Di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng là quyền sử dụng đất theo di chúc

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và hướng hoàn thiện (Trang 50 - 52)

2.1.3.2 .Về hạn mức đất

2.1.4. Di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng là quyền sử dụng đất theo di chúc

chúc

2.1.4.1.Di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất

Ngay từ thời kỳ phong kiến, việc để lại di sản thờ cúng hay là tài sản hương hỏa đã được để cập đến trong chế định về thừa kế trong pháp luật.

1

. điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định số19/2009/QĐ-UBND ngày 25/2/2009 quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách

thửa.

2

. khoản 1 Điều 4 Quyết định số19/2009/QĐ-UBND ngày 25/2/2009 quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa.

3 . http://www.sggp.org.vn/xaydungdiaoc/2009/4/186806/

Theo Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, kể từ ngày 9/4/2009, hạn mức giao đất ở mới; hạn mức cơng nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn có sự điều chỉnh. Theo đó, hạn mức giao đất ở mới làm căn cứ giao đất ở tái định cư, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn, giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân với mức tối thiểu ở khu vực phường đến xã miền núi từ 40 đến 150m² và mức tối đa là 90 - 300m². Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải bảo đảm có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên; có diện tích khơng nhỏ hơn 30m2/thửa; không cho phép tách thửa đối với các thửa đất tại dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch được Nhà nước giao đất, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở.

Di sản thờ cúng được quy định tại Đ670 của Bộ luật Dân sự 2005. Khi người lập di chúc để lại một phần di sản làm tài sản thờ cúng thì phần di sản đó khơng được phân chia và giao cho một người được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng hoặc có thể giao cho người khác quản lý di sản thờ cúng. Di sản thờ cúng là di sản không thể phân chia. Tuy nhiên, “trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết

khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người đó thì khơng được dành một phần

di sản dùng vào việc thờ cúng” 1. Có nghĩa là khi các tài sản của người để lại thừa kế

khơng đủ để thanh tốn các nghĩa vụ tài sản của người đó thì bắt buộc phải lấy cả phần di sản thờ cúng ra để thanh tốn nghĩa vụ tài sản đó, và phần tài sản dành cho thờ cúng sẽ khơng cịn tồn tại.

Trong thừa kế quyền sử dụng đất, pháp luật đất đai không quy định cụ thể về việc để lại quyền sử dụng đất làm di sản thờ cúng. Tuy nhiên, trên thực tế, di sản thờ cúng để lại thường là nhà ở và quyền sử dụng đất, vì đây là những là tài sản cụ thể, sử dụng ổn định, lâu dài nên phù hợp cho việc duy trì tài sản, sử dụng vào việc thờ cúng. Theo tinh thần của BLDS 2005 thì việc di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất là việc người lập di chúc dành một phần tài sản là quyền sử dụng đất hay nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất để dùng vào việc thờ cúng và chỉ định một người quản lý phần di sản đó. Người quản lý di sản và những người thừa kế khác không được phân chia hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất dành cho việc thờ cúng đó, trừ trường hợp tài sản để lại khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người chết để lại thì sẽ khơng dùng quyền sử dụng đất đó vào việc thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với quyền sử dụng đất thì việc phân chia di sản thừa kế có phần quyền sử dụng đất dành cho việc thờ cúng gặp một số trường hợp khó khăn. Việc quy định dành một phần di sản để thờ cúng sẽ có thể dẫn đến trường hợp diện tích đất cịn lại để chia q nhỏ. Hoặc có những trường hợp, diện tích đất dùng cho việc thờ cúng quá lớn mà việc thờ cúng thì chỉ cần xây dựng một ngôi nhà nhỏ để thờ cúng và mỗi năm tổ chức giỗ chạp một vài lần hay người chết muốn xây dựng những nhà thờ, từ đường rộng lớn nhưng lại khơng cần thiết. Việc này dẫn đến việc sẽ có những mảnh đất không được đưa vào sử dụng, làm lãng phí một diện tích đất cần cho sản xuất hay đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở cho người dân. Vì theo pháp luật hiện nay, việc để lại di sản thờ cúng chỉ quy định là để lại “một phần di sản” mà không quy định cụ thể một phần là nhiều hay ít, một phần là bao nhiêu trong khối tài sản. Pháp luật các triều đại phong kiến quy định việc này rất rõ ràng như tại Điều 390 Quốc Triều hình luật của nhà Lê quy định di sản thờ cúng là 1/20 tài sản thừa kế hay như tại Điều 398 Bộ dân luật Bắc kỳ, Điều 406 Bộ dân luật Trung kỳ quy định di sản thờ cúng phải nhỏ hơn hoặc bằng 1/5 di sản. Tuy nguyên tắc của quyền thừa kế là tơn trọng ý chí, tơn trọng nội dung di chúc nhưng cần phải quy định cụ thể hạn mức di sản thờ cúng là quyền sử

dụng đất để đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và việc phân chia đất đai đảm bảo được quyền lợi của người nhận thừa kế mà vẫn phù hợp với quy định của pháp luật đất đai.

Một vấn đề nữa đặt ra là có áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng hay khơng? Vì đây là một loại tài sản không phân chia và việc dùng tài sản thờ cúng là tương đối lâu dài, ổn định nên xem xét không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp tranh chấp có liên quan đến di sản thờ cúng. Mà trong trường hợp này rất dễ nảy sinh tranh chấp khi người quản lý di sản có Giấy chứng nhận QSDĐ và muốn làm lợi cho riêng mình... Vì theo quy định tại Điều 645 BLDS 2005về thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia

di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” mà khơng hề có quy định gì đến việc khởi kiện

về di sản thờ cúng. Và theo khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 thì “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”

nên việc giải quyết vấn đề liên quan đến di sản thờ cúng nhất là khi di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất nên do các bên thỏa thuận giải quyết và nếu có u cầu Tịa án giải quyết thì Tịa án cũng nên xem xét trên điều luật này để giải quyết mà không xét thời hiệu khởi kiện thừa kế để xem xét việc thụ lý giải quyết tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và hướng hoàn thiện (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)