Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quyền bào chữa trong tố tụng hình

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 68 - 79)

3.3. Định hướng hoàn thiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

3.3.2. Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quyền bào chữa trong tố tụng hình

sự Việt Nam

Kiến nghị 1: Chuyển quy định tại Khoản 7 Điều 108 trong Chương Tòa án nhân

dân, Viện kiểm sát nhân dân sang Điều 32 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân, có nội dung như sau: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự

được đảm bảo. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”. Quy định như

vậy sẽ khẳng định được tính chất tự nhiên của QBC và là một trong những quyền cơ bản của con người trong TTHS. QBC được đặt bên cạnh quyền được sử dụng trợ giúp pháp lý tại Khoản 3 Điều 32 Dự thảo sẽ bổ sung làm rõ được mối quan hệ biện chứng của hai khái niệm này.

Kiến nghị 2: Bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào BLTTHS. Muốn đảm bảo được

QBC có tính khả thi, các chủ thể “gỡ tội” có sự bình đẳng với bên buộc tội thì sự bổ sung nguyên tắc tranh tụng là cần thiết. Nguyên tắc tranh tụng cần được ghi nhận với nội dung: sự thật khách quan của vụ án hình sự phải là kết quả quá trình tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện và là cơ sở để các chủ thể thực hiện QBC phát huy hết khả năng của mình đồng thời cũng là định hướng xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cùng với việc bổ sung nguyên tắc tranh tụng, cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS để phù hợp với nguyên tắc này như: việc thu thập chứng cứ, việc tranh luận tại phiên tòa, việc tham gia tố tụng của NBC trong giai đoạn Điều tra. Chẳng hạn, trong quá trình xét xử thì phần tranh luận tại phiên tòa phải được quy định như trung tâm của q trình xét xử, đồng thời phải có cơ chế nghiêm ngặt để buộc Kiểm sát viên phải tranh luận với bên bào chữa.Việc sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến nguyên tắc tranh tụng sẽ tạo tiền đề để thực QBC có hiệu quả.

63

Kiến nghị 3: Chỉnh sửa cách quy định tại Điều 11 BLTTHS có nội dung như sau:

“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào

chữa…”. Từ đó, các quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 48, điểm e Khoản 1 Điều 49,

điểm e Khoản 1 Điều 50 BLTTHS cần được chỉnh sửa như sau: “ Tự bào chữa và nhờ

người khác bào chữa”. Quy định như vậy sẽ làm rõ sự bổ sung, không tách biệt hay triệt

tiêu lẫn nhau của hai quyền này.

Kiến nghị 4: Mở rộng quyền cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo:

Thứ nhất, quy định cho những chủ thể này có quyền im lặng. Quyền im lặng được

quy định không chỉ trong các pháp luật quốc gia mà cịn thể hiện trong tư pháp hình sự quốc tế. Tại Điều 67 Cơng ước Roma về quy chế Tồ án hình sự quốc tế quy định người bị buộc tội: “Không bị buộc phải khai nhận tội và được giữ im lặng mà sự im lặng đó

khơng bị coi là có một lý do để xác định bị cáo có tội hay vơ tội”. Được giữ im lặng

trước những lời buộc tội là bước đầu tiên để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể bào chữa cho mình. Đồng thời, khi được giữ im lặng, người bị buộc tội sẽ không phải đưa ra lời khai – một loại chứng cứ để chống lại mình và đây cũng là một trong những cách để họ tự bào chữa. Bổ sung quyền im lặng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ phù hợp với pháp luật TTHS quốc tế.

Thứ hai, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền được sử dụng trợ giúp pháp lý

của NBC. Đây là một quyền năng quan trọng bổ trợ hữu hiệu cho QBC. Khi người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý họ sẽ biết cách sử dụng các quyền của mình một cách tích cực và hiệu quả. Qua quyền trợ giúp pháp lý, người bị buộc tội có thể có những thơng tin và kiến thức cơ bản nhằm phục vụ bào chữa cho mình.

Thứ ba, bị can, bị cáo có quyền được xem được xem hồ sơ, được sao chép hồ sơ,

được ghi chép tài liệu hồ sơ liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra và được sử dụng những ghi chép, sao chụp được đưa ra trước tòa. Là những người bị buộc tội, bị can, bị cáo cần phải biết những chứng cứ nào chống lại mình. Do đó, bị can, bị cáo cần phải biết cơ quan THTT đã thu giữ được những tài liệu, đồ vật nào, có những

64

nguồn chứng cứ nào để buộc tội từ đó mới chuẩn bị việc bào chữa. Đồng thời, cần phải có phải cơ chế để bảo đảm việc bị can, bị cáo không vi phạm việc bảo quản hồ sơ, tài liệu của vụ án cũng như việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng, người bị hại. Nếu bị can, bị cáo có những hành vi cố tình phá hoại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến người bị hại, người làm chứng thì họ sẽ khơng được sử dụng quyền này nữa.

Thứ tư, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu. Việc

bên gỡ tội mà cụ thể là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ là điều kiện quan trọng để có tố tụng cơng bằng. Bởi chứng cứ là phương tiện chứng minh thiết yếu để có thể bào chữa cho họ. Khi cả bên buộc tội và gỡ tội đều có quyền đưa ra chứng cứ thì Hội đồng xét xử sẽ trở thành trọng tài để xem xét chứng cứ của hai bên. Điều này sẽ phù hợp và thể hiện rõ ràng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước TA của bên buộc tội và gỡ tội theo Điều 19 BLTTHS 2003. Khi bên gỡ tội và buộc tội đều có quyền đưa ra chứng cứ thì hai bên này có thể chỉ ra được tính khơng có cơ sở của chứng cứ của bên kia, nhằm bác bỏ những chứng cứ này.

Thứ năm, cùng với việc cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền được đưa ra

chứng cứ cần sửa đổi quy định về chứng cứ để phù hợp với việc bên gỡ tội được đưa ra chứng cứ. Theo đó, quy định tại Điều 64 BLTTHS về chứng cứ cần được sửa như sau: “Chứng cứ là những gì có thật, do cơ quan tiến hành tố tụng, người bị tạm giữ, bị can,

bị cáo, người bào chữa đưa ra có giá trị chứng minh có hay khơng có tội phạm, người phạm tội và các vấn đề khác của vụ án hình sự”. Điều 74 về vật chứng cũng cần được

sửa đổi theo hướng vật chứng là những vật không chỉ để chứng minh tội phạm mà cịn dùng để chứng minh bị can, bị cáo vơ tội.

Thứ sáu, quy định cho người bị tạm giữ, bị can có quyền từ chối lấy lời khai, hỏi

cung nếu khơng có NBC. Quy định quyền này sẽ đảm bảo hai hoạt động trên sẽ diễn ra khách quan, đúng pháp luật. Sự có mặt của NBC sẽ giúp người bị tạm giữ, bị can cảm thấy an tâm, bình tĩnh hơn. Hơn nữa, sự có mặt này cịn góp phần bảo đảm việc Điều tra viên khơng thể đánh đập, mớm cung, ép cung đối với người bị tạm giữ, bị can. Ngoài ra,

65

khi NBC có mặt trong q trình lấy lời khai, hỏi cung sẽ giảm hiện tượng ra trước tòa, bị cáo phản cung hoặc tố cáo việc mớm cung. Nên nghiên cứu quy định việc NBC có mặt bắt buộc trong buổi hỏi cung đầu tiên sau khi có quyết định khởi tố bị can, buổi hỏi cung khi bị can nhận tội. Bởi với điều kiện hiện tại của nước ta thì quy định này sẽ gặp khó khăn khi thực hiện, nhưng trong tương lai khi lực lượng NBC đã phát triển thì quy định này là cần thiết.

Kiến nghị 5: Quy định cụ thể các đối tượng mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có

thể nhờ để trở thành NBC.

Thứ nhất, cần quy định một điều luật hoặc một hướng dẫn cụ thể về người đại diện

hợp pháp. Theo đó người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có thể là cha mẹ, người giám hộ, người được TA chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo ý kiến tác giả, vẫn cần quy định việc gười đại diện hợp pháp có thể được lựa chọn để trở thành NBC cho người bị buộc tội. Bởi là những người thân thiết với người bị buộc tội, người đại diện hợp pháp sẽ có điều kiện được hiểu biết về nhân thân, hoàn cảnh, tâm lý cũng như nhiều thuận lợi khác để thực hiện QBC một cách hiệu quả.

Thứ hai, quy định cụ thể về bào chữa viên nhân dân. Cần có quy định về khái

niệm, tiêu chuẩn để trở thành Bào chữa viên nhân dân. Đồng thời cần có một văn bản thống nhất về quy chế hoạt động cũng như tổ chức của Bào chữa viên nhân dân. Theo ý kiến tác giả, nên mở rộng các đối tượng có thể trở thành NBC với tư cách bào chữa viên nhân dân. Theo đó, những người có kiến thức về pháp luật nhưng khơng phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc hoặc những thành viên của mặt trận cũng có thể trở thành NBC với tư cách bào chữa viên nhân dân.

Kiến nghị 6: bỏ quy định cho phép NBC được tham gia tố tụng từ khi kết thúc

điều tra theo quyết định của Viện trưởng VKS cho phép đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều này thể hiện sự bình đẳng của người bị tạm giữ, bị can trong trường hợp này với các trường hợp thông thường khác. Đồng thời, đối với các tội xâm phạm an

66

ninh quốc gia tương đối phức tạp và nhạy cảm, vì thế sự tham gia của NBC ngay từ đầu sẽ đảm bảo được tính khách quan, minh bạch của pháp luật. Ngồi ra, do tính chất của tội phạm này nên cần phải quy định chặt chẽ việc giữ bí mật điều tra của NBC đối với trường hợp này.

Kiến nghị 7: sửa đổi, bổ sung các quyền của NBC nhằm phục vụ cho việc bào

chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Thứ nhất, NBC được quyền thu thập, tìm kiếm và đưa ra chứng cứ. Cũng giống

như, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo NBC cũng là một chủ thể thực hiện QBC. Vì vậy, sẽ là hợp lý nếu họ cũng được quyền thu thập chứng cứ và dùng những chứng cứ đó để bào chữa cho người bị buộc tội. BLTTHS cần quy định cụ thể về cách thức và hình thức thu thập chứng cứ của NBC. Đồng thời, BLTTHS cũng cần phải quy định cơ chế bảo đảm cơ quan THTT hỗ trợ NBC trong việc thu thập và tìm kiếm chứng cứ có như vậy thì quyền này mới mang tính khả thi cao.

Thứ hai, NBC được quyền đặt câu hỏi trong quá trình lấy lời khai người bị tạm

giữ, hỏi cung bị can mà khơng cần phải có sự đồng ý Điều tra viên. Để NBC thực sự chủ động trong quá trình lấy lời khai hoặc hỏi cung họ cần có quyền đặt ra câu hỏi mà khơng cần có sự cho phép hay đồng ý của Điều tra viên. Có như vậy, NBC mới phát huy được khả năng của mình trong việc tìm kiếm chứng cứ gỡ tội từ lời khai của người bị tạm giữ, bị can.

Thứ ba, NBC được CQĐT thông báo về địa điểm, thời gian lấy lời khai người bị

tạm giữ, bị can. Kể từ khi được tham gia tố tụng, NBC phải được CQĐT thông báo về địa điểm, thời gian lấy cung mà không cần phải đề nghị cơ quan này. Đây là quyền đương nhiên của NBC mà không cần đến việc họ phải đề nghị đến CQĐT.

Thứ tư, NBC được tiếp xúc riêng với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà không bị

giới hạn về mặt thời gian. Theo quy định hiện hành, việc tiếp xúc giữa NBC và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cịn gặp rất nhiều bất cập. Do đó, cần quy định cụ thể về cách thức và thủ tục cụ thể việc tiếp xúc giữa các chủ thể này. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc này

67

khơng được giới hạn về thời gian, tạo điều kiện để NBC có thể nắm bắt được thơng tin từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Do đó, cần xây dựng cơ chế để NBC được tiếp xúc riêng với người bị buộc tội một cách có hiệu quả. Việc trao đổi thư tín giữa NBC với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng cần được quy định, trừ trường hợp liên quan đến các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc ảnh hưởng đến bí mật điều tra.

Kiến nghị 8: Mở rộng đối tượng được quyền có NBC chỉ định. Đó là trường hợp

bị can, bị cáo bị truy tố theo khung hình phạt có mức án cao nhất là 20 năm, chung thân theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Đây là những trường hợp tuy khơng có nguy cơ bị tước đi quyền sống nhưng phải đối mặt với việc bị cách ly với xã hội trong một thời gian rất dài nên rất cần có NBC. Trường hợp thứ hai, bị can , bị cáo là đối tượng thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. (Hiện nay, tiêu chuẩn hộ nghèo được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ). Do khó khăn về kinh tế nên trong trường hợp này, bị can, bị cáo và gia đình họ khó có khả năng để mời NBC nên pháp luật cần tạo điều kiện để họ có NBC. Vì thế, khi bị can, bị cáo hoặc gia đình họ có u cầu thì các cơ quan THTT sẽ có trách nhiệm chỉ định có trách nhiệm bảo đảm quyền có NBC chỉ định cho họ.

Kiến nghị 9: Quy định rõ ràng về nội dung quyền từ chối, thay đổi NBC chỉ định.

Cần tách biệt hai trường hợp, những bị can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình với trường hợp họ là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần thể chất.

Đối với trường hợp, bị can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình thì họ cần có quyền từ chối NBC trong trường hợp cơ quan THTT đã chỉ định cho họ. Tuy nhiên, cần phải có những điều kiện sau đây:

 Bị can, bị cáo là phải tự nguyện và nhận thức đầy đủ về hành vi từ chối của mình.

68

 Việc từ chối phải được lập thành văn bản có chữ ký của bị can, bị cáo đó68.

Đối với trường hợp, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì cần thống nhất cách quy định của Nghị quyết 03 – 2004 về vấn đề này trong các giai đoạn tố tụng. Quyền từ chối NBC chỉ có hiệu lực khi có ý kiến của cả đại diện hợp pháp và của bị can, bị cáo và sự chấp nhận của của TA.

Kiến nghị 10: Về giới hạn xét xử của TA và QBC của bị cáo. Tác giả đồng ý với

quan điểm cho rằng cần sửa đổi Điều 196 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử theo hướng để TA trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vượt quá giới hạn truy tố

của VKS nếu điều đó làm bất lợi cho việc bào chữa của bị cáo69. Bởi vì TA là cơ quan

có chức năng xét xử và không phải là cơ quan buộc tội. Nếu trong trường hợp này, TA xét xử theo tội có khung hình phạt cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc bị cáo được quyền có

Một phần của tài liệu Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)