Thời gian tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 25 - 28)

1.3.1. Bất cập, vướng mắc

Quy chế tạm thời về thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp quy định việc thi tuyển các ngạch Kiểm sát viên được thực hiện theo từng năm và Viện kiểm sát nhân dân có kế hoạch cụ thể cho từng đợt thi. Hàng năm, trước kỳ thi tuyển, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ ban hành Thông báo, Kế hoạch gửi đến các Viện kiểm sát địa phương thông báo về thời gian tổ chức ôn thi và thi cũng như những vấn đề liên quan đến việc thi tuyển Kiểm sát viên. Theo đó, năm 2015, theo thơng báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tổ chức thi Kiểm sát viên cao cấp vào tháng 7 và tháng 10 tổ chức thi Kiểm sát viên trung

cấp và sơ cấp. Đến năm 2016, việc thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp đều được tổ chức trong tháng 10. Tuy nhiên, thực tế hai năm qua qua khơng có sự thống nhất về thời gian tổ chức thi tuyển; thậm chí có việc hỗn ngày thi dù trước đó đã có thơng báo cụ thể về ngày thi tuyển. Việc không ấn định thời gian tổ chức thi cụ thể và thay đổi liên tục về thời gian thi đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người dự thi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc tại đơn vị cũng như việc học tập ơn thi của họ vì khơng biết chính xác thời gian thi.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn thời gian tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên chủ yếu vào tháng 10 hàng năm cũng không hợp lý. Ngành kiểm sát nhân dân thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ do Nhà nước giao phó, đồng thời cũng đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu cơng tác của ngành. Do đó, trong một năm cơng tác, Ngành kiểm sát nhân dân sẽ có hai mốc thời gian tập trung cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các chỉ tiêu cơng tác, đó là đợt sơ kết và tổng kết. Đối với đợt sơ kết sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 5 và đợt tổng kết sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 11 hàng năm nên từ thời điểm những tháng này trở về trước từ một đến hai tháng (tức là tháng 4, tháng 5, tháng 10, tháng 11), toàn ngành, cơ quan, đơn vị có sự tập trung cao độ cho cơng tác chun môn nghiệp vụ và công tác thống kê, báo cáo. Do vậy, thi Kiểm sát viên được tổ chức vào tháng 10 như hai năm qua sẽ không hợp lý, ảnh hưởng nhiều đến công tác chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị. Đồng thời, trong năm tổ chức nhiều kỳ thi vào các ngạch Kiểm sát viên và khoảng cách giữa các kỳ thi vào những tháng khác nhau vừa mất cơng sức và tài chính từ việc thành lập hội đồng, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thi tuyển.

Việc tổ chức thi tuyển vào thời điểm cuối năm cũng ảnh hưởng đến việc phân công công tác của đơn vị. Thực tế cho thấy, kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo thi tuyển Kiểm sát viên tổ chức vào tháng 10 nhưng không được thực hiện đúng theo kế hoạch mà đến tháng 11 mới tổ chức thi. Sau đó, qua thời gian chấm thi, chấm phúc khảo và tiến hành các thủ tục bổ nhiệm và Quyết định bổ nhiệm chính thức gửi đến các Viện kiểm sát địa phương cũng đã gần hết quý I của năm công tác tiếp theo. Lúc này các đơn vị đã phân nhiệm vụ cho từng công chức của đơn vị và mọi công tác đã đi vào nề nếp.

1.3.2. Giải pháp khắc phục

Cần ấn định thời gian thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp một cách cụ thể, rõ ràng. Không cần thiết phải quy định cụ

thể ngày thi, chỉ cần quy định tháng thi cụ thể trong năm. Mỗi năm chỉ nên tổ chức một kỳ thi cho các ngạch Kiểm sát viên. Nếu đảm bảo đủ điều kiện về con người và cơ sở vật chất nên tổ chức kỳ thi của cả ba ngạch Kiểm sát viên trong cùng một thời điểm. Nếu không đủ điều kiện có thể chia thành hai hay ba đợt thi nhưng phải đảm bảo các đợt thi trong cùng một tháng. Việc ấn định thời gian tổ chức thi, tôi nhận thấy nên tổ chức thi tuyển vào quý III (từ tháng 7 đến 9) hàng năm, đây là thời gian lý tưởng bởi các Viện kiểm sát địa phương vừa thực hiện xong công tác sơ kết 6 tháng đầu năm và chuẩn bị cho công tác tổng kết năm nên khối lượng công việc không quá nhiều, người dự thi khơng bị áp lực và có nhiều thời gian hơn chuẩn bị cho kỳ thi tuyển. Mặt khác đây là thời gian học viên tại các trường vào thời điểm nghỉ hè sẽ có điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ việc tổ chức thi như đảm bảo chỗ ăn ở cho người dự thi, phòng thi, bàn ghế, lắp đặt camera giám sát tại các phòng thi. Hơn nữa, tổ chức kỳ thi Kiểm sát viên vào thời gian này, sau khi tiến hành các thủ tục chấm thi, chấm phúc khảo, công bố danh sách trúng tuyển, Viện kiểm sát địa phương hoàn tất thủ tục đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người có đủ điều kiện bổ nhiệm đến khi nhận Quyết định bổ nhiệm phải mất một khoảng thời gian dài, cũng đã kết thúc công tác tổng kết ngành và chuẩn bị cho cơng tác năm sau. Do đó, thuận lợi trong việc phân cơng cơng tác cho công chức, đặc biệt là những trường hợp thay đổi tư cách tố tụng sau khi được bổ nhiệm và thay đổi đơn vị công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác. Ví dụ: đối với người được bổ nhiệm từ Kiểm sát viên sơ cấp, sẽ được phân những nhiệm vụ khác với những nhiệm vụ khi còn là chuyên viên, đối với Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khi được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp sẽ được điều động về công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh sẽ được đơn vị mới phân cơng cơng tác với vai trị của một Kiểm sát viên trung cấp. Bên cạnh thuận lợi cho việc phân công công tác, một thuận lợi khác đó là liên quan đến việc điều chỉnh, phân bổ nguồn ngân sách, kinh phí đầu năm đối với đơn vị có người được bổ nhiệm, luân chuyển, điều động.

CHƯƠNG 2

BẤT CẬP, HẠN CHẾ TRONG VIỆC BỔ NHIỆM KIỂM SÁT VIÊN VÀ GIẢI PHÁP KHĂC PHỤC

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)