7. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm lịch sử về công tác thi tuyển công chức trong cơ quan hành
hành chính nhà nƣớc
Để nâng cao chất lượng nguồn công chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước cũng như phát huy sức mạnh của khối hành pháp trong hệ thống chính trị, trong thời gian qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề tuyển dụng người có tài có đức có tâm bằng việc chú ý quan tâm đổi mới chính sách, quy định pháp luật. Thực tế công tác tuyển dụng công chức khơng phải là vấn đề mới mẻ mà nó đã được xây dựng, hình thành từ rất lâu.
Nhìn lại lịch sử phong kiến Việt Nam có thể nhận thấy pháp luật rất chú trọng quan tâm tới những người làm việc trong bộ máy nhà nước trước hết là chế độ tuyển dụng nhân tài đề cao đạo đức người làm quan. Để chọn nhân tài nhà nước phong kiến Việt Nam đã áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng như: nhà vua đích thân đi tìm người hiền tài về cộng tác tại nước (tiến cử); bằng con đường tiến cử hoặc cầu hiền; bằng con đường khoa cử - đây là hình thức phổ biến nhất.
Ngay từ thời Lý (thế kỷ XI) vua Lý Nhân Tông năm Ất Mão (1075) mùa xuân tháng 2 xuống chiếu thi minh kinh bác sĩ và nho học tam thường; vào năm Thiên tư Gia Thụy thứ 10 (1195) đời Lý CaoTông bắt đầu mở thi tam giáo (Nho - Phật -Lão). Tuy nhiên đời Lý (1010-1225) chưa thật sự chú trọng đề cao khoa trường, con đường làm quan chủ yếu lấy tuyển cử làm trọng và thực hiện chế độ nhiệm tử- tức dùng con quan. Đến thời vua Lê Thánh Tơng thì khoa cử được đề cao. Đến triều của Minh Mạng (nhà Nguyễn) đã đặc biệt chú bý tới khoa cử và dần được nâng lên thành phương thức chính thống, phổ biến trong tồn nước để chọn nhân tài đã mở khoa thi Hương, thi Hội rồi thi Đình. Những người đỗ đạt đều được trọng dụng theo khả năng thực tế của từng nười; có học lực cao thì được bổ ngay, nhận chức cao và làm quan trong triều đình, nếu thi đỗ với học vị thấp hơn thì làm ở phủ, huyện.
Có thể nói chế độ tuyển dụng quan chức thời này dựa vào bằng cấp, phẩm chất chuyên môn của người được tuyển dụng. Năng lực của từng người sẽ quyết định vị trí của người đó trong bộ máy nhà nước, chức vụ tương đương với tài năng. Hình thức tuyển dụng quan lại thời phong kiến là những kinh nghiệm lịch sử vẫn còn nguyên giá trị ngày nay cần quan tâm chắt lọc biến thành những quy tắc pháp lý
làm cơ sở cho việc tuyển dụng sử dụng những người làm việc trong cơ quan nhà nước.
Đến thời Lê Sơ ta lại tìm ra được những kinh nghiệm lịch sử quý báu về cách thức tổ chức kỳ thi tuyển quan lại. Cụ thể để tìm nhân tài cho đất nước và loại trừ các hành vi tham nhũng trong kỳ thi, việc tổ chức thi cử dưới thời Lê Sơ diễn ra rất nghiêm túc, chặt chẽ. Luật mà nhà Lê quy định và xử lý nghiêm các hành vi gian lận trong khi thi hay mượn người thi hộ. Ai tự nhiên vào cửa trường thi để đi thi thay cho người khác thì bị xử tội đồ, suốt đời khơng được đi thi và không được bổ dụng. Giám sát trường thi không cho sĩ tử mang sách vở vào trường thi15. Để đảm bảo khách quan trong đánh giá kết quả thi pháp luật nghiêm cấm sao chép đánh tráo bài làm của thí sinh và khơng được làm giám khảo nếu có quan hệ nhân thân với thí sinh16. Bộ Lại và Quốc Tử giám là những cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạt động đào tạo, tuyển dụng nhân tài bằng khoa cử. Để đảm bảo công bằng khách quan tránh tiêu cực trong thi cử hoạt động của những cơ quan này vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu sự giám sát của Bộ Lễ và Lại Khoa. Lại Khoa được nhà vua giao phó việc kiểm tra hoạt động thi cử, tuyển dụng nếu phát hiện những biểu hiện gian lận tiêu cực thì Lại Khoa có quyền chất vấn Bộ Lại, đồng thời báo cáo và tham mưu tư vấn cho nhà vua biện pháp xử lý.
Hình thức tuyển dụng quan lại bằng khoa cử thời Lê Sơ có nhiều điểm tích cực đó là đánh giá đúng năng lực của người làm quan theo những tiêu chí cụ thể, thống nhất, khách quan, cơng bằng tránh được tình trạng kết bè, kéo cánh quan lại được đào tạo quy củ, loại bỏ những người khơng đủ điều kiện làm quan. Tính khách quan trong việc tuyển dụng quan lại một mặt thúc đẩy mọi người trong xã hội học tập đồng thời triệt tiêu những điều kiện nhằm lợi dụng việc coi thi chấm thi để nhũng nhiễu. Phan Huy Trú ca ngợi: “Khoa cử các đời thịnh nhất là thời Hồng Đức”17
.
Trong tư tưởng của mình về tuyển dụng cán bộ, cơng chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu quyết định.
Trong Sắc lệnh số 188/SL năm 1948 và số 76/SL năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nêu cụ thể các mơn thi vào biên chế Nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực
15 Điều 3 và Điều 5 Chương Vi Chế, Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, H.1991, tr.66. 16 Điều 2 Chương Vi Chế, Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, H.1991, tr.66.
17
khác nhau như lĩnh vực chính trị, lĩnh vực pháp luật, lĩnh vực địa lý, lĩnh vực lịch sử, thi ngoại ngữ.
Qua Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác hình mẫu của người cán bộ và cơng tác tuyển dụng cán bộ, công chức ta thấy rằng bất kỳ một thời kỳ nào, một giai đoạn nào cơng tác tuyển dụng cũng vơ cùng quan trọng, nó quyết định vận mệnh và sự phát triển của đất nước, một nền hành chính trong sạch với những con người tài đức sẽ là cái căn bản để đất nước lớn mạnh.
Tóm lại, dưới bất kỳ thời kỳ nào, một Nhà nước nào thì đội ngũ cán bộ, cơng chức ln chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng, công tác tuyển dụng luôn được quan tâm, đặc biệt là thi tuyển. Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử vấn đề thi tuyển cán bộ, công chức đã cho thấy sự phát triển, tiến bộ và đi lên của công tác thi tuyển qua các thời kỳ, dù trong thời kỳ phong kiến hay thời đại phát triển công tác thi tuyển luôn phát huy vai trị của mình.