Thủ tục bổ nhiệm Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 36 - 38)

2.2.1. Bất cập, vướng mắc

Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức, viên chức trong Ngành kiểm sát nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22/12/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) quy định về trình tự bổ nhiệm chức danh tư pháp qua thi tuyển như sau:

- Bước 1: Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ các chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao để xác định chủ trương thi tuyển và bổ nhiệm.

- Bước 2: Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ xây dựng hồ sơ dự thi; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có) trình Ủy ban kiểm sát cùng cấp tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi.

- Bước 3: Hội đồng thi tuyển tổ chức kỳ thi tuyển, công bố danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương bổ nhiệm người đã trúng tuyển vào các chức danh tư pháp theo quy định.

Như vậy, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao công bố danh sách những người trúng tuyển, Viện kiểm sát địa phương phải tiến hành một bước nữa đó là làm thủ tục đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm những người trúng tuyển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bổ nhiệm thời gian qua còn chậm, kéo dài, thậm chí kéo dài đến nửa năm mới có quyết định bổ nhiệm. Ngồi ra, thời gian có quyết định bổ nhiệm giữa các Viện kiểm sát của các tỉnh cũng không thống nhất về thời gian, có địa phương có quyết định trước, có những địa phương có quyết định sau, trong khi có cùng thời gian thi tuyển và kết quả thi tuyển. Cụ thể:

+ Năm 2015: có kết quả thi vào tháng 3/2016 nhưng đến tháng 6/2016, VKSND tỉnh Tiền Giang, VKSND tỉnh Bình Thuận mới có quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên; VKSND tỉnh Vĩnh Long đến tháng 7/2016 mới có quyết định bổ nhiệm.

+ Năm 2016: có kết quả thi vào tháng 01/2017 đến tháng 5/2017, VKSND tỉnh Tiền Giang mới có quyết định bổ nhiệm, VKSND tỉnh Bình Thuận có bổ nhiệm Kiểm sát viên vào tháng 04/2017, VKSND tỉnh Vĩnh Long có quyết định bổ nhiệm vào tháng 6/2017.

Việc chậm có quyết định bổ nhiệm ảnh hưởng nhiều đến thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân cũng như của đơn vị nơi cơng tác. Đối với bản thân người có kết quả trúng tuyển, trong công việc sẽ xuất hiện tâm lý hoang mang vì khơng biết sẽ được phân công công tác ở bộ phận, khâu công tác hoặc Phịng nghiệp vụ nào, từ đó dẫn đến lơ là, khơng chú tâm, làm hết trách nhiệm với những nhiệm vụ đã và đang được phân công tại đơn vị cũ, đặc biệt là đối với những người thi đậu và được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp. Phần nhiều có tư tưởng khi được bổ nhiểm Kiểm sát viên trung cấp sẽ chuyển công tác về Viện kiểm sát cấp tỉnh và công việc của bản thân đang đảm nhiệm tại đơn vị cũ sẽ được bàn giao lại cho những người khác nên người có kết quả trúng tuyển khơng nhiệt tình, khẩn trương đối với công việc hiện tại. Từ đó, những người tiếp nhận và giải quyết phần sau ln gặp khó khăn, vướng mắc, thậm chí có quan điểm trái với người thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc ban đầu, dẫn đến vụ việc, vụ án kéo dài, thậm chí khơng xử lý được.

Đối với đơn vị của người trúng tuyển, khi phân công giải quyết một vụ việc, một vụ án cụ thể cũng có sự cân nhắc, đa số đơn vị khơng phân cơng người có kết quả trúng tuyển đảm nhận những công việc phát sinh mới. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên chủ yếu liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hơn nhân gia đình… Nhưng thời hạn điều tra, truy tố, xét xử của một vụ án hình sự từ ít nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng hoặc thời hạn thụ lý, giải quyết của một vụ án dân sự, hành chính, hơn nhân gia đình … phải trải qua thời gian từ 04 tháng trở lên. Do đó, đơn vị “ngại” phân cơng những người đã trúng tuyển kỳ thi Kiểm sát viên thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc mới phát sinh nhằm đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc thực hiện nhiệm vụ. Chính vì điều này, dẫn đến cơng việc chung bị trì trệ bởi trong thời gian chờ quyết định bổ nhiệm, người đã trúng tuyển chủ yếu giải quyết công việc cũ cịn tồn nên cơng việc mới đổ dồn về những người khác, từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến kế hoạch, chỉ tiêu chung của đơn vị, bởi Viện kiểm sát cấp huyện chỉ tiêu biên chế khơng nhiều, trong khi đó cơng việc q tải.

Một bất cập khác cần quan tâm, đó là việc công bố và trao quyết định bổ nhiệm phải được tiến hành trước khi quyết định có hiệu lực, nhưng thực tế việc

công bố và trao quyết định bao giờ cũng được thực hiện sau ngày quyết định có hiệu lực. Bởi các quyết định bổ nhiệm được chuyển về các Viện kiểm sát địa phương không đúng thời gian, hầu như đều chậm nhận được. Việc chậm trễ không phải là vài ngày, đôi khi đến là nửa tháng đến một tháng. Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên trung cấp đối với ông Trần Quốc N ban hành và có hiệu lực ngày 15/5/2017 nhưng đến ngày 01/6/2017 mới nhận được quyết định và được trao quyết định.

2.2.2. Giải pháp khắc phục

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nghiên cứu quy định thời hạn bổ nhiệm Kiểm sát viên hợp lý, cũng như có thống nhất giữa các Viện kiểm sát các tỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi của người được bổ nhiệm, đảm bảo thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch của ngành.

- Đối với Viện kiểm sát địa phương nơi có người trúng tuyển, cần có sự lãnh chỉ đạo, quan tâm và đặt ra tránh nhiệm cá nhân của người trúng tuyển trong việc thực hiện, giải quyết các công việc được phân công tại đơn vị cũ khi được bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu Thi tuyển, bổ nhiệm các chức danh kiểm sát viên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)