Pháp luật thực định về nội dung quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 32)

2.2.1. Pháp luật thực định về quyền tự bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị

cáo

Như đã trình bày ở chương I, quyền tự bào chữa là việc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (gọi chung là người bị buộc tội) tự mình sử dụng các quyền mà pháp luật trao cho họ để nhằm để bác bỏ một phần hay toàn bộ việc buộc tội cũng như nhằm làm giảm trách nhiệm hình sự cho mình. Các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định tại Điều 48, 49, 50 BLTTHS. Tuy nhiên trong những quyền này không phải những quyền nào cũng nằm trong phạm vi của QBC. Với mục đích bác bỏ sự buộc tội đối với mình, quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thể hiện bằng những nội dung sau đây: Được biết về sự buộc tội đối với mình; được biết mình bị buộc tội từ những chứng cứ nào và được những chủ thể nào thu thập, đánh giá; được hiểu rõ các quyền của mình; trình bày quan điểm về sự buộc tội hoặc về những tình tiết gỡ tội cho mình; được đưa ra những tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự. Quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thể hiện qua nhiều cấp độ khác nhau, từ việc biết được thông tin đến việc hiểu về quyền và cuối cùng là sử dụng những hiểu biết này để sử dụng cho việc tự chứng minh của họ. Quyền tự bào chữa của người bị buộc tội bắt đầu phát sinh cũng như tồn tại song song với sự “buộc tội” và được thể hiện rõ ràng nhất tại giai đoạn xét xử.

Trước tiên, nhằm tự bào chữa cho mình người bị buộc tội cần được biết về sự buộc tội đối với họ. Đây là nội dung đầu tiên của quyền tự bào chữa của người bị buộc tội.

Muốn tự bào chữa, họ phải biết được sự buộc tội đối với mình là như thế nào và nguyên nhân của sự buộc tội này. Nếu người bị buộc tội khơng biết mình bị buộc tội và bởi những hành vi nào họ sẽ không thể định hướng được mục tiêu, phương hướng của hoạt động bào chữa và còn cho người bị buộc tội một khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị

27

cho việc bào chữa29. Được biết về thông tin của sự buộc tội là quyền của người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo và là trách nhiệm của các cơ quan THTT. Quyền này được thể hiện bằng việc người bị tạm giữ được biết lý do mình bị tạm giữ, bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì, bị cáo có quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử và được nghe tuyên án cũng như nhận bản án, quyết định sơ thẩm. Tuy có những cách quy định khác nhau nhưng đây đều là những quyền thuộc về người bị buộc tội với mục đích thơng tin cho họ nắm về sự việc buộc tội với mình. Với việc được nắm rõ được việc buộc tội với mình, người bị buộc tội sẽ được tạo điều kiện để đặt mục tiêu tự bào chữa cụ thể.

Nhằm tự bào chữa, người bị buộc tội cần biết được họ bị buộc tội bởi những chứng cứ nào và được những chủ thể nào thu thập, đánh giá. Cơ sở để buộc tội một

người là chứng cứ mà các cơ quan THTT thu thập được. Ngược lại, sự gỡ tội cũng chỉ chủ yếu dựa trên cơ sở là chứng cứ30. Do đó, pháp luật TTHS cần phải ghi nhận việc người bị buộc được biết các chứng cứ buộc tội để có điều kiện bác bỏ những chứng cứ khơng có căn cứ, thiếu khách quan. Quyền này của người bị buộc tội được cụ thể hóa qua việc sau khi kết thúc điều tra bị can được nhận bản kết luận điều tra được nhận bản cáo trạng sau khi VKS ra quyết định truy tố. Đối với trường hợp bị can có u cầu thì họ sẽ được cơ quan đã trưng cầu giám định thông báo về nội dung giám định. Được nhận kết quả giám định là một quyền có vai trị hỗ trợ việc tự bào chữa của bị can vì bản kết luận giám định là một nguồn chứng cứ có giá trị cao. Để đảm bảo sự khách quan trong việc giải quyết vụ án hình sự, thì bị can, bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi người THTT – những người thu thập, đánh giá những chứng cứ liên quan đến sự buộc tội, gỡ tội với họ. Chẳng hạn, bị cáo biết rằng người THTT đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc những người thân thích của những người này thì họ có quyền u cầu thay đổi người THTT theo Điều 43 BLTTHS. Bởi nếu người THTT khơng có sự khách quan trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ thì họ sẽ khiến người bị buộc tội bị oan sai hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn so với hành vi phạm tội và nhân

29 Nguyễn Bá Ngừng, chú thích số 16, tr.123.

28

thân của họ. Để tránh những hậu quả đó, quyền thay đổi người THTT như một trong những cách thức để nhằm mục đích ngăn chặn sự buộc tội thiếu khách quan.

Để có thể thực hiện việc tự bào chữa, người bị buộc tội được giải thích để nắm rõ các quyền của mình. Theo quy định của BLTTHS thì người bị buộc tội không chỉ được

thơng tin – biết về các quyền của mình mà họ phải được giải thích về vấn đề này. Điều này có nghĩa là người THTT phải giải thích cặn kẽ để người bị buộc tội được hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là các khái niệm “tự bào chữa”, “nhờ NBC”, “trình bày lời khai”, “đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”... Có thể thấy rằng mức độ “hiểu” có yêu cầu cao và khắt khe hơn so với mức độ “biết”. Người bị buộc tội không thể sử dụng các quyền của mình nếu khơng hiểu được nội dung các quyền đó. Việc được hiểu rõ các quyền của mình sẽ trang bị một số hiểu biết và tạo cơ sở để người bị buộc tội có thể tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa.

Quyền được trình bày quan điểm về sự buộc tội và các tình tiết gỡ tội để tự bào chữa của người bị buộc tội. Đối với người bị tạm giữ, bị can họ có quyền trình bày lời

khai. Đối với bị cáo, họ có quyền trình bày ý kiến tại Tịa. Cùng với quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu đây là những quyền thể hiện rõ nhất nội dung quyền tự bào chữa người bị buộc tội. Với những quyền này, họ được bày tỏ quan điểm của mình về việc

chứng minh tình trạng phạm tội của họ, từ đó thể hiện quan điểm bào chữa31. Việc trình

bày lời khai, ý kiến của người bị buộc tội là quyền không phải là nghĩa vụ của họ. Qua việc trả lời những câu hỏi của Điều tra viên, Kiểm sát viên, thành viên Hội đồng xét xử, NBC, hoặc tự mình trình bày, người bị buộc tội có thể đưa ra những tình tiết có lợi để chứng minh mình vơ tội hoặc hoặc những tình tiết, lý do để giảm trách nhiệm hình sự cho mình. Đồng thời, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khơng có nghĩa vụ phải khai báo, thừa nhận những căn cứ buộc tội bất lợi cho họ. Trong trường hợp, người bị buộc tội từ chối khơng khai báo thì họ cũng cũng khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.

Quyền được trình bày quan điểm về sự buộc tội của người bị buộc tội trong pháp luật TTHS Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc nguyên tắc xác định sự thật vụ án theo

29

Điều 10 BLTTHS: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Bị

can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh mình vơ tội”. Ngun tắc này

tương đồng với pháp luật TTHS một số nước với ngun tắc khơng ai có nghĩa vụ buộc

tội chính mình (no man is bound to accuse himself). Cùng xuất phát từ quan điểm này

nhưng pháp luật TTHS một số nước quy định, người bị buộc tội có quyền im lặng. Tại Mỹ, quyền im lặng là một trong những quyền phải được thơng báo, giải thích cho người bị buộc tội ngay khi họ bị bắt. Việc thông báo về quyền im lặng xuất phát từ án lệ

Miranda v. Arizona, một trong những án lệ nổi tiếng trong TTHS Mỹ32. Theo ý kiến cá

nhân của tác giả, quyền im lặng có nội hàm rộng hơn thể hiện rõ ràng hơn quyền tự bào chữa của người bị buộc tội. Quyền im lặng bao gồm hai nội dung: quyền được giữ im lặng khơng khơng khai báo và quyền được trình bày ý kiến, lời khai dưới sự tư vấn của NBC khi thấy sự giữ im lặng khơng cịn cần thiết. Trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ, quyền im lặng (right to remain silent) có mối liên hệ mật thiết với quyền khơng phải buộc tội chính mình (right against self- incrimination)33. Khi người bị buộc tội có quyền im lặng thì anh ta sẽ khơng có nghĩa vụ trình bày, bởi những lời trình bày đó có thể sẽ được dùng làm bằng chứng buộc tội chống lại chính anh ta. Tuy nhiên, với cách quy định về các quyền trình bày lời khai, ý kiến theo BLTTHS 2003 có thể gây ra hiểu lầm rằng quyền của người bị buộc tội chỉ được thể hiện dưới dạng hành động (trình bày lời khai) chứ không đề cập đến quyền ở dạng không hành động (giữ im lặng, không khai báo).

Người bị buộc tội có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu nhằm tự bào chữa cho mình. Với mục đích tự bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền đưa ra các tài

liệu, đồ vật như: sổ sách, hóa đơn, chứng từ, dụng cụ có liên quan đến vụ án. Những tài liệu, đồ vật này thường có ý nghĩ gỡ tội nhằm mục đích chứng minh họ khơng có tội hoặc chứng minh họ có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi người bị buộc tội đưa ra những tài liệu, đồ vật thì CQĐT, VKS, TA có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, đồ vật đó. Nếu các tài liệu, đồ vật mà người bị buộc tội

32 Xem thêm, Miranda v. Arizona, 384 US 436, 448–50, 455 (1966).

33 Xem thêm, “Right against self- incrimination” và “Right to remain silent”, Bryan A. Garner, Black’s Law dictionary, Seventh Edition, NXB ST.Paul, Minn, 1999, tr.1324, 1327

30

đưa ra có đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ bao gồm: (1) tính khách quan; (2) tính liên quan; (3) tính hợp pháp thì các cơ quan THTT sẽ xác định đây là chứng cứ. Theo quy định của BLTTHS 2003, thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khơng có quyền thu thập chứng cứ. Vì vậy, họ chỉ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và những tài liệu, đồ vật đó khơng đương nhiên được coi là chứng cứ.

Việc thực hiện quyền đưa ra yêu cầu là một trong những hình thức tham gia của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vào hoạt động chứng minh. Với tư cách là người tham gia tố tụng họ khơng có quyền thu thập chứng cứ nên quyền được yêu cầu được coi như phương tiện để gián tiếp chứng minh cho việc gỡ tội của mình. Các yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thường là: lấy lời khai người làm chứng, tiến hành khám xét, yêu cầu giám định, yêu cầu cung cấp tài liệu, đồ vật của các cá nhân, tổ chức, yêu cầu xem xét thêm vật chứng… Tuy nhiên, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền đưa ra các u cầu cịn việc xem xét tính phù hợp và chấp nhận các yêu cầu đó là trách nhiệm thuộc về các cơ quan THTT. Nói tóm lại, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là quyền tự bào chữa hữu hiệu và thực tế của người bị buộc tội, nhằm bác bỏ những căn cứ, cơ sở buộc tội.

Quyền tự bào chữa của của người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Hoạt động xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bởi vì trong hoạt động này sự buộc tội đối với một cá nhân sẽ được đem ra xem xét một

cách cơng khai trước phiên tịa với sự tham gia của các bên tố tụng34. Vì thế, QBC trong

giai đoạn xét xử hội tụ và thể hiện đầy đủ nhất. Ngoài những quyền tự bào chữa giống người bị tạm giữ và bị can, quyền tự bào chữa của bị cáo cịn thể hiện tính đặc trưng qua các quyền là: quyền tham dự phiên tòa, quyền tranh luận tại phiên tịa, quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án, quyền kháng cáo bản án, quyết định của TA (Điều 50 BLTTHS).

Đầu tiên, bị cáo có quyền tham dự phiên tịa, đây là quyền tiên quyết để bị cáo có thể thực hiện việc tự bào chữa tại phiên tòa. Tham dự phiên tịa là quyền của bị cáo vì họ sẽ được chứng kiến quá trình buộc tội của Kiểm sát viên, quá trình xét hỏi, tranh luận

31

tại phiên tòa.Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ pháp lý của bị cáo. Trong khi dự phiên tịa, bị cáo có quyền được trình bày ý kiến về bản cáo trạng và tranh luận với Kiểm sát viên về các vấn đề trong vụ án. Thông qua việc này, bị cáo có thể chỉ ra những điểm thiếu cơ sở trong quá trình buộc tội. Tranh luận tại phiên tòa là hoạt động biểu hiện rõ nét nhất của tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Tiếp theo, quyền được nói lời sau cùng là quyền tự bào chữa đặc trưng của bị cáo. Việc quy định quyền này nhằm tạo điều kiện để bị cáo có cơ hội trình bày thái độ, quan điểm cá nhân, nguyện vọng của mình trước khi Hội đồng xét xử ra những quyết định về vụ án. Qua lời sau cùng của mình, bị cáo có thể khẳng định thêm một lần nữa về sự vơ tội của mình, đưa ra nguyện vọng được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc trình bày về các tình tiết mới của vụ án. Do đó, Điều 220 BLTTHS quy định nếu trong lời sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Quyền kháng cáo cũng là một quyền đặc thù của bị cáo. Khi nhận được bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm và thấy rằng bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp hoặc quá nặng, bị cáo có quyền kháng cáo để bảo vệ mình. Việc kháng cáo của bị cáo là một trong những căn cứ để phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm, nơi mà họ tiếp tục được hưởng những quyền tự bào chữa cho mình. Điều 231 BLTTHS 2003 quy định: bị cáo có quyền kháng cáo tồn bộ bản án cả về trách nhiệm hình sự lẫn bồi thường thiệt hại và một số vấn đề khác của bản án. Bị cáo đã được tuyên không phạm tội có quyền được kháng cáo phần lý do của bản án đã tun là họ khơng có tội.

Có ý kiến cho rằng, quyền khiếu nại cũng là một bộ phận của quyền tự bào chữa

của người bị buộc tội35. Tuy nhiên tác giả cho rằng, quyền này không nằm trong phạm

vi quyền tự bào chữa của người bị buộc tội. Chính xác hơn, quyền này là bộ phận của quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể tham gia tố tụng. Vì mục đích của quyền tự bào chữa chỉ giới hạn ở việc bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chính họ. Như đã trình bày ở Chương I của khóa luận, QBC và quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là hai quyền khác nhau. Mục đích của quyền khiếu nại là bảo vệ quyền và lợi ích chung cho

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)