huy động đạt 203.000 triệu đồng, tăng 34,3% so với năm 2006. Đến năm 2008 đã tăng lên khá cao, đạt 385.000 triệu đồng, tương đương tăng lên 89,6% so với năm 2007. Trong đó:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn ở đây chủ yếu là tiền gửi thanh tốn, đây là hình thức huy động vốn bằng cách mở tài khoản cho khách hàng gọi là tài khoản thanh toán. Tài khoản này mở cho các khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng như thực hiện các khoản chi trả trong sản suất kinh doanh và tiêu dùng. Nhưng đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên ngân hàng khó có kế hoạch sử dụng số dư tiền gửi này.
Tuy nhiên, đây cũng là nguồn huy động đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận vì ngồi việc sử dụng nguồn này để cho vay, Ngân hàng còn thu được các khoản phí dịch vụ thanh tốn trong quá trình chi trả cho khách hàng. Năm 2007, tiền gửi thanh toán là 60.000 triệu đồng, giảm 6,6% so với năm 2006 và đến năm 2008 là 11.550 triệu đồng, giảm 80,8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Mỏ Cày có nhiều chi nhánh ngân hàng được thành lập như BIDV, Sacombank, Incombank…nên đã phân tán khách hàng của chi nhánh, đặc biệt đối với các khách hàng là doanh nghiệp, bởi vì lĩnh vực hoạt động của Agribank Mỏ Cày chủ yếu là nông nghiệp, các doanh nghiệp chuyển sang mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng chuyên sâu về các lĩnh vực kinh doanh sẽ thuận lợi hơn cho họ trong công việc.
- Về tiền gửi tiết kiệm: Đây là khoản tiền huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Khi khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Nguồn vốn từ loại tiết kiệm có lãi suất thấp, làm cho lãi suất đầu vào của Ngân hàng thấp nên rất có lợi khi cho vay. Do đó, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng (chiếm trên 60% tổng nguồn vốn huy động)
Tiền gửi tiết kiệm năm 2007 là 143.000 tăng 64,7% so với năm 2006, đến năm 2008 là 373.450 triệu đồng, tăng 161% so với năm 2007, chủ yếu là tăng ở tiền gửi > 12 tháng. Nguyên nhân là do người dân nhận thức được rằng trong thời
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày
kỳ kinh tế khó khăn, giá vàng biến động thì việc gửi tiền vào ngân hàng là an tồn và có hiệu quả nhất, và khi gửi với thời hạn > 12 tháng thì lãi suất nhận được sẽ cao hơn. Điều này cho ta thấy công tác huy động vốn ở ngân hàng ngày càng có hiệu quả, nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm > 12 tháng là nguồn vốn rất ổn định, ngân hàng có thể kiểm sốt và sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt.
Tóm lại, vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống cịn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để khơng ngừng hồn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng quan hệ đối với khách hàng.