Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

2.1. Phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con

2.1.1. Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc

không dùng để kinh doanh

Pháp luật quy định cha mẹ được quyền quản lý tài sản riêng của con đồng thời trao cả quyền định đoạt tài sản. Hai quyền này khơng thể tách rời nhau, ngược lại, cịn bổ sung cho nhau giúp cha mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của con một cách đầy đủ. “Khi con dưới 15 tuổi có tài sản riêng do cha, mẹ quản lý thì cha mẹ được quyền định đoạt tài sản đó. Hai quyền quản lý và định đoạt của cha, mẹ với khối tài sản của con thực chất xét cho cùng gắn liền với nhau để thỏa mãn một mục đích cuối cùng là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của con”8. Quy định này là cần thiết, vì cha mẹ ni con từ lúc sinh ra cho đến khi con đủ 15 tuổi là cả một quá trình dài, trong thời gian này để đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, khám chữa bệnh, học tập, vui chơi, giải trí của con phải tốn nhiều chi phí. Khoản 1 Điều 77 Luật HNGĐ đã quy định: “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Vậy, con dưới 15 tuổi có tài sản riêng khơng phân biệt tài sản là động sản

8

hay bất động sản, cha mẹ được quyền định đoạt tài sản của con nhưng với điều kiện phải vì lợi ích của con và nếu con từ 9 tuổi trở lên cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.

Quyền của cha mẹ định đoạt tài sản riêng là động sản của con từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật HNGĐ. Theo đó, “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”. Có thể hiểu, cha mẹ không được tham gia vào việc định đoạt tài sản riêng của con đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Thực tế, có những trường hợp bất động sản có giá trị nhỏ hơn tài sản là tiền mặt mà con đang sở hữu nhưng cha mẹ chỉ được quyền tham gia ý kiến vào giao dịch bất động sản của con. Ví dụ: Em A 16 tuổi được thừa kế tài sản do ông bà chết để lại số tiền hai trăm triệu đồng đang gửi Ngân hàng và quyền sử dụng một mảnh đất 50m2 trị giá một trăm triệu đồng. Trước khi chết ông bà lập di chúc với ý nguyện sau này A kết hôn sẽ cất nhà ở trên mảnh đất này. Ở tuổi vừa mới lớn A ham chơi, sẵn có tiền gửi Ngân hàng A rút ra tiêu xài hoang phí, cha mẹ khơng ngăn cản được con rút tiền có giới hạn hoặc khi rút tiền phải có sự đồng ý của bố mẹ nên nhờ pháp luật can thiệp, căn cứ khoản 2 Điều 77 Luật HNGĐ yêu cầu của cha mẹ không được giải quyết. Trong khi đó quyền sử dụng mảnh đất trị giá một trăm triệu đồng thấp hơn số tiền mà A đang sở hữu quyền sử dụng pháp luật lại quy định khi A muốn định đoạt phải có sự đồng ý của cha mẹ, điều này thể hiện quy định trên không phù hợp.

Kiến nghị:

Từ phân tích trên, tác giả kiến nghị Nghị định 126 hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 77 Luật HNGĐ sửa đổi theo hướng: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản và động sản có

giá trị lớn. Đối với khu vực miền núi, hải đảo con được định đoạt tài sản là động sản trị giá đến 20 triệu đồng, khu vực thành thị đến 40 triệu đồng; tài sản giá trị vượt mức con muốn định đoạt hoặc dùng để kinh doanh phải có sự đồng ý bằng văn

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)