Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 28 - 36)

2.1.1. Quy định chung

“Bổ nhiệm là việc công chức, viên chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý (chức vụ) hoặc chức danh tư pháp, chức danh khác (chức danh) theo quy định của pháp luật”4.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là chức danh tư pháp, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Kiểm sát viên là lực lượng chủ yếu của Viện kiểm sát nhân dân. Vì vậy, để được bổ nhiệm Kiểm sát viên phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, bao gồm những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng.

* Về tiêu chuẩn chung:

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên như sau: Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có trình độ cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát; có thời gian làm cơng tác thực tiễn theo quy định; có sức khỏe bảo đảm hồn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, tiêu chuẩn chung của người được bổ nhiệm làm kiểm sát viên gồm các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, có thời gian cơng tác thực tiễn và sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

* Tiêu chuẩn riêng đối với từng ngạch Kiểm sát viên:

Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã xác định các tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch kiểm sát viên như sau:

4

Quy chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phát, từ chức, miễn nhiệm,cách chức đối

Đối với tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp: Có thời gian làm cơng tác pháp luật từ 04 năm trở lên; có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.

Đối với với tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp: Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm; có năng lực thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.

Đối với với tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp: Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm; có năng lực thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.

Như vậy, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên vẫn trên cơ sở kế thừa Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (được sửa đổi bổ sung năm 2011). Luật hiện hành chỉ quy định thêm tiêu chuẩn mới phù hợp với tình hình tuyển dụng, nâng ngạch của đa số các ngành, cơ quan; đó là tiêu chuẩn “Đã trúng tuyển vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp” đối với người dự thi Kiểm sát viên cao cấp, “Đã trúng tuyển vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp” đối với người dự thi Kiểm sát viên trung cấp, “Đã trúng tuyển vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp” đối với người dự thi Kiểm sát viên sơ cấp.

2.2.1. Bất cập, vướng mắc

Để được xem là trúng tuyển kỳ thi Kiểm sát viên, Quy chế tạm thời về thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp quy định người trúng tuyển phải có đủ các mơn thi theo quy định, có số điểm của mỗi mơn đạt từ 50 điểm trở lên, có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Kiểm sát viên cần bổ sung của đơn vị đăng ký dự thi. Chỉ tiêu Kiểm sát viên cần bổ sung được hiểu là số lượng Kiểm sát viên còn thiếu trong năm trên tổng số lượng Kiểm sát viên được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân bổ. Thơng thường chỉ tiêu Kiểm sát viên trung cấp cịn thiếu xuất phát từ các trường hợp Kiểm sát viên trung cấp đã nghỉ hưu, chuyển công tác sang ngành khác hoặc nghỉ việc. Đối với chỉ tiêu Kiểm sát viên sơ cấp còn thiếu xuất phát từ

những Kiểm sát viên sơ cấp đã được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp, chuyển công tác sang ngành khác, nghỉ việc. Ví dụ: Năm 2016, chỉ tiêu, số lượng Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh A cịn thiếu 10 người và có 15 người đăng ký dự thi, kết quả điểm thi của 15 người này đều trên trung bình; nhưng vì lý do chỉ cịn thiếu 10 chỉ tiêu Kiểm sát viên sơ cấp nên sẽ lấy 10 người có số điểm cao nhất để bổ nhiệm.

Như vậy, Viện kiểm sát nhân tối cao không đặt ra một mức điểm chuẩn cụ thể áp dụng cho tất cả các Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh trong phạm vi cả nước mà chỉ quy định điểm sàn với số điểm của mỗi môn đạt từ 50 điểm trở lên và tùy thuộc vào chỉ tiêu biên chế Kiểm sát viên của từng tỉnh mà Viện kiểm sát địa phương sẽ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm những người có số điểm thi lấy thứ tự từ cao xuống thấp. Điều này cũng dễ hiểu khi hai người của hai đơn vị địa phương (tỉnh) khác nhau cùng tham gia kỳ thi Kiểm sát viên sơ cấp và có kết quả điểm thi giống nhau (mỗi môn thi đều đạt 55 điểm) nhưng tại Viện kiểm sát của tỉnh A thì người dự thi được xem là trúng tuyển và được bổ nhiệm nhưng tại Viện kiểm sát của tỉnh B người dự thi lại không được xem là trúng tuyển và không được bổ nhiệm. Nghe qua tưởng chừng bất hợp lý, khơng cơng bằng nhưng thật sự khơng có gì là bất hợp lý ở đây, bởi điểm thi được xem là trúng tuyển và được bổ nhiệm hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ tiêu, số lượng Kiểm sát viên được phân bổ của từng địa phương.

Có thể thấy rằng, mục đích của việc thi tuyển Kiểm sát viên nhằm tạo phong trào học hỏi, nghiên cứu và tạo động lực phấn đấu trong đội ngũ công chức, nhất là những cán bộ trẻ có năng lực, bởi có thi cử là phải có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, qua hai năm thực hiện công tác thi tuyển, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng như một số Viện kiểm sát tỉnh khác cho thấy chưa có sự cạnh tranh nhiều bởi chỉ tiêu Kiểm sát viên trong hai năm 2015 và năm 2016 cần bổ sung là khá nhiều nên người dự thi chỉ cần đạt 50 điểm cho mỗi môn thi sẽ được xem là trúng tuyển và được bổ nhiệm Kiểm sát viên. Có thể dẫn chứng ở bảng biểu dưới đây:

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Năm

Số người đăng ký dự thi

Số người có điểm thi trung bình trở lên

Số người được bổ nhiệm Kiểm sát viên

cấp Trung cấp Cao cấp cấp Trung cấp Cao cấp cấp Trung cấp Cao cấp 2015 01 10 01 01 10 01 01 09 2016 13 15 12 15 13 12

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Năm

Số người đăng ký dự thi

Số người có điểm thi đạt trung bình trở lên

Số người được bổ nhiệm Kiểm sát viên

cấp Trung cấp Cao cấp cấp Trung cấp Cao cấp cấp Trung cấp Cao cấp 2015 09 04 01 09 04 01 09 04 01 2016 14 18 14 18 14 18

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Năm

Số người đăng ký dự thi

Số người có điểm thi đạt trung bình trở lên

Số người được bổ nhiệm Kiểm sát viên

cấp Trung cấp Cao cấp cấp Trung cấp Cao cấp cấp Trung cấp Cao cấp 2015 04 04 00 04 04 00 02 02 00 2016 03 07 01 03 07 01 02 05 01

Như vậy, các trường hợp đăng ký dự thi Kiểm sát viên sơ cấp đều được bổ nhiệm. Riêng đối với người dự thi Kiểm sát viên cao cấp và trung cấp, trong năm 2015, năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang có 01 trường hợp khơng bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp và 04 trường hợp không bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp không với lý do điểm thi không đạt mà những trường hợp này không đủ nhiệm kỳ, chuyển công tác sang ngành khác, vi phạm quy chế ngành nên không được bổ nhiệm. Rõ ràng, điểm thi tuyển Kiểm sát viên là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên nhưng thực tế chưa có sự cạnh tranh giữa những người dự thi bởi chỉ cần tham gia dự thi và đạt điểm trung bình cho mỗi mơn thi đều trúng tuyển và được bổ nhiệm mà khơng có sự địi hỏi số điểm cao tương xứng với từng ngạch Kiểm sát viên dự thi. Điều này, dẫn đến chất lượng Kiểm sát viên được bổ nhiệm chưa cao, có trường hợp khơng có khả năng đáp ứng nhiệm vụ mới, đặc biệt là đối với người được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp.

Thực tế vài năm gần đây cho thấy, nhiều Kiểm sát viên khi được bổ nhiệm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật; yếu kém về năng lực, trình độ, chưa thường xuyên, kịp thời cập nhật kiến thức pháp luật; thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến thời gian qua khơng ít trường hợp Kiểm sát viên bị khởi tố hình sự liên quan đến các vụ án oan sai chấn động cả nước như vụ Nguyễn Thanh Chấn bị xác định là nghi phạm trong vụ án giết người ở thôn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vào tối 15/8/2003 hoặc vụ 07 người Sóc Trăng bị khởi tố, tạm giam về tội Giết người và Không tố giác tội phạm trong vụ án giết người xảy ra rạng sáng ngày 06/7/2013, tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Trong vụ bảy thanh niên ở Sóc Trăng bị làm oan này KSV có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc như kiểm sát việc bắt, tạm giam dẫn đến việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phê chuẩn sai; kiểm sát các hoạt động của cơ quan điều tra dẫn đến bảy thanh niên bị nhục hình; khi thấy có dấu hiệu kêu oan thì khơng tự triệu tập hỏi cung bị can để kiểm tra các lời khai có phù hợp với thực tế khách quan hay khơng... Từ những ví dụ trên, phải thấy rằng KSV có vai trị rất quan trọng, đặc biệt trong việc giải quyết các vụ án hình sự, phải đảm bảo tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Mặt khác, việc thiếu chỉ tiêu bao nhiêu thì cho thi bấy nhiêu và bổ nhiệm bấy nhiêu, khơng có sự lựa chọn kỹ càng ở vòng xét chọn và thiếu sự cạnh tranh như hai năm qua, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc thi cử và bổ nhiệm Kiểm sát viên của

những năm tiếp theo khi mà chỉ tiêu Kiểm sát viên ngày càng ít đi. Sau hai kỳ thi tuyển Kiểm sát viên, đặc biệt là chỉ tiêu Kiểm sát viên trung cấp hầu như đã bổ sung gần đủ số lượng. Trong ba năm kế tiếp từ năm 2017 đến năm 2019, trên cơ sở số lượng các Kiểm sát viên đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển ngành khác thì số lượng Kiểm sát viên trung cấp cần bổ sung là không nhiều. Dẫn chứng ở bảng dưới đây cho thấy, chỉ tiêu Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang giảm dần theo từng năm. Và tình trạng này cũng sẽ rơi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, khi chỉ tiêu bắt đầu giảm vào năm 2019 trong khi số lượng người tham gia dự thi Kiểm sát viên ngày càng tăng. Có thể thấy số lượng Kiểm sát viên sơ cấp tại thời điểm năm 2015 là 73 người, đến năm 2019 thì số người này đã đủ thời gian được tham gia kỳ thi Kiểm sát viên trung cấp, nếu loại trừ những trường hợp đang công tác tại các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khơng có nhu cầu thi Kiểm sát viên trung cấp và về Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh công tác với lý do cách trở về mặt địa lý, gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc do nhiều nguyên nhân khác thì số lượng Kiểm sát viên sơ cấp đủ điều kiện và có nhu cầu thi Kiểm sát viên trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Trong khi đó, chỉ tiêu Kiểm sát viên trung cấp chỉ còn vài người dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh là rất cao.

Năm

Số lượng Kiểm sát viên hiện có Số lượng Kiểm sát viên cịn thiếu

Sơ cấp Trung

cấp

Cao cấp

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

2015 73 45 29 12 01

2016 59 52 43 13 01

2017 58 63 01 44 03

2018 84 65 01 18 02

2019 94 63 01 8 04

Việc thi tuyển chỉ có thể đánh giá được năng lực, trình độ nhưng khơng thể đánh giá được toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, lối sống, kinh nghiệm, tố chất của Kiểm sát viên. Vì vậy, Luật quy định, trước khi thi tuyển, phải tiến hành sơ tuyển để chọn người có đủ điều kiện dự thi. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan quản lý toàn diện trực tiếp công chức ngành kiểm sát và trên cơ sở chỉ tiêu biên chế, số lượng Kiểm sát viên của các Viện kiểm sát địa phương có thể trực tiếp tuyển chọn những người có đủ điều kiện tham gia kỳ thi tuyển Kiểm sát viên nhưng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thực hiện việc này mà giao Viện kiểm sát nhân dân địa phương, cụ thể là Ủy ban kiểm sát. Đây là một tập thể chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm sát, đồng thời có điều kiện trực tiếp nắm bắt và đánh giá đầy đủ, chính xác về phẩm chất đạo đức cũng như về trình độ, năng lực cơng tác của cán bộ. Bên cạnh đó, Ủy ban kiểm sát làm việc theo chế độ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số nên có khả năng bảo đảm tính khách quan. Do đó, việc giao cho Ủy ban kiểm sát sơ tuyển những người đủ điều kiện tham gia dự thi là phù hợp. Đây là nghĩa vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và công chức trực tiếp quản lý khi thực hiện nhiệm vụ rà soát, xét chọn những cơng chức có đủ điều kiện dự thi để đề cử đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm đảm bảo quyền được dự thi của công chức. Đồng thời cũng là quyền lợi của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi lựa chọn được những công chức thật sự giỏi tham dự kỳ thi Kiểm sát viên sẽ đảm bảo trúng tuyển kỳ thi và được bổ nhiệm là một Kiểm sát viên giỏi nghiệp vụ, tinh thơng pháp luật, có kinh nghiệm đảm bảo hồn thành chức năng, nhiệm vụ chung của ngành kiểm sát, góp phần hồn thành biên chế và số lượng Kiểm sát viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội và Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân bổ. Do đó, việc xét chọn những công chức tham gia thi tuyển và bổ nhiệm Kiểm sát viên là một vấn đề quan trọng, cần đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay việc xét chọn người dự thi chỉ trên cơ sở những điều kiện, tiêu chuẩn mang tính định lượng như thời gian cơng tác mà chưa có sự chú trọng nhiều đến tiêu chuẩn, điều kiện liên quan đến tố chất, sở trường của mỗi người đó là “có năng lực

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)