Thời hạn bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 38 - 43)

2.3.1. Bất cập, vướng mắc

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (được sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là năm năm, trong trường hợp bổ nhiệm lại thì thời hạn cũng là năm năm. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, tiếp tục quy định nhiệm kỳ được bổ nhiệm lần đầu của Kiểm sát viên cũng năm năm, nhưng có thay đổi ở thời hạn được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch được nâng lên thành mười năm. Như vậy, theo pháp luật hiện hành thời hạn bổ nhiệm lại của Kiểm sát viên kéo dài thêm năm năm. Mặc dù biết rằng việc quy định nhiệm kỳ có thời hạn đã góp phần nâng cao trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của Kiểm sát viên, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà nước giao phó nhưng qua thực tiễn cho thấy, việc quy định nhiệm kỳ của Kiểm sát viên vẫn còn tồn tại một số bất cập.

Thứ nhất, gây tâm lý hoang mang cho Kiểm sát viên khi gần đến thời hạn bổ nhiệm lại. Có thể nói đây là thời điểm “nhạy cảm”, các Kiểm sát viên thường mang nặng tâm lý né tránh, ngại va chạm theo nhiều nghĩa, từ đó ảnh hưởng đến tinh thần đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Thứ hai, thực tế cho thấy thủ tục bổ nhiệm lại mang nặng tính hình thức, lãng phí trong khi đa số Kiểm sát viên đều được bổ nhiệm, hầu như khơng có trường hợp Kiểm sát viên khơng được bổ nhiệm lại. Đối với Kiểm sát viên khi làm thủ tục bổ nhiệm lại khó tập trung vào cơng việc chun môn mà chỉ tập trung vào các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm lại. Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải tiến hành rà soát, hội họp, tiến hành các thủ tục đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại đối với Kiểm sát viên. Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở đề nghị tái bổ nhiệm Kiểm sát viên của trên 60 đơn vị Viện kiểm sát xem xét và quyết định bổ nhiệm lại, gây tiêu hao về sức người và tốn kém về vật chất.

Thứ ba, thủ tục bổ nhiệm lại thường khơng kịp thời, dẫn đến có một khoảng thời gian sau khi nhiệm kỳ đã kết thúc mà chưa kịp tiến hành bổ nhiệm lại thì Kiểm sát viên không được tiến hành tố tụng, làm chậm tiến độ cơng việc chung. Ví dụ, nhiệm kỳ 05 năm của Kiểm sát viên Nguyễn Văn A được xác định từ ngày 01/9/2011 đến 01/9/2016; nhưng sau ngày 01/9/2016 vẫn chưa có quyết định tái bổ nhiệm nên sau thời gian này, A xem như khơng có tư cách tố tụng để tiến hành các công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp dẫn đến công việc của A bị tồn động, bởi nếu chuyển giao công việc của A cho người khác tiếp tục thực hiện sẽ gây khó khăn cho người tiếp nhận vì phải nghiên cứu lại từ đầu và khối lượng cơng việc tăng lên, cịn nếu như A vẫn tiếp tục thực hiện công việc của mình sẽ dẫn đến vi phạm vì khơng có tư cách tố tụng.

2.3.2. Giải pháp khắc phục

Cần nghiên cứu tăng thời hạn bổ nhiệm lần đầu lên 10 năm và bổ nhiệm lại không thời hạn. Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nói cách khác, Kiểm sát viên là chức danh tố tụng gắn với hoạt động nghề nghiệp, khơng phải là chức vụ quản lý; do đó, quy định nhiệm kỳ của Kiểm sát viên 05 năm và bổ nhiệm lại với thời hạn 10 năm là chưa phù hợp, bởi người đã đủ điều kiện để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên để thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì họ phải được công nhận chức danh nghề nghiệp đó cho đến khi họ thơi khơng cịn thực hiện nghề nghiệp đó nữa, nếu Kiểm sát viên có vi phạm thì đã có các quy định về miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên trong từng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, từ năm 2015 đến nay, người được bổ nhiệm Kiểm sát viên đã trải qua kỳ thi tuyển và nâng ngạch, đã thể hiện sự thận trọng

trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, tạo động lực phấn đấu, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong thực thi nhiệm vụ.

Việc tăng nhiệm kỳ của Kiểm sát viên và bổ nhiệm lại không thời hạn nhằm thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị có chủ trương “Tăng thời hạn bổ nhiệm chức

danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm khơng có kỳ hạn”5. Đồng thời nghiên

cứu về chế định Công tố viên/Kiểm sát viên theo pháp luật của một số nước trên thế giới, cho thấy hầu hết các nước đều không quy định nhiệm kỳ của Công tố viên, Kiểm sát viên. Theo Luật về Địa vị pháp lý của Viện trưởng, Kiểm sát viên, cán bộ và nhân viên Viện kiểm sát Hungary năm 2011, tại khoản 2 Điều 14 có quy định như sau: “Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao sẽ bổ nhiệm các Kiểm sát viên lần đầu

với thời hạn là 3 năm (bổ nhiệm lần đầu) và sau đó, ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 17 khoản 4, sẽ bổ nhiệm không kỳ hạn”6.

5 Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, phần II, mục 2, tiểu mục 2.4.

6

Đặng Văn Khanh, Những nội dung mới của Dự thảo Luật tổ chức VKSND (sửa đổi) về Kiểm sát viên VKSND http://vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-4170

KẾT LUẬN

Thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói chung cũng như Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang nói riêng đang đẩy mạnh cơng tác xây dựng ngành, trong đó đặc biệt chú trọng đến mặt bằng trình độ chun mơn nghiệp vụ của từng ngạch Kiểm sát viên; đảm bảo các Kiểm sát viên được bổ nhiệm phải có đủ năng lực, trình độ hồn thành tốt nhiệm vụ ở từng cấp Kiểm sát, xem đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Để đảm bảo lựa chọn được những Kiểm sát viên đủ đức, đủ tài, có năng lực hồn thành nhiệm vụ được giao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương cần chú ý đến tiêu chuẩn xét chọn đầu vào đối với những người đăng ký tham gia dự thi tuyển chọn Kiểm sát viên. Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần xây dựng, hoàn thiện nguồn đề thi tuyển Kiểm sát viên phù hợp với quy định pháp luật, sát thực tiễn hoạt động nghiệp vụ kiểm sát, đánh giá được kiến thức tổng hợp của người dự thi; việc xây dựng nguồn đề thi phải đảm bảo phân loại được các ngạch Kiểm sát viên cụ thể. Là chức danh chuyên môn, trực tiếp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là người đại diện cho công lý, nhân danh quyền lực nhà nước bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, vai trò của Kiểm sát viên ngày càng quan trọng và được khẳng định trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

3. Bộ luật tố tụng hình sự (Luật số 19/2003/QH11) ngày 26 tháng 11 năm 2003. 4. Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015 5. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Luật số 63/2014/QH13) ngày

24/11/2014.

6. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Luật số 34/2002/QH10) ngày 02 tháng 04 năm 2002

7. Luật Cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12) ngày 13/11/2008. 8. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008.

9. Nghị quyết số 522e/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày ngày 16 tháng 08 năm 2012 về tổng biên chế và số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.

10. Pháp lệnh số 15/2011/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/02/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát.

11. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

12. Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

13. Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức, viên chức trong Ngành kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 05/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22/12/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

14. Quy chế tạm thời về thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp (ban hành kèm theo Quyết định số 411/QĐ-VKSTC-V15 ngày 26/6/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

15. Quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-VKSTC- V15 ngày 22/12/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

16. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 296/2008/QĐ-VKSTC ngày 18/6/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao)

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO

17. Hải Long (2015), “Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp năm 2015”, Tạp chí kiểm sát (22), tr 6-8. 18. Thống kê công tác tổ chức nhân sự, cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền

Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận năm 2015, 2016.

19. Thống kê số lượng thí sinh tham gia dự thi Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp 2015, 2016.

20. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang (2005), Hồ sơ kiểm sát án hình sự vụ Nguyễn Hữu Ngân và đồng phạm “Cướp giật tài sản”.

21. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang (2014), Hồ sơ kiểm sát án hình sự vụ Nguyễn Thanh Hải “Giết người + Cướp tài sản”.

Tài liệu từ Internet

22. Đặng Văn Khanh (2014), “Những nội dung mới của Dự thảo Luật tổ chức VKSND (sửa đổi) về Kiểm sát viên VKSND”, http://vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-4170

23. “Khóa luận Chế định kiểm sát viên - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2013),

http://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-che-dinh-kiem-sat-vien-mot-so-van- de-ly-luan-va-thuc-tien-31046/

24. Loan Bảo (2017), “Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí: “Thay đổi đề thi tuyển Kiểm sát viên theo hướng mở””, http://kiemsat.vn/vien-truong-vksndtc-le-minh-

tri-thay-doi-de-thi-tuyen-kiem-sat-vien-theo-huong-mo-45122.html,

25. Phòng 15-VKSND tỉnh Bến Tre (2016), “Thi tuyển Kiểm sát viên - điểm nổi bật trong Luật Tổ chức VKSND năm 2014”,

26. http://vksbentre.gov.vn/index.php/vksnd-tnh-bn-tre/1079-thi-tuyn-kim-sat-vien-

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)