Điều kiện đảm bảo quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 25)

Điều kiện về mặt pháp luật: Trước hết, quyền bào chữa phải ghi nhận QBC như

một quyền cơ bản của con người trong TTHS. QBC là là một chế định thể hiện sự văn minh, tiến bộ của nhân loại, vì thế nó cần được ghi nhận để đảm bảo quyền con người. Thứ hai, QBC cần được quy định một cách cụ thể để có tính khả thi trên thực tế. Như đã phân tích, việc thực hiện QBC sẽ được thực hiện thông qua những quyền năng tố tụng cụ thể. Vì thế, những quyền đó cần được quy định một cách cụ thể, có tính khả thi cao, có như vậy QBC mới khơng bị coi là quyền chỉ mang tính hình thức.

Điều kiện về mặt nhận thức: Về nhận thức của các cơ quan THTT đóng một vai trị

rất lớn. Các cơ quan THTT, mà cụ thể là người THTT phải nhận thức việc thực hiện QBC khơng nhằm mục đích cản trở q trình giải quyết vụ án. Trái lại, việc thực hiện QBC cịn góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời, trong một số trường hợp luật định khơng có sự tham gia bắt buộc của NBC là một căn cứ để xác định vụ án hình sự có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Người THTT cần coi QBC là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Có như vậy, QBC mới được đảm bảo một cách chặt chẽ.

20

Nhận thức của chính người bị buộc tội. Là người đang phải có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự, người bị buộc tội cần hiểu rằng QBC là quyền tự nhiên của họ. QBC là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích thiết thân của mình. Sự nhận thức này có thể xuất phát từ chính bản thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có hiểu biết về QBC và cũng có thể thơng qua việc họ được cơ quan tiến hành tt giải thích rõ ràng về QBC của mình.

Nhận thức của NBC cũng là một điều kiện quan trọng để bảo đảm việc thực hiện quyền bào chữa. Những NBC phải nhận thức được rằng việc thực hiện QBC của họ đóng vai trị tích cực trong việc tránh xảy ra oan sai và tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Thực hiện QBC là một nhiệm vụ mang tính nhân văn sâu sắc đồng thời mang trọng trách lớn trong việc bảo đảm quyền con người. Chính vì vậy, đặt ra u cầu với NBC là họ phải có sự chủ động trong việc bào chữa, từ việc thu thập, yêu cầu tìm kiếm chứng cứ; việc gặp gỡ, tiếp xúc với người bị buộc tội để tìm hiểu về những người này; việc tìm hiểu các quyết định tố tụng, hồ sơ vụ án, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử để tìm ra căn cứ phản bác lại chứng cứ buộc tội. NBC không được tham gia bào chữa một cách thụ động, qua loa, chiếu lệ nhất là trong các trường hợp bào chữa chỉ định.

Điều kiện về mặt tổ chức: phải có lực lượng NBC đầy đủ, có chất lượng. Như đã

phân tích, việc tham gia thực hiện QBC của NBC có rất nhiều mặt tích cực so với việc tự bào chữa của người bị buộc tội. Trong những chủ thể có thể trở thành NBC, Luật sư là những NBC chun nghiệp có chun mơn kiến thức và được đào tạo bài bản. QBC sẽ được được thực hiện có hiệu quả khi có một đội ngũ luật sư đáp ứng đủ nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, một yếu tố khơng thể thiếu đó là đội ngũ Luật sư phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để không chỉ bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình mà cịn góp phần tìm ra chân lý.

21

1.7 Lịch sử hình thành và phát triển quyền bào chữa trong tố tụng Việt Nam từ năm 1945 đến trƣớc năm 2003.28

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã

chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Cùng với việc củng cố chính quyền cách mạng, cơng tác xây dựng pháp luật cũng được chú trọng. Ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33 về thành lập Tòa án quân sự đã ghi nhận: “Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác

bênh vực cho họ”. Ngay sau đó, ngày 10-10-1945, Sắc lệnh số 46 về việc quy định tổ

chức các đoàn thể luật sư cũng đã quy định tại Điều thứ 2: “Các luật sư có quyền bào

chữa ở trước tất cả các toà án hàng tỉnh trở lên và trước các toà án quân sự” và Sắc

lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 1 năm 1946 về tổ chức TA và ngạch thẩm phán cũng đã khẳng định tại Điều 46: “Các Luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các Toà án trừ

những Toà sơ cấp”. Những quy định này thể hiện một bước tiến lớn trong việc xây

dựng nên tư pháp trong một xã hội mới. Tuy nhiên, trong thời gian này, QBC chưa được nhận thức một cách đầy đủ bởi nó chỉ được đề cập thơng qua chủ yếu là quyền biện hộ của Luật sư chỉ tại phiên tịa xét xử chứ khơng phải trong mọi giai đoạn của TTHS. Ngoài ra, quyền biện hộ của Luật sư cũng chỉ tồn tại ở phiên tòa của TA đệ nhị cấp trở lên và TA quân sự, khơng có quyền này tại các phiên tịa cấp sơ thẩm.

Ngày 14 tháng 2 năm 1946, để khắc phục nhược điểm trên, Sắc lệnh số 21 về tổ chức các TAND đã quy định cụ thể hơn về QBC tại Điều 5: “bị cáo có quyền tự bênh

vực lấy hoặc nhờ luật sư hoặc người khác bênh vực cho”. Như vậy, QBC đã được thể

hiện rõ ràng bằng hai hình thức: tự bào chữa hoặc nhờ người khác là luật sư hoặc khác bào chữa cho mình. Cụ thể hóa quy định trên, Nghị định 28/NĐ của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành ngày 25 tháng 2 năm 1946 đã quy định một số nội dung cơ bản trong việc bào chữa cho bị cáo.

28

Tổng hợp và tham khảo các nguồn tài liệu: Lương Thị Mỹ Quỳnh, Bảo đảm quyền có NBC của người bị buộc tội - So sánh giữa luật TTHS Việt Nam, Đức và Mỹ, Luận án Tiến sĩ Luật học, TP.HCM, 2011. Và Nguyễn Trọng Phúc, Về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật TTHS Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2008.

22

Ngày 09-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã quy định tại Khoản 2 Điều 67: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Như vậy, QBC được ghi nhận là một quyền Hiến định với hai nội dung cơ bản là quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Đây là quy định đặt nền tảng cho sự phát triển và hoàn thiện chế định QBC trong TTHS nước ta sau này. Tiếp đó Sắc lệnh 69 ngày 18-06-1949 và Sắc lệnh số 144 ngày 22-12-1949 đã quy định chi tiết hơn về QBC. Cụ thể là Sắc lệnh số 69/SL cho phép bị cáo có thể nhờ một cơng dân khơng phải là luật sư bênh vực cho mình trước TA và tại Điều 1 Sắc lệnh số 144 ngày 22-12-1944 đã quy định về thực hiện việc bào chữa tại người bị buộc tội tại các TA thường, TA đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình. Trên tinh thần đó, ngày 02-01-1950 Bộ Tư Pháp ban hành Nghị định số 01/NĐ quy định về điều kiện trở thành bào chữa viên nhân dân. Với quy định này, bào chữa chữa viên nhân dân tham gia tố tụng sẽ có tư cách như một luật sư.

Giai đoạn từ 1954 đến trƣớc 1988: Từ năm 1954 đến 1975 là giai đoạn nước ta

cịn bị chia cắt, Miền Bắc thực hiện cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiếp viện cho chiến trường Miền Nam đang bị xâm lược. Cùng với sự thay đổi của quá trình lịch sử, chế định QBC cũng có sự chuyển biến để đáp ứng với tình hình đất nước. Hiến pháp 1959, bản hiến pháp thứ hai của nước ta cũng thêm một lần nữa khẳng định tại Điều 101: “Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”. Trên tinh thần của Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 cũng đã quy định về quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa cho mình. Cụ thể hóa hai quy định trên, ngày 09-09-1967, Tịa án nhân dân tối cao ban hành Thơng tư số 06/TC hướng dẫn việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo. Thông tư này đã quy định một số quyền cụ thể của người bị buộc tội như quyền được thay đổi người THTT, quyền đề xuất chứng cứ, được phát biểu lời cuối cùng… Đặc biệt, Thơng tư cịn xác định một số trường hợp bắt buộc phải chỉ định NBC cho bị cáo là: Vụ án có ảnh hưởng chính trị lớn, vụ án mà bị cáo là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần; vụ án mà bị cáo có thể bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình. Đối với những trường hợp khác, nếu bị cáo tha thiết yêu cầu thì TA cũng cố gắng cử NBC cho họ. Ngày 27-08-1974, Thông tư số 16-TATC đã đề cập đến trường hợp bắt buộc phải chỉ định NBC nếu bị cáo là người chưa thành niên. Từ năm 1975 đến trước

23

khi Bộ luật TTHS đầu tiên ra đời là quá trình nước ta thống nhất để khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội. Những quy định về QBC đã ban hành trước đó có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Tiếp tục kế thừa quy định của hai bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1980 tiếp tục khẳng định tại Điều 133: “Quyền bào chữa của bị cáo

được đảm bảo. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.” Quy định này đã khẳng định vai trò của tổ chức luật sư tỏng việc đảm bảo

QBC của người bị buộc tội. Cụ thể hóa quy định này ngày 31-10-1983 Bộ Tư pháp ban hành Thơng tư số 691/QLTPK về cơng tác bào chữa tồn quốc.

Giai đoạn từ 1988 đến trƣớc năm 2003: Ngày 28-06-1988, Bộ luật TTHS đầu tiên của nước ta được thông qua, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử lập pháp nói chung và chế định QBC nói riêng. Theo đó, Điều 12 của Bộ luật đã ghi nhân một nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan Điều tra,

Viện kiểm sát, Tịa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo quyền bào chữa của họ”.

Như vậy với nguyên tắc này, QBC không chỉ thuộc về bị cáo mà mở rộng đến đối tượng là bị can ở giai đoạn điều tra. Cùng với Bộ luật TTHS 1988, Hiến pháp 1992, bản hiến pháp ban hành trong thời kì Đổi mới tiếp tục khẳng định: “Quyền bào chữa của bị cáo

được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nhằm đảm bảo

QBC, Luật Tổ chức TAND năm 2002 cũng quy định trách nhiệm của TA trong việc đảm bảo QBC của bị cáo. Tuy nhiên, việc quy định QBC nằm trong Chương X về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chưa thể hiện rõ ràng ý nghĩa của QBC với tư cách là một quyền cơ bản và cao quý của con người.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo QBC của bị can bị cáo nhưng các quy định của Bộ luật TTHS 1988 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, đồng thời công tác áp dụng pháp luật cũng cịn nhiều vướng mắc. Chính vì vậy việc sửa đổi, bổ sung các quy định về QBC thực sự là một nhu cầu thiết yếu xuất phát cả từ lý luận và thực tiễn.

24

CHƢƠNG II. PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ QUYỀN BÀO CHỮA

2.1. Pháp luật thực định về chủ thể của quyền bào chữa và chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa

Nguyên tắc đảm bảo QBC của bị can, bị cáo đã được quy định Điều 132 Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. Cụ thể hóa quy định tiến bộ đó, BLTTHS 2003 tiếp tục khẳng định đây là một nguyên tắc đặc thù và quan trọng trong quá trình tố tụng. Qua nguyên tắc đảm bảo QBC tại Điều 11, BLTTHS năm 2003 đã xác định chủ thể của QBC và chủ thể có trách nhiệm bảo đảm QBC. Điều 11 BLTTHS quy định:

“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào

chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữa, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Chủ thể của QBC theo quy định của BLTTHS năm 2003 bao gồm: người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Sự buộc tội đối với người bị tạm giữ được thể hiện qua những căn cứ để tạm giữ và Quyết định tạm giữ đối với họ. Việc bổ sung chủ thể của QBC còn là người bị tạm giữ thể hiện một sự tiến bộ của BLTTHS năm 2003 so với Bộ luật năm 1988. Điều này thể hiện nhận thức tiến bộ về quyền con người của người bị buộc tội nói chung và QBC của người bị tạm giữ nói riêng. Ghi nhận QBC cho người bị tạm giữ tức là tạo điều kiện để họ bác bỏ những căn cứ tạm giữ vô lý đối với họ. Theo ý kiến cá nhân, tác giả cho rằng đây là một quy định đã tiếp cận được với chuẩn mực chung trong việc đảm bảo quyền con người theo pháp luật quốc tế. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Sự buộc tội với họ được thể hiện bằng việc tại quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ bị can bị truy tố vì tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Có thể nói, quyết định

25

khởi tố bị can là sự buộc tội chính thức và trực tiếp đầu tiên đối với người bị buộc tội. Bị cáo là người đã bị TA quyết định đưa ra xét xử. Với quyết định đưa vụ án ra xét xử tư cách bị can sẽ chuyển sang tư cách bị cáo. Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ nhân thân bị cáo cũng như tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà VKS áp dụng đối với bị cáo. Như vậy, quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở để TA xem xét sự buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa sắp được mở.

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng QBC phát sinh khi một người bị tạm giữ. Từ thời điểm đó QBC tồn tại song song với sự buộc tội. Thời điểm kết thúc của QBC cũng là thời điểm mà sự buộc tội với một cá nhân chấm dứt. Như vậy, thời điểm kết thúc muộn nhất của QBC là thời điểm mà tư cách bị cáo khơng cịn nữa. Đó là khi có bản án có hiệu lực pháp luật của TA.

Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm QBC của người bị buộc tội là các cơ quan

THTT bao gồm CQĐT, VKS, TA. Theo quy định của Điều 10 thì CQĐT, VKS, TA là những cơ quan có trách nhiệm xác định sự thật vụ án. Do đó, trong q trình xác định

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 25)