ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 50 - 58)

Để đánh giá hiệu quả tình hình cho vay tại chi nhánh Agribank Mỏ Cày, ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu sau:

4.4.1.Tỷ trọng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn huy động Bảng 15: CHỈ TIÊU DƯ NỢ / VỐN HUY ĐỘNG

CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM NĂM NĂM 2007 so 2008 so

2006 2007 2008 2006 2007 Tổng dư nợ Triệu đồng 296.557 381.570 404.115 85.013 22.545 Vốn huy động Triệu đồng 151.100 203.000 385.000 51.900 182.000 Dư nợ/Vốn huy Lần 2,0 1,9 1,1 - 0,1 - 0,8 động

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng là thấp; ngược lại, chỉ tiêu này quá nhỏ chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Nhìn chung ba năm qua ngân hàng đã có thể khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, biểu hiện là chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1. Nếu ngân hàng duy trì được tốc độ này thì ngân hàng sẽ khơng lo sợ tình trạng ứ động vốn, tuy nhiên chỉ ở một mức giới hạn nào đó vì nếu chỉ số này quá cao thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, nguồn vốn ngân hàng huy động được không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay. Mặc dù vốn huy động thấp hơn nhiều so với dư nợ nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo được nhu cầu vay vốn của

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày

khách hàng do ngân hàng nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng Trung ương. Năm 2008 chỉ số này có xu hướng giảm xuống còn 1,1 lần. Chỉ tiêu này giảm xuống so với năm 2007 là do trong năm này tình hình huy động vốn của ngân hàng được cải thiện, ngân hàng khơng cịn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở.

Nhìn chung qua ba năm ngân hàng đã cải thiện việc sử dụng vốn huy động của mình theo chiều hướng tích cực hơn. Hơn nữa ngân hàng đang giảm dần tỷ trọng vay vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở và cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để từ đó ngân hàng có thể tự tìm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển.

4.4.2. Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng mà Ngân hàng cho vay. Tức là phản ánh trong kỳ, với doanh số cho vay hiện có, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn.

Bảng 16: CHỈ TIÊU HỆ SỐ THU NỢ

CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU ĐVT

Doanh số thu nợ Triệu đồng Doanh số cho Triệu

vay đồng HỆ SỐ THU % NỢ NĂM NĂM 2006 2007 126.220 207.785 195.923 292.798 64,4 71,0 NĂM 2007 2008 2008 so so 2007 2006 361.635 81.565 153.850 384.180 96.875 91.382 94,1 6,6 23,1

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng luôn đạt ở mức cao (>64%). Hệ số thu nợ đạt ở mức cao cho ta thấy được công tác thu hồi nợ tại

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày

ngân hàng thực hiện rất tốt. Đạt được điều đó chính là nhờ các cán bộ tín dụng làm tốt cơng tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng do đó mà giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng địi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặc chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. 4.4.3. Vịng quay vốn tín dụng Bảng 17: CHỈ TIÊU VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU Doanh số thu nợ Dư nợ bình qn VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG

NĂM NĂM NĂM

ĐVT 2006 2007 2008 Triệu 126.220 207.785 361.635 đồng Triệu 154.811 287.965 392.843 đồng vòng 0,82 0,72 0,92

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

2007 so 2008 so 2006 2007

81.565 153.850

133.154 104.878

- 0,1 0,2

Qua bảng số liệu ta thấy vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2006 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,82 vòng, sang năm 2007 chỉ tiêu này đạt 0,72 vòng, giảm 0,1 vòng so với năm 2006, cho thấy đồng vốn của ngân hàng quay vòng chậm hơn so với năm 2006. Ta biết doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, mà trong năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ chậm kéo theo doanh số thu nợ trong năm này cũng tăng ít. Và tốc độ tăng của dư nợ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên làm cho chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng của năm này giảm xuống là điều tất yếu. Đây là lí do làm cho vịng quay vốn tín dụng năm 2007 chậm lại nhưng đây

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày

khơng phải là kết quả xấu. Đến năm 2008 thì vịng quay vốn tín dụng đạt được 0,92 vịng, đạt được kết quả như thế là do trong năm dư nợ bình quân tăng nhẹ trong khi đó doanh số thu nợ năm 2008 tăng lên rất nhanh.

Tóm lại qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự biến động nhưng rõ ràng độ biến động của chỉ tiêu này qua 3 năm không đáng kể. Tuy nhiên khơng vì thế mà ngân hàng không chú trọng đến nó nữa mà cần có những biện pháp làm cho vịng quay vốn tín dụng tăng nhanh hơn nữa. Chẳng hạn, ngân hàng cần chú trọng nhiều hơn nữa những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ trong năm. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.

4.4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 4.4.4.1. Thu nhập lãi trên chi phí lãi

Thu nhập lãi trên chi phí lãi cho ta biết được một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu thu nhập lãi. Chỉ tiêu này càng cao cho ta thấy được hiệu quả tín dụng càng cao.

Bảng 18: CHỈ TIÊU THU NHẬP LÃI TRÊN CHI PHÍ LÃI CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU Thu nhập lãi Chi phí lãi Thu nhập lãi/ Chi phí lãi

NĂM NĂM NĂM

ĐVT 2007 2008 2006 2007 2008 so so 2006 2007 Triệu 17.470 53.865 64.678 36.395 10.813 đồng Triệu 13.517 35.686 45.341 22.169 9.655 đồng Lần 1,29 1,51 1,45 0,22 - 0,06

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày

phí trả lãi thì ta sẽ thu được 1,29 đồng thu nhập từ lãi. Đến năm 2007 chỉ tiêu này là 1,51. Điều này cho thấy năm 2007 hoạt động tín dụng tại ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,45 nguyên nhân là do năm 2008, ngân hàng phải đối mặt với cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng để huy động vốn cho nên mặt bằng lãi suất tương đối cao, chi phí trả lãi chính vì thế mà cũng tăng cao. Mặc dù chỉ tiêu này có giảm nhưng giảm với tốc độ chậm, khơng đáng kể nên hoạt động tín dụng tại ngân hàng vẫn đạt hiệu quả tốt.

4.4.4.2. Thu nhập lãi trên dư nợ

Chỉ tiêu này cho ta biết được ta có bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi trên một đồng dư nợ

Bảng 19: CHỈ TIÊU THU NHẬP LÃI TRÊN DƯ NỢ

CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU Thu nhập lãi Dư nợ Thu nhập lãi/ Dư nợ

NĂM NĂM NĂM

ĐVT 2007 2008 2006 2007 2008 so so 2006 2007 Triệu 17.470 53.865 64.678 36.395 10.813 đồng Triệu 296.557 381.570 404.115 85.013 22.545 đồng Lần 0,06 0,14 0,16 0,08 0,02

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu thu nhập lãi trên dư nợ qua các năm có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006, trung bình cứ 1 đồng dư nợ ta sẽ thu được 0,06 đồng thu nhập, đến năm 2007 là 0,14 đồng và đến năm 2008 là 0,16 đồng. Điều đó cho ta thấy hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngày càng tăng, ngân hàng làm ăn càng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do ngân hàng có những chính sách hợp lý về lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày 4.4.4.3. Thu nhập lãi trên lợi nhuận

Chỉ tiêu này cho ta biết để có thể thu được một đồng lợi nhuận thì ta phải thu bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi

Bảng 20: CHỈ TIÊU THU NHẬP LÃI TRÊN LỢI NHUẬN

CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU

Thu nhập lãi

Lợi nhuận

Thu nhập lãi/ Lợi nhuận

NĂM NĂM NĂM

ĐVT 2007 2008 2006 2007 2008 so so 2006 2007 Triệu 17.470 53.865 64.678 36.395 10.813 đồng Triệu 3.597 17.400 18.270 13.803 870 đồng Lần 4,85 3,10 3,54 - 1,75 0,44

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này là 4,85 tức là 1 đồng lợi nhuận được tạo ra thì có sự tham gia của 4,85 đồng thu nhập lãi, đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 3,1, lúc này 1 đồng lợi nhuận được tạo ra thì chỉ có sự tham gia của 3,1 đồng thu nhập lãi, nguyên nhân là do năm 2007, tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi, sở dĩ mà tốc độ lợi nhuận tăng nhanh là do chi nhánh có chính sách thu chi hợp lý, làm giảm bớt những khoản chi phí khơng cần thiết. Đến năm 2008 thì chỉ tiêu này tăng lên 3,54. Nguyên nhân là do năm 2008, nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, mặt bằng lãi suất tưong đối cao làm cho khoản chi phí lãi tăng cao, thu nhập lãi cũng tăng nhưng điều đó đã làm cho tốc độ tăng của thu nhập lãi nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập, vì thế mà năm 2008 thu nhập lãi trên lợi nhuận tăng cao hơn năm 2007. Nhìn chung hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngày cao, chất lượng ngày

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày

càng tốt, có được kết quả khả quan như vậy là do ngân hàng nắm bắt được tình hình kinh tế của địa phương, có những chính sách hợp lý và hiệu quả trong cơng tác tín dụng.

4.4.5. Đánh giá rủi ro tín dụng 4.4.5.1. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ

Bảng 21: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN DƯ NỢ

CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu/ Dư nợ

NĂM NĂM NĂM

ĐVT 2007 2008 2006 2007 2008 so so 2006 2007 Triệu 2.700 1.900 4.445 - 800 2.545 đồng Triệu 296.557 381.570 404.115 85.013 22.545 đồng % 0,91 0,50 1,1 - 0,41 0,6

(Nguồn: Phịng tín dụng - Agribank Mỏ Cày)

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng rõ ràng nhất. Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là 0,91% và chỉ cịn 0,5% năm 2007 chứng tỏ trong năm này, cơng tác thu nợ và rủi ro tín dụng được Ngân hàng kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, đến năm 2008, tỷ lệ này lại tăng 1,1%. Do trong năm 2008, mặc dù việc giám sát khách hàng và nhắc nhở họ trả nợ vẫn ln được cán bộ tín dụng quan tâm thực hiện nhưng vẫn khơng tránh khỏi tình trạng một số ít khách hàng trả nợ chậm. Qua đó cho ta thấy hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày là khá tốt, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Mặc dù vậy nhưng chi nhánh cũng cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày 4.4.5.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan như kinh tế, chính trị, xã hội,…Từ đó cũng gây ra khơng ít thiệt hại cho Ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan

- Do sự chủ quan từ phía khách hàng: khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích mà cán bộ tín dụng khơng kiểm sốt được, dẫn tới vốn vay không mang lại hiệu quả kinh tế và khách hàng khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn; hoặc khách hàng khơng có thiện chí trả nợ.

- Một số trường hợp cho vay vượt quá khả năng thanh toán nên khi đến hạn thu nợ, khách hàng khơng đủ vốn tích luỹ để trả nợ cho ngân hàng.

* Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân do điều kiện bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân, làm cho kết quả kinh doanh của họ thấp, khơng có khả năng trả nợ làm phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng, bao gồm các nguyên nhân sau:

- Hiện tượng đóng băng bất động sản không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực cho vay bất động sản mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khác vì phần lớn tài sản thế chấp đều là bất động sản, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp, dẫn đến nợ tồn đọng xử lý chậm.

- Do dịch cúm gia cầm, sâu bệnh, thiên tai...làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân.

- Công tác xử lý nợ cịn chậm: Phần lớn các món nợ xấu đều có tài sản thế chấp nhưng việc phát mãi phải qua nhiều khâu thủ tục, khiến việc xử lý thu hồi nợ kéo dài, mất nhiều thời gian.

Tóm lại, nợ xấu là điều khơng thể tránh khỏi đối với hoạt động tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy, việc đề ra giải pháp để khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng phải được quan tâm sâu sắc.

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Mỏ Cày

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)