CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN
4.1.2. Tình hình huy độngvốn của Ngân hàng từ 2007-6 tháng đầu năm 2010
Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn huy động có vai trị rất quan trọng. Nguồn vốn này càng lớn thể hiện khả năng chủ động của Ngân hàng càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh được nâng
cao. Huy động vốn là một trong những hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm thu
hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác, rồi dùng nó cho các
6 tháng đầu năm 2009 26% 74% Năm 2007 18% 82% 2008 74% 26% 2009 29% 71%
đối tượng có nhu cầu về vốn vay lại nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho
Ngân hàng
Trong công tác huy động vốn, khách hàng giữ vai trị chủ thể, họ có quyền chủ động lựa chọn nơi gởi tiền mà họ xem là đáng tin tưởng nhất. Nắm được nhu cầu của khách hàng, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp đã không ngừng cũng cố
thương hiệu của mình trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó,
cũng cần có sự thõa mãn về lãi suất tiền gửi và một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của các giao dịch viên trong Ngân hàng. Họ phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng được thoải mái, hài lòng khi giao dịch và họ phải làm thế nào để lại một ấn tượng đẹp về Ngân hàng trong lịng khách hàng, có như vậy Ngân hàng mới có thể đạt được kết quả như mình mong muốn.
Nhận thức rõ phương châm “đi vay để cho vay” nên những năm qua chi nhánh
đã không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, cố gắng huy động
tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chúng ta có thể xem tình hình huy động
vốn của Ngân hàng qua các năm (từ 2007 - 6 tháng đầu năm 2010), thể hiện ở 2 bảng sau đây:
Bảng 5: VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TÂN HIỆP 2007-2009
Đvt: Triệu đồng
( Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp)
Bảng 6: VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TÂN HIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ 2010
Đvt: Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2009 2010 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền %
Tiền gửi KKH 30.143 25 35.500 23 5.357 17,77 Tiền gửi CKH 85.544 70 112.690 72 27.146 31,73 Tiền gửi TCKT 6.146 5 7.210 5 1.064 17,31 Tổng 121.833 100 155.400 100 33.567 27,55 Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Tiền gửi KKH 30.338 43 32.136 28 43.942 26 1.798 5,93 11.806 36,74 Tiền gửi CKH 23.680 34 77.066 68 114.610 69 53.066 225,45 37.544 48,72 Tiền gửi TCKT 16.558 23 4.221 4 8.146 5 -12.336 -74,50 3.925 92,99 Tổng 70.576 100 113.423 100 166.698 100 42.847 60,71 53.275 46,97
Hình 6: vốn huy động tại Ngân hàng từ 2007 – 6 tháng đầu năm 2010
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng liên tục
tăng qua các năm cụ thể: năm 2008 tổng vốn huy động tăng 42.847 triệu đồng tương đương với 60,71% so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng nguồn vốn huy động tăng
53.275 triệu đồng tương đương với 46,97% so với cùng kỳ năm 2008. Sang 6 tháng
đầu năm 2010 thì tổng vốn huy động tăng 33.567 triệu đồng ứng với 27,55% so với 6 tháng đầu năm 2009 trong đó:
Tiền gửi khơng kì hạn: là loại tiền gửi dùng để thanh tốn, mang tính chất tạm
thời cũng có chiều hướng gia tăng và tốc độ tăng ngày càng cao. Cụ thể năm 2008
tăng 1.798 triệu đồng ứng với 5,93% so với năm 2007. Năm 2009 tiếp tục tăng với
số tiền 11.806 triệu đồng tương đương với 36,74% so với năm 2008. Bước sang 6
tháng đầu năm 2010 thì tăng với số tiền 5.357 triệu đồng tương đương với 17,77%
so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ở loại tiền gửi này chủ yếu là do nguồn vốn tiền gửi kho bạc chiếm một tỷ trọng rất lớn. Ngoài
ra Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng nhất là khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, Ngân hàng đã cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh tốn
như: IPCAS, chuyển tiền có đảm bảo,… từ đó lơi kéo và thu hút được nhiều doanh
nghiệp đã gửi vốn lưu động của mình vào Ngân hàng để phục vụ cho việc thanh
toán. 70.576 113.423 166.698 121.833 155.4 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Năm Tr iệ u đồ ng
Tiền gửi có kì hạn: trong những năm qua loại tiền gửi này có chiều hướng gia
tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2008 loại tiền gửi này tăng cao nhất gấp 3,25 lần so
với năm 2007 với số tiền tăng là 53.066 triệu đồng tương ứng với 225,45%. Sang
năm 2009 dẫn tiếp tục gia tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2008, trong năm này số tiền tăng lên 37.544 triệu đồng tương đương với 48,72% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tăng với số tiền 27.146 triệu đồng ứng với 31,73%
so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ở loại tiền gửi này là
do Ngân hàng đã đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau ứng với một mức lãi suất linh
hoạt hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Với mỗi kỳ hạn được áp dụng một mức lãi suất tương ứng thích hợp theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng tăng. Ngồi ra, Ngân hàng còn áp dụng nhiều chiến lược như: lãi suất tiết kiệm dự thưởng, lãi suất tiết kiệm bậc thang,…đội ngũ nhân viên nhiệt tình ln sẳn sàng giải thích mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng.
Tiền gửi các tổ chức kinh tế: trong những năm qua loại tiền gửi này có nhiều
biến động. Năm 2008 giảm với số tiền 12.336 triệu đồng tương đương với 74,50% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì tăng hơn so với năm 2008 với số tiền 3.925 triệu động ứng với 92,99% tuy nhiên thì dẫn giảm nếu so với cùng kỳ năm 2007. 6 tháng đầu năm 2010 tăng 1.064 triệu đồng tương đương với 17,31% so với 6 tháng
đầu năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến loại tiền gửi này biến động trong những năm
qua là do những năm gần đây nước ta bị ảnh hưởng của lạm phát và cuộc khủng hoảng tài chính làm cho tình hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong nước nói
chung và trên địa bàn huyện nói riêng gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, vốn huy động của Ngân hàng trong những năm qua đều tăng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy