Cơ chế hoạt động của tập thể ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về ngƣời đại diện của công ty theo pháp luật úc và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

cơng ty

Trƣớc hết cần tìm hiểu về mơ hình quản trị cơng ty ở Việt Nam và vị trí của NĐD theo pháp luật trong mơ hình quản trị này. Theo đó, bộ máy quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam khơng đƣợc tổ chức theo bất kỳ mơ hình quản trị công ty thông dụng nào trên thế giới, thƣờng thấy nhƣ hội đồng đơn (unitary board hay

one-tier/single tier board) nắm đồng thời quyền quản lý, điều hành, giám sát và hội

đồng kép (dual board hay two-tier board) với hội đồng quản lý, điều hành và hội đồng giám sát hoạt động độc lập. Trong hai loại hình cơng ty phổ biến ở Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, mơ hình quản trị cơng ty đƣợc thiết kế với cấu trúc bao gồm Chủ tịch công ty/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị nắm quyền quản lý75, Giám đốc/Tổng giám đốc nắm quyền điều hành76

, Ban kiểm soát/Kiểm soát viên nắm quyền kiểm soát77. Có thể thấy, tổ chức bộ máy quản lý, điều hành công ty ở nƣớc ta không câu nệ ở tính hình thức mà tập trung vào tính mục đích của việc phát triển công ty78. Cơ cấu tổ chức công ty tập trung vào vấn đề tổ chức các bộ máy đầu não với các chức danh quản lý, điều hành cụ thể mà không tập trung vào NĐD theo pháp luật của công ty.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi sắc nên kéo theo các chủ thể kinh doanh thƣờng không đƣợc tổ chức bài bản hoặc đƣợc tổ chức với quy mô vừa và nhỏ. Đa phần công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần thƣờng có số lƣợng thành viên/cổ đơng khơng quá lớn, cách xa so với giới hạn tối đa mà LDN năm 2014 quy định79. Số lƣợng thành viên/cổ đơng ít ỏi thƣờng kèm theo những đặc điểm là số vốn đầu tƣ không nhiều, quy mô công ty khơng lớn nên nhu cầu có nhiều NĐD theo pháp luật ít khi phát sinh. Nếu chỉ với một vài NĐD thì việc kiểm sốt hành động của họ khi hoạt động riêng lẻ có thể thực hiện mà khơng gặp nhiều khó khăn. Nhƣng khi một cơng ty cần q nhiều NĐD thì hoạt động của họ phải có tổ chức và phải đƣợc giám sát bởi các cơ chế nghiêm ngặt. LDN năm 2014 thừa nhận việc một cơng ty có thể có nhiều NĐD theo pháp luật nhƣng lại khơng quy định hình thức tổ chức, cách thức hoạt động, cơ chế kiểm soát hoạt động của những NĐD theo pháp luật. Thiếu sót quy định về vấn đề này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà chính những NĐD theo pháp luật, chủ sở hữu, công ty và các bên thứ ba phải gánh chịu.

75

Điều 56, Điều 79, Điều 80, Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

76

Điều 64, Điều 81, Điều 157 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

77

Điều 55, Điều 82, Điều 163 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

78

Bùi Thị Bích (2015), Sự phát triển mơ hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 42.

79

30

Không giống với Việt Nam, ở Úc, theo cách thức quy định của LCT, mơ hình quản trị cơng ty đƣợc tổ chức theo kiểu hội đồng đơn và tập trung vào NĐD hơn là các chức danh quản lý, điều hành. Hội đồng này có tên gọi là Board of Directors, tạm dịch là Hội đồng NĐD, đảm nhiệm cả chức năng quản lý, điều hành

và giám sát công ty. Các công ty trong hệ thống thông luật, với sự chú trọng vai trò của NĐD của cơng ty, thƣờng có số lƣợng NĐD từ tám đến mƣời hai ngƣời80. Những NĐD của công ty, dù chỉ với định số tối thiểu là ba ngƣời trong cơng ty cơng cộng, có xu hƣớng đƣợc tập hợp thành Hội đồng NĐD và Hội đồng này có cơ chế hoạt động chặt chẽ, minh bạch, nhân danh công ty hành động và hành động vì lợi ích cơng ty, chủ sở hữu. Với bộ máy quản lý, điều hành nhƣ trên, tập thể NĐD của công ty hoạt động trong khuôn khổ thống nhất, dễ dàng kiểm soát và chi phí cho hoạt động quản lý, điều hành đƣợc chi trả một cách hợp lý.

Trong tƣơng lai không xa, Việt Nam cũng sẽ chào đón sự hiện diện của những cơng ty có quy mơ lớn với hoạt động kinh doanh phong phú, tham gia vào các mối quan hệ xã hội đa dạng. Lúc này, nhu cầu bổ nhiệm các chức danh quản lý trở thành NĐD theo pháp luật là phù hợp với sự vận động và phát triển của công ty, khiến số lƣợng NĐD theo pháp luật của công ty sẽ tăng vƣợt con số vài ba ngƣời nhƣ hiện nay. Việc có một cơ chế pháp lý phù hợp điều chỉnh hoạt động của nhiều NĐD theo pháp luật là cần thiết. Đƣơng nhiên, không thể áp dụng một cách cứng nhắc, rập khn mơ hình Hội đồng NĐD ở Úc cho những NĐD theo pháp luật của công ty ở Việt Nam. Tuy vậy, thông qua việc tham khảo mơ hình này và với mong muốn hoạt động của tập thể nói chung và từng cá nhân NĐD theo pháp luật nói riêng đƣợc hiệu quả, mang tính phối hợp và kiểm sốt lẫn nhau, đồng thời có cơ chế chỉ đạo, giám sát thích hợp nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho công ty và chủ sở hữu, tác giả đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động của tập thể NĐD sau đây.

Tập thể NĐD theo pháp luật sẽ hình thành một Hội đồng NĐD theo pháp luật, hoặc có thể gọi là Ban Giám đốc. Tập thể này nắm tuyệt đối quyền điều hành, hoạt động độc lập với cách thức tổ chức và quy chế hoạt động chặt chẽ, đặt dƣới sự chỉ đạo của tập thể chủ sở hữu, sự quản lý của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị và sự giám sát của Ban kiểm soát/Kiểm soát viên. Thành viên của Hội đồng NĐD theo pháp luật/Ban Giám đốc có thể là các cá nhân mang các chức danh quản lý đến từ Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên nhƣ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, v.v. Đứng đầu bộ phận này là Giám đốc/Tổng giám đốc với chức năng điều hành đầu não các hoạt động của công ty thông qua việc phân công, điều phối hoạt động của

80

David Block, Anne-Marie Gerstner (2016), “One-Tier vs. Two-Tier Board Structure: A Comparison Between the United States and Germany”, Global Research Seminar: Comparative Corporate Governance

31

từng thành viên NĐD theo pháp luật. Thành viên Hội đồng NĐD theo pháp luật/Ban Giám đốc, nếu không là các thành viên của bộ phận quản lý thì nên đồng thời đảm nhiệm các chức danh điều hành cấp cao với vai trò hỗ trợ, phụ giúp Giám đốc/Tổng giám đốc thực hiện quyền điều hành cơng ty nhƣ Phó Giám đốc/Phó Tổng giám đốc.

Ƣu điểm của mơ hình này trƣớc hết là (1) thể hiện đƣợc vị thế, vai trò cốt cán của NĐD theo pháp luật trong nội bộ cũng nhƣ mơi trƣờng ngồi cơng ty; (2) có sự thống nhất trong kế hoạch hoạt động của những NĐD theo pháp luật phù hợp với định hƣớng chung của công ty; (3) sự quản lý, giám sát chặt chẽ hành động của NĐD theo pháp luật từ nhiều phía có thể (4) đề phịng, hạn chế những rủi ro phát sinh trong q trình nhân danh cơng ty xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch; (5) tránh đƣợc tình trạng một NĐD theo pháp luật ơm đồm quá nhiều công việc/lạm quyền dẫn đến kết quả thực hiện không nhƣ mong muốn.

Bên cạnh đó, mơ hình Hội đồng NĐD theo pháp luật/Ban Giám đốc cũng cho thấy những nhƣợc điểm không thể tránh khỏi của nó. Chẳng hạn nhƣ cơ cấu công ty trở nên cồng kềnh, phức tạp vì phát sinh thêm một bộ phận chủ chốt nắm quyền điều hành thay vì chỉ là cá nhân Giám đốc/Tổng giám đốc; có thể phát sinh sự thiếu minh bạch trong hoạt động khi thành viên của mơ hình này có thể đồng thời là thành viên của bộ máy chỉ đạo, quản lý; có thể xảy ra mâu thuẫn cục bộ giữa những NĐD theo pháp luật dẫn đến tình trạng trì trệ kế hoạch kinh doanh của cơng ty. Những nhƣợc điểm này xuất phát từ đặc thù mơ hình quản trị cơng ty ở Việt Nam, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, chủ nghĩa cá nhân trong ngƣời lao động, v.v. Hạn chế này không phải là không thể khắc phục. Tuy nhiên, việc khắc phục đòi hỏi nhiều thời gian và sự quan tâm sát sao, đúng mực của nhà nƣớc cũng nhƣ pháp luật đối với tập thể NĐD theo pháp luật nói riêng và cơ chế quản trị cơng ty nói chung.

Nhìn chung, với quy định pháp luật công ty cũng nhƣ đặc thù của môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, chúng ta khơng thể trơng chờ vào một mơ hình quản trị cơng ty hồn hảo và thực tế cũng chƣa có quốc gia nào đang áp dụng mơ hình quản trị cơng ty đƣợc đánh giá là hoàn hảo. Tùy thuộc vào điều kiện, hồn cảnh và trình độ phát triển của từng nền kinh tế mà pháp luật khuyến nghị và các nhà đầu tƣ tin tƣởng lựa chọn một mơ hình quản trị cơng ty phù hợp, có thể là mơ hình hội đồng đơn, mơ hình hội đồng kép, mơ hình hội đồng hỗn hợp đơn và kép81

hay mơ hình quản lý, điều hành phức hợp nhƣ Việt Nam. Dựa trên thực trạng pháp luật Việt Nam và mơ hình Board of Directors trong pháp luật Úc, tác giả đề xuất

81

32

mơ hình Hội đồng NĐD theo pháp luật/Ban Giám đốc của công ty nêu trên nhƣ là một cơ chế hoạt động cho tập thể NĐD theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về ngƣời đại diện của công ty theo pháp luật úc và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)